Những phẩm chất đặc biệt của Samurai

Totoro

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
17/12/2011
Bài viết
5.437
Nếu Ninja được coi như ánh trăng khuyết, lúc ẩn lúc hiện, thì Samurai giống như những tia nắng rực đỏ của Mặt Trời, luôn đường đường chính chính trong mọi sự việc.

1. Samurai mổ bụng để bảo vệ khí tiết


1-1-1376878404_500x0.jpg

Các Samurai đều biết rõ quy tắc võ sĩ đạo để bảo vệ danh dự. Một trong những quy tắc nổi tiếng đó là luật tự mổ bụng Seppuku (còn gọi là Harakiri). Theo quan niệm của Samurai, bụng là nơi chứa linh hồn mình vì thế khi danh dự bị xúc phạm, khi gây ra tội lỗi tày đình, khi rơi vào tay giặc hay ngay cả khi muốn chứng minh mình trong sạch, muốn tỏ rõ sự trung thành, họ sẵn sàng nhận lấy cái chết bằng hình thức tàn khốc ấy.

2. Những chiến binh quả cảm

1-1376878404_500x0.jpg

Trong những nghiên cứu về Võ gậy và Võ đạo Nhật Bản, Samurai là những chiến binh dũng cảm như bao chiến binh khác trên chiến trường. Họ chiến đấu hết mình và chỉ lui về khi trên mình mang đầy thương tích.

Võ sĩ Samurai rất coi trọng nguyên tắc, họ không bao giờ sử dụng những thủ đoạn bỉ ổi hay lén lút để hạ gục đối phương, họ cũng không có thói quen rình rập, núp trong nhà đối phương hay tấn công bất ngờ từ phía sau.

3. Thanh kiếm - vật bất ly thân của Samurai

2-1376878405_500x0.jpg

Thanh kiếm lưỡi sắc lẹm không tì vết Katana là linh hồn của các võ sĩ Samurai. Và phải là một Samurai xuất chúng mới có thể mang thanh kiếm cao quý này bên mình. Katana được các Samurai truyền từ đời này sang đời khác, chúng là những tác phẩm tinh luyện của các nghệ nhân thời phong kiến ở Nhật Bản, và là tài sản đắt đỏ nhất của các Samurai. Ngoài Katana, Samurai cũng thường sử dụng các loại vũ khí khác như dao ngắn, pháo để chiến đấu. Trong những trận đấu lớn thì họ sử dụng mũi tên và giáo dài Yari.

4. Không phải Samurai nào cũng trung thành với chủ

3-1376878405_500x0.jpg

Mặc dù được gắn với quy tắc Võ sĩ đạo, trên thực tế, Samurai vẫn có những người hèn nhát, phản bội chủ. Do những tranh chấp nội bộ và đem trao lòng trung thành cho người khác mà số ít các Samurai không tuyệt đối trung thành và tuân theo phép tắc như vốn nghĩ. Lịch sử có ghi chép lại trường hợp một võ tướng Samurai tên là Akechi Mitshuide (1528 – 1582) phản bội lại lãnh chúa Oda Nobunaga (1534 – 1582), gây nên cái chết của vị lãnh chúa này và vợ tại ngôi chùa Honno.

5. Số lượng võ sĩ Samurai không nhiều

4-1376878405_500x0.jpg

Ninja và Samurai được coi là hai trường phái tồn tại song song, có ảnh hưởng nhất định đến quá trình hình thành và suy tàn của các triều đại Nhật hoàng thời trung cổ. Theo một số liệu từ cuộc khảo sát toàn diện đầu tiên trong thời đại Minh Trị (1868 – 1912), các Samurai chỉ chiếm 7% dân số Nhật Bản thời bấy giờ (có 1.774.000 Samurai trên tổng số dân 25 triệu dân). Hiện nay, vẫn có những Samurai "nhà nòi" trong dòng dõi võ sĩ thời xưa ở Nhật.

6. Samurai là những người nhân từ?

5-1376878405_500x0.jpg

Trong các tài liệu sử chép, Samurai được miêu tả như những võ sĩ ý chí vững vàng và rất công bằng, phân minh. Họ thường được ưu ái cho giữ những chức vị cao trong triều đình và được kính nể như những người hùng bảo vệ dân nghèo. Tuy nhiên, trên thực tế, Samurai là thuộc hạ thân tín của các lãnh chúa, họ chuyên là người đi thu sưu, thuế của dân thường. Họ có thể thẳng tay giết chết một thường dân nếu bị xúc phạm và thường là nỗi sợ hãi của dân chúng Nhật Bản thời phong kiến. Thậm chí, Samurai còn sẵn sàng giết một mạng người nhằm chỉ muốn thử lưỡi gươm mình có sắc bén hay không. Điều này khác hẳn với nguyên tắc làm việc của Ninja là không bao giờ giết trẻ con và phụ nữ vô tội.

7. Samurai mai một khả năng chiến đấu

7-1376878406_500x0.jpg

Sau khi thống nhất năm 1603, Nhật Bản bước vào thời kỳ Edo (1603 – 1868), thời kỳ hòa bình và tái thiết đất nước. Vai trò chiến đấu của các võ sĩ Samurai phai nhạt dần. Họ lui về để trở thành những học giả, quan chức, quản trị viên hoặc sống an nhàn hơn là chiến đấu như những chiến binh thời Chiến Quốc. Từ đó, họ mất đi khả năng quân sự, vũ khí của họ là những thanh đoản kiếm Wakizashi và bảo kiếm Kanata dần trở thành những biểu tượng được cất giữ và lau chùi cẩn thận hơn.

Theo Ione
 
×
Quay lại
Top