Những nữ sinh không hối hận khi sinh ra trong nghèo khó

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Không cho rằng sinh ra trong nghèo khó là bất hạnh, với nhiều nữ sinh, việc tự lập, gánh đỡ những lo lắng của mẹ cha trong cuộc sống thường ngày còn là niềm hạnh phúc.

663529-nsinhok-1.jpg
Nghèo hay giàu đâu quan trọng, nếu của cải không do tự mình làm ra? – SV Nguyễn Hoài Thu – ĐH Thăng Long, Hà Nội.
Tiền do mình làm ra mới đáng quý

Nhìn mẹ tất tả thức khuya dậy sớm với gánh hàng ăn sáng, bất kể ngày nắng, ngày mưa, ngày đau ốm cũng không nghỉ, Nguyễn Hoài Thu (SV năm 3 – ĐH Thăng Long) thấy lòng nặng trĩu. Em chỉ ước mình mau lớn khôn, mau ra trường, đi làm có tiền mua một ngôi nhà nhỏ, chu cấp cho bố mẹ an hưởng tuổi già.

Ước mơ ấy không dễ nói thành lời...

Thu thương bố mẹ đã có tuổi, cả đời vất vả, lương hưu không có, lúc tuổi già vẫn phải lo lắng, dồn hết tiền bạc cho hai chị em Thu ăn học. Thu sợ khi trái gió trở trời, lỡ bố mẹ đau ốm, không biết cả nhà em sẽ xoay sở thế nào. “Cho nên em tự nhủ, mình phải sớm tự lập để đỡ đần bố mẹ”– Thu tâm sự.

Ý nghĩ ấy thôi thúc cô bé, từ khi học lớp 9 đã bắt đầu đi làm thêm. Nhờ có người hàng xóm gần nhà giới thiệu, Thu nhận làm bìa nilon bọc sách để kiếm tiền. Ba tháng hè miệt mài làm việc, Thu kiếm được khoảng 8 triệu đồng – số tiền “lớn bất ngờ” khiến cô bé hiểu được niềm vui lao động, niềm vui làm ra tiền từ rất sớm.Đến nay, khi đang là SV năm thứ 3 ĐH Thăng Long, Thu đã có “thâm niên” đi làm tới 4–5 năm. Đối với em, việc làm thêm cũng là một phần trách nhiệm để san sẻ gánh nặng kinh tế với gia đình, “học cách sống tự lập, đối mặt với những khó khăn”.

Thu nhớ mãi cảm giác hạnh phúc của lần đầu tiên nhận lương, em đã đưa toàn bộ tiền cho mẹ: “Số tiền ấy đủ đóng tiền đầu năm, sắm sửa đồ dùng học tập cho em, còn mua được một chiếc tủ lạnh nhỏ để mẹ làm hàng cho tiện. Bố mẹ em vui lắm, bản thân em cũng tự thấy mình đã có được một thành công nhỏ trong đời”.

Vào ĐH, Thu càng chăm chỉ làm thêm dù lịch học ở trường của em hầu như kín mít. Ngày nào cũng quay cuồng với lịch học cả ngày, lịch dạy thêm buổi tối, cô nữ sinh bé nhỏ chẳng còn đâu thời gian để tụ tập đi chơi với bạn bè. Thế nhưng, Thu không cho đó là vấn đề. Những lúc mệt mỏi hoặc chán nản, nghĩ về mẹ, về bố, về hạnh phúc đơn sơ của gia đình mình, Thu lại thấy nhẹ lòng.Em chia sẻ: “Thỉnh thoảng mẹ hay hỏi đùa “có hối hận sinh ra vào nhà nghèo không con?”, em chỉ biết cười thôi. Em nghĩ, nghèo hay giàu đâu quan trọng, nếu của cải không do tự mình làm ra? Đồng tiền mình tự làm ra thì mới là đáng quí”. Có lẽ, ít người trẻ thấm thía được điều giản dị này như Thu, nếu không phải được mài giũa, trui rèn từ trong gian khó.

Vì “cuộc đời này tươi đẹp lắm”


Không cho rằng tự lập là “gánh nặng”, với nữ sinh Nguyễn Thị Minh Hồng (Yên Lạc, Vĩnh Phúc), tự lập còn là niềm vui, là sự sẻ chia với cha mẹ, người thân để thấy cuộc đời còn nhiều điều tốt đẹp.

663529-20121119110410-anh2.jpg
Nụ cười hồn nhiên, vô tư của nữ sinh Nguyễn Thị Minh Hồng.

Sinh ra trong gia đình thuần nông có tới 5 người con, Hồng tâm sự rằng tuổi ấu thơ em sớm nếm trải vị nghèo khó. Nghèo - khổ đến nỗi, chỉ cần thoáng nghĩ tới những vất vả của gia đình, của bố mẹ, Hồng đã nghẹn ngào nước mắt.

Thương bố mẹ, thương đàn em nhỏ, ngay từ thời cấp 3, Hồng đã ao ước nếu sau này đỗ ĐH, việc đầu tiên là đi tìm việc làm thêm với suy nghĩ: “Công việc dù gian khổ đến đâu em cũng sẽ chấp thuận, miễn là có việc, kiếm ra tiền phụ giúp gia đình

Hồi tưởng lại những ngày mới chân ướt chân ráo vào ĐH đã lao đi làm thêm, Hồng không khỏi “khâm phục” tinh thần hăng hái và sức khỏe của chính mình. Có những ngày vừa phải đi trông trẻ buổi sáng, đi học buổi chiều và gia sư buổi tối, em quay mòng mòng giữa những chuyến xe buýt.

Nhiều hôm may mắn mượn được xe đạp của bạn, vừa tan học cô bé lại đạp xe hộc tốc đi làm. Rồi sau đó, lại hộc tốc đạp xe về ký túc vì sợ muộn, đường xa nguy hiểm. Bạn bè, thậm chí các thầy cô quản lý KTX không ít người đã “quen mặt".

Thành quả của những nỗ lực ấy là, Hồng hoàn toàn tự chủ được tài chính cho mình, thậm chí, em còn có thể tiết kiệm gửi về biếu mẹ chút ít. Hồng tâm sự: “Nhiều khi nghĩ ngợi vẩn vơ, em cũng lo sợ sau này ra trường liệu có tìm được việc làm ngay? Liệu có phụ được bố nuôi các em ăn học sau này?... Nhưng rồi em nghĩ tới bố mẹ, lúc nào cũng vui vẻ sống dù khó khăn vẫn chồng chất khó khăn . Em thấy cuộc đời này tươi đẹp lắm, chẳng có gì đáng để u uất cả!”
Theo Vietnamnet
 
cái tiêu đề giống như xem nghèo khó là tội lỗi là xấu xa hay sao mà phải hối hận với ko hối hận, nên đổi lại cái tựa đề thì hay hơn:KSV@07:
 
×
Quay lại
Top