Những nỗi ám ảnh teen phải đối diện ở trường học

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Bạn đang là học sinh ,hàng ngày đến trường học tập . Bạn vui khi có thể học hỏi thêm nhiều điều mới , tuy vậy cũng phải chịu một số áp lực mà một số yếu tố mang lại . Hãy check xem bạn đang chịu những áp lực nào và bình tĩnh tìm cách giải quyết nhé !

Áp lực thi cử và điểm số

Chúng ta thường được nghe rằng: “điểm số không quan trọng, kiến thức mới quan trọng” điều đó đúng trong cuộc sống, còn ở trường học teen luôn luôn phải chịu những áp lực về điểm số. Mỗi khi tới mùa thi, điểm số đã trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của teen. Mỗi teen được phát một đề cương toán-lý-hóa với hàng trăm bài từ dễ đến khó. Ba môn văn-sử-địa còn kinh hoàng hơn với đề cương dày hơn cả cuốn sách giáo khoa mà teen học trong cả kỳ. Chưa kể đến các môn Sinh, Giáo dục công dân, ngoại ngữ…với nội dung kiến thức trải dài từ đầu năm cho tới lúc thi. Đối mặt với “biển” kiến thức teen chọn cách đi học thêm. Một ngày có 24 tiếng mà có teen học tới 4 ca, ra khỏi nhà lúc 6h sáng mà đến tận 10 giờ đêm mới về được nhà.

KenhSinhVien-nhung-noi-am-anh-teen-phai-doi-dien-o-truong-hoc.jpg

Phụ huynh, thầy cô thường rất xem trọng thi cử và điểm số mà không quan tâm rằng teen đang cuống cuồng bơi trong biển kiến thức và có nguy cơ sắp chết đuối. Thầy cô nào cũng cho rằng môn mình dạy là quan trọng, ép teen học và làm cả núi bài tập. Phụ huynh không xen vào việc học của teen nhưng lại trông vào điểm số để đánh giá. Teen thức khuya, dậy sớm để cày bài, để đối phó với áp lực thi cử, thầy cô và cả phụ huynh. Tâm lý ganh đua điểm số, áp lực học tập nặng nề khiến teen luôn rơi vào trạng thái stress. Áp lực thi cử và điểm số đã trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng khiến teen đau đầu, hoa mắt, chóng mặt…thậm chí đột quỵ bất ngờ.

Những trò đùa vô tâm

Sống trong một tập thể nếu teen làm sai, xấu tính…chắc chắn sẽ bị mọi người cô lập và không thể hòa nhập. Tuy nhiên, nếu teen đã nỗ lực thay đổi nhưng không được chấp nhận thì việc đến lớp sẽ trở thành cơn ác mộng. P.Anh, một người bạn của tôi chia sẻ: “Trước khi chuyển lớp mình không nghĩ rằng béo là một vấn đề, dường như mình trở thành tâm điểm để mọi người đùa giỡn. Họ thường gọi mình là béo, mập,…thậm chí là heo, lợn,..bất kể cái tên gì họ nghĩ là phù hợp với ngoại hình của mình. Mình thích một bạn trai trong lớp, tất nhiên mình không dám bày tỏ, chỉ lén lút tặng quà cho cậu ta, không hiểu sao cậu ta biết, ném trả gói quà vì sợ mất mặt. Lớp học trở thành nỗi ám ảnh, mình giảm cân điên cuồng đến mức phải nhập viện, ra viện mình lập tức chuyển lớp”.

Teen dường như rất vô tâm khi đem những vấn đề về ngoại hình, giới tính… hay những khuyết điểm của bạn bè mình để cười cợt mà không biết rằng đã gây cho họ những tổn thương nặng nề.

KenhSinhVien-thittotnghiep-6803b.jpg


Ảnh minh họa.

“Thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”

Những lời chọc ghẹo khiến teen tổn thương về tâm lý nhưng chưa khủng khiếp bằng những trận đòn dã man mà teen nhận từ bạn bè mình. Có teen đến trường mà phải trốn chui chốn lủi vì sợ bị đánh, sáng đi thật sớm, tối về thật muộn nhưng gần như hôm nào trên người ít nhất cũng xuất hiện vài vết thâm. Tr chia sẻ:“Mình đã từng bị cô bạn trong lớp bạt tai và nhận vài trận đòn từ chị của cô ta chỉ vì bạn trai của cô ta liếc mình một cái”.

Vì những lý do rất cỏn con mà teen sẵn sàng “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với bạn mình. Thời gian qua, không ít những clip bạo hành học đường đăng tải trên mạng khiến nhiều người phẫn nộ. Nhà trường can thiệp, phụ huynh bảo vệ, xã hội lên án kịch liệt nhưng dường như bạo lực học đường vẫn là vấn đề nhức nhối và trở thành nỗi ám ảnh của teen.

Đi học là quyền lợi của tất cả mọi người nhưng kèm theo đó là vô số áp lực. Vì vậy, thay vì những cho đùa vô tâm, trận đòn dã man,… teen hãy đối xử thật tốt với bạn mình nhé. Nếu cảm thấy quá stress teen hãy chia sẻ với bố mẹ, thầy cô,… chúng ta có quyền được nói lên suy nghĩ của riêng mình.

Theo Kenh14
 
Mình thấy học sinh Việt Nam bị áp lực học tập rất nhiều, ngoài thời gian học trên lớp các em còn phải tham gia những lớp học thêm, nâng cao và hầu như không có thời gian giải trí. Những áp lực về tinh thần từ học tập và các bậc sinh thành rất dễ làm tổn thương con nhỏ, bởi vì các em vẫn đang trong giai đoạn phát triển.

Hi vọng sau khi đọc được bài viết này, các bậc sinh thành sẽ có những hướng đi và giáo dục con phù hợp hơn!
 
×
Quay lại
Top