Những nguy cơ bệnh nào đang nấp trong phòng ngủ

nhipcautre0904

Keep moving forward
Thành viên thân thiết
Tham gia
6/3/2012
Bài viết
4.114
Phòng ngủ là không gian riêng êm ái, thoải mái và dễ chịu nhất của bạn sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi. Nhưng phòng ngủ cũng có thể làm bạn mắc bệnh.

Hãy xem xét tỉ mỉ lại những nguy cơ bệnh tật có thể đang giấu mặt trong phòng ngủ.

1. Gối
Sau một ngày dài, bạn có thể thở phào nhẹ nhõm khi ngả đầu vào gối để đánh một giấc thật đã. Thật không may, gối lại ẩn chứa nhiều nguy cơ cho sức khỏe như vi khuẩn, bào tử nấm mốc và bụi, có thể dẫn đến các triệu chứng dị ứng như viêm họng, đau đầu và nghẹt mũi. Gối cần được thay ít nhất mỗi năm một lần. Bạn cũng nên sử dụng bao gối chống dị ứng và thay áo gối vài ngày một lần.

543346381-boys-legs-on-sofa-gettyimages.jpg


Nếu bạn đau đầu, cứng cổ hoặc đau vai vào buổi sáng, bạn cũng có thể đổ lỗi cho gối. Theo thời gian, gối mất hình dạng ban đầu, làm đầu của bạn không thẳng hàng với cột sống. Nếu gối không trở lại hình dạng ban đầu của nó sau khi gấp đôi lại có một vết lõm trên gối ngay vị trí của đầu bạn thì bạn cần thay một chiếc gối mới.

2. Cây
Đất ẩm trong chậu trồng cây có thể sinh ra bào tử nấm mốc gây các triệu chứng dị ứng ở những người nhạy cảm với bệnh hen suyễn hoặc dị ứng trong không khí.

3. Thú cưng
Thú cưng rất cưng, nhưng không nên cho ngủ chung. Không chỉ làm bạn mất ngủ mà bộ lông của chúng còn có đầy đủ các chất gây dị ứng như lông, bụi, phấn hoa, bào tử nấm mốc và vi khuẩn...

155397713-family-sleeping-in-bed-with-dog-gettyimages.jpg


Hãy cho thú cưng ngủ riêng, vì giấc ngủ ngon và cả vì sức khỏe của bạn nữa.

4. Nến
Nến thơm có thể giải phóng các hóa chất độc hại như benzen và toluen, mùi hương của nó cũng là một chất kích thích cho những người nhạy cảm với một số thành phần hóa học. Bạn có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách đốt sáp ong hoặc nến đậu nành, ngủ cách xa ngọn nến và để một cánh cửa sổ hé mở khi các cây nến đang cháy.

5. Chất tẩy rửa
Bạn muốn phòng ngủ của mình sạch bóng nhưng một số thành phần hóa học trong các chất tẩy rửa có thể gây kích ứng mắt, đường hô hấp hoặc làm bạn nhức đầu. Nên sử dụng những chất tẩy rửa tự nhiên hoặc tự làm để làm sạch phòng ngủ.

6. Cửa sổ
Nếu bạn cứ đóng cửa sổ suốt, bạn đang nhốt trong phòng một loạt các chất gây ô nhiễm, bao gồm cả bụi, phấn hoa, lông, vi khuẩn từ thảm, đồ nội thất và sơn, hóa chất từ đồ dùng trong nhà như keo xịt tóc, chất khử mùi và sơn móng tay... Không khí trong nhà ô nhiễm hơn ngoài trời từ 2-5 lần, do đó, hãy mở cửa sổ phòng ngủ để không khí trong lành lưu thông qua căn phòng của mình.

traditional-bedroom.jpg


7. Tấm nệm

Bạn dành một phần ba thời gian cuộc đời trên tấm nệm và nó có chứa vảy da, chất dịch cơ thể, bọ ve trong bụi, vi khuẩn, bụi bẩn... Nệm của bạn đòi hỏi phải thường xuyên làm sạch giống như phần còn lại của phòng ngủ của bạn. Bạn nên bảo vệ nệm với một lớp bảo vệ không thấm bụi, chất lỏng và các hạt nhỏ.
Nệm dùng trên 5 năm có xu hướng chùng xuống có thể làm bạn mỏi lưng, đau lưng và các triệu chứng cột sống khác. Nên thay nệm mới mỗi 5-10 năm để có giấc ngủ ngon lành.

Webtretho​
 
×
Quay lại
Top