Những mật mã chưa có lời giải

ngominhquynh

If you rest, you rust
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2013
Bài viết
1.764
Cho đến giai đoạn lịch sử cận đại, chữ viết của người Ai Cập cổ đại vẫn là một bí ẩn đối với loài người. Cuối cùng, với sự trợ giúp của viên đá Rosetta, Jean-Francois Champollion đã có thể giải mã bí mật văn tự cổ. Tuy nhiên, còn nhiều mật mã vẫn chưa có lời giải.

Đĩa Phaistos: đĩa Phaistos là một ví dụ về chữ viết tượng hình của người Crete. Chiếc đĩa này được phát hiện năm 1903 tại một căn phòng nhỏ gần kho lưu trữ của cung điện trên đảo Crete, cách Địa Trung Hải 5km. Chiếc đĩa cổ này được phát hiện cùng vô số đồ gốm có niên đại khoảng năm 1600-1700 trước Công nguyên. Cả vương quốc Crete đã bị chôn vùi dưới đáy biển sau một trận động đất. Trên cả hai mặt của chiếc đĩa là chữ tượng hình được sắp xếp theo hình xoáy trôn ốc. Một số nhà khoa học cho rằng đây là một bản thánh ca, số khác thì gợi ý đây có thể là danh sách binh si, còn gần đây lại có ý kiến cho rằng đây là một sắc lệnh của nhà vua bằng ngôn ngữ Hittic.


9eaDiaPhaistos.JPG


Bản thảo Voynich: Bản thảo này có độ tuổi ít nhất là 400 năm, dày 232 trang và được viết bằng một ngôn ngữ bí mật. Trong cuốn sách có hình vẽ của nhiều loài thực vật lạ mà chúng ta vẫn chưa thể nhận biết đó là loài cây gì, một số công thức thảo dược và hình vẽ người rất ngộ nghĩnh. Bản thảo này trông không giống với bất kỳ một bản thảo nào khác từng tồn tại. Bản thảo Voynich đã trở thành chủ đề nghiên cứu của nhiều nhà mật mã học chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư, trong đó có nhiều nhà giải mã học tiếng tăm của Anh quốc và Mỹ thời Thế chiến II. Thế nhưng không một ai trong số họ có thể giải mã dù chỉ là một từ đơn lẻ trong cuốn sách này.


266BanthaoVoynich.JPG


Linear A là một trong hai bộ ngôn ngữ của người Crete cổ. Văn tự cổ này do Arthur Evans, nhà khảo cổ học người Anh tìm ra và đặt tên. Linear B ngôn ngữ dùng tại Vương quốc Micenae của người Hy Lạp cổ đại được Michael Ventris, kiến trúc sư người Anh giải mã năm 1952. Mặc dù Linear A chưa được giải mã hoàn toàn, nhưng người ta có thể phần nào hiểu được nội dung của nó thông qua các giá trị của Linear B.


LinearA.JPG


Mật mã Dorabella: Ngoài để lại cho đời tác phẩm Biến Thể Enigma nổi tiếng, nhà soạn nhạc Elgar người Anh còn là người đam mê các mật mã. Mật mã Dorabella của ông cho tới nay vẫn còn là một bí ẩn đối với chúng ta. Ngày 14/7/1897, Elgar gửi cho tiểu thư Dora Penny một lá thư.Bức mật mã này gồm 87 ký tự chia làm 3 dòng, có vẻ như được tạo thành từ một bảng chữ cái gồm 24 biểu tượng, mỗi biểu tượng gồm 1, 2 hoặc 3 hình bán khuyên, xoay theo một trong 8 hướng. Đây là một mật mã mà cho tới nay, nhiều người đã lao vào giải mã nhưng vẫn chưa mang lại kết quả.
 
nhờ chuyên gia Robert Langdon
trong 1p = 60' = 3600" sẽ tìm ra ngay ấy mà
:))
 
×
Quay lại
Top