NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP CỦA DU HỌC SINH

Chintran1259

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
16/5/2017
Bài viết
52
Foreign-Students-300x162.png




“Du học” – cụm từ không còn mấy xa lạ với thế hệ trẻ Việt Nam trong môi trường hội nhập hiện nay. Hầu hết ai cũng cũng có mong ước một lần trong đời được học ở nước ngoài, được tiếp cận nền giáo dục tiên tiến, kết bạn với người ngoại quốc và nhìn ngắm đó đây thế giới. Thế nhưng, đó chỉ là bề nổi mọi người nghĩ tới ban đầu khi nhắc đến từ “Du học”, thực tế các du học sinh phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách khi ở xứ người, đặc biệt là trong quá trình học tập.

Các du học sinh tương lai hãy cùng ULI tìm hiểu trước về những khó khăn mình sẽ gặp để có sự chuẩn bị tốt nhất khi học tập ở nước ngoài nhé!



NGHE GIẢNG BÀI NHƯ “VỊT NGHE SẤM”

listen-300x200.jpg




Phần lớn các du học sinh thừa nhận cho dù trình độ tiếng Anh đã khá giỏi, điểm số IELTS/ TOEFL đạt chuẩn, nhưng các bạn vẫn gặp khó khăn trong việc nghe hiểu nội dung bài giảng trên lớp. Hầu hết các bạn thường mất một thời gian khá lâu để hiểu được giảng viên đang nói gì, có bạn còn rơi vào tình trạng “vịt nghe sấm” mặc dù tiếng Anh giao tiếp của các bạn hoàn toàn khá.

Vì sao lại vậy? Đơn giản vì cách trình bày và diễn đạt của các giảng viên nước ngoài khác xa với giảng viên Việt Nam. Hơn nữa, hiểu được từng từ giảng viên nói chưa chắc có thể nắm được ý chính giảng viên muốn truyền đạt. Tình trạng này thường xảy ra vào thời gian đầu khi mới nhập học, khi đi học thường xuyên hơn khả năng nghe hiểu sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, có những trường hợp vì một hai buổi đầu tiên không hiểu được bài giảng mà dẫn đến sự nản lỏng và bỏ học.

Cách khắc phục tình trạng này là du học sinh nên đọc trước sách và các slide bài giảng sẽ được học, tìm ra ý chính và quen thuộc với các từ vựng chuyên ngành. Bên cạnh đó, sinh viên cũng có thể thu âm lại lời giảng để sau tiết học nghe lại những điểm khó hiểu; hoặc chọn chỗ ngồi gần giảng viên để dễ dàng nghe được bài giảng. Ngoài ra, hãy kết bạn với người bản xứ để vừa thêm bạn vừa có thể nhờ bạn giảng lại những chỗ chưa hiểu.



ĐỌC, ĐỌC NỮA, ĐỌC MÃI… VẪN KHÔNG HIỂU

tired-1024x682-300x200.jpg




Việc học ở nước ngoài đòi hỏi du học sinh phải đọc và nghiên cứu thông tin từ khối lượng sách cực lớn. Các giảng viên nước ngoài thường chỉ tập trung giải thích những vấn đề chính và quan trọng ở lớp, trong khi đề thi và đề luận văn thường phân tích các vấn đề rộng hơn và không giới hạn. Vậy nên ngoài sách giáo khoa, du học sinh phải đọc thêm các sách tham khảo và sách báo mới có thể nâng cao kiến thức và điểm số.

Việc đọc sách là điểm yếu của sinh viên Việt Nam vì hầu hết học sinh vẫn chưa được luyện tâp thói quen đọc sách, nên điều này trở thành trở ngại rất lớn trong học tập khi sinh viên không thể đọc hết các tài liệu cần đọc cho tất cả các môn học.

Sinh viên nên luyện tập và tham khảo các kỹ năng đọc sách hiệu quả, như scanning & skimming, luyện đọc nhiều sách báo và tài liệu để dễ dàng nắm được ý chính mà không tốn quá nhiều thời gian.



KHÔNG BIẾT CÁCH TEAM WORK

teamwork-300x200.jpg




Không thể tránh khỏi các buổi làm việc nhóm, thảo luận chung ở các lớp học nước ngoài, thường thì du học sinh sẽ được phân chia theo “group” để bàn luận và làm bài tập theo các chủ đề. Sinh viên Việt Nam thời gian đầu hay bị bỡ ngỡ khi phải học chung với người khác, đa số các bạn thừa nhận bản thân bị “khớp”“ngại ngùng”, không dám nói lên ý kiến của mình: phần vì nhút nhát khi tiếp xúc với người nước ngoài, phần vì lo sợ vốn tiếng Anh không đủ, sợ sai khi nói chuyện, căng thẳng khi gặp những ý kiến phản bác, không dám bảo vệ luận điểm của mình. Những điều này dẫn đến trường hợp các bạn hay bị bỏ rơi và lạc lõng trong buổi học nhóm, dẫn đến nản lòng, bỏ cuộc và hùa theo với ý kiến của người khác.

Sinh viên có thể khắc phục bằng cách chăm chỉ luyện nói, chơi với các bạn ngoại quốc, tham gia các câu lạc bộ ở trường. Một khi các bạn tự tin vào vốn tiếng Anh và không còn cảm giác e ngại với người nước ngoài, các bạn sẽ tự tin để “raise your voice” và tỏa sáng trong nhóm của mình



LÚNG TÚNG KHI THUYẾT TRÌNH

presentation-300x200.jpg




Mặc dù đã đạt điểm IELTS khá cao và khả năng giao tiếp tiếng Anh trôi chảy, nhưng khi đứng trước lớp học và giảng đường đông đúc, nhiều du học sinh bày tỏ sự sợ hãi và lúng túng, không thể thực hiện hết phần thuyết trình của mình, quên những ý quan trọng, mất bình tĩnh khiến lời nói không có sức thuyết phục, đặc biệt, phát âm không đúng khiến nhiều người không hiểu được ý bạn muốn diễn đạt. Khi du học, cường độ của các buổi thuyết trình rất lớn, hầu như mỗi buổi học đều phải thuyết trình, sự căng thẳng khi lo lắng không thể làm tốt đã khiến nhiều sinh viên Việt Nam nản lòng và trốn học, bỏ tiết.

Tương tự như làm việc nhóm, du học sinh nên tham gia các câu lạc bộ ngoại khóa để xóa đi cảm giác e ngại, tự luyện tập trước gương để luyện phát âm chuẩn. Ngoài ra, sinh viên có thể diễn tập thuyết trình trước nhóm bạn của mình, nhờ các bạn nước ngoài sửa lỗi phát âm, câu chữ và điệu bộ.



VIẾT LUẬN VĂN KHÔNG CHUYÊN NGHIỆP

assignment-300x207.jpg




Khó khăn lớn nhất của du học sinh là viết assignment. Ở các trường quốc tế, ngoài các môn thi thì điểm luận văn chiếm khá cao và đỏi hỏi sinh viên phải phân tích cũng như hiểu tường tận vấn đề để hoàn thành bài. Tuy nhiên, mặc dù kiến thức thâm sâu nhưng khả năng viết yếu thì sinh viên cũng không thể diễn đạt tốt những gì mình muốn trình bày.

Một bài luận văn nước ngoài yêu cầu sinh viên phải có dẫn chứng (citation, reference); thế nhưng đây là điều còn rất xa lạ với sinh viên Việt Nam, và đa số trường hợp sinh viên bị điểm thấp vì thiếu references và citations – điều cực kỳ quan trọng trong nghiên cứu học tập ở nước ngoài. Hơn nữa, sinh viên không thể viết bài luận theo lối văn nói với các câu chữ thiếu tính chuyên nghiệp và học thuật, bài viết của sinh viên sẽ trở nên “con nít”, “lủng củng” và không đủ tầm để đạt được điểm cao. Có thể bạn có ý tưởng, nhưng không biết cách trình bày sẽ hạ thấp điểm số của bạn.

Cách khắc phục ở đây là HÃY ĐỌC NHIỀU và VIẾT NHIỀU. Khi đọc sách nhiều, sinh viên sẽ học hỏi và nắm bắt được cách dùng từ ngữ để diễn đạt lối văn nói một cách học thuật. Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ tham khảo được cách reference và citation đúng đắn cho bài làm của mình.



Trên đây là tổng hợp những khó khăn trong học tập mà bất kỳ du học sinh nào cũng phải đối mặt, dù là bạn đã giỏi tiếng Anh hay chỉ chập chững. Khắc phục những điều trên đây không hề khó, chủ yếu là phải có quyết tâm.

IELTS hay TOEFL là tiêu chuẩn bước đầu để giúp các bạn bước chân vào trường Đại học nước ngoài, nhưng đừng ỷ lại điểm số đã đạt chuẩn mà bạn lơ là luyện tiếng Anh, vì mọi thứ sẽ còn khác nữa khi bạn chính thức vào học.



Tham khảo giải pháp mới để vừa đạt tiêu chuẩn nhập học tại các trường Đại học Mỹ vừa hoàn thiện được tất cả các kỹ năng trên tại https:// uli.edu. vn
 
×
Quay lại
Top