Những khó khăn sinh viên phải tập làm quen

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Dường như việc hòa nhập và thích nghi với môi trường mới vẫn luôn là nổi khổ của nhiều sinh viên.

Hòa hợp ngôn ngữ

Như ta đã biết, đại học là nơi hội tụ nhiều vùng miền khác nhau nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi việc không thể nghe được bạn mình đang nói gì.

Các vùng như Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Nam… được nhiều bạn cho là ngôn ngữ khó nghe nhất. Những vùng này sử dụng nhiều tiếng lóng, tiếng địa phương nên phải lắng nghe chăm chú thì mới hiểu rõ được.

H.Quỳnh (ĐH Bách Khoa ĐN) cho hay: “Mình mới làm quen được một bạn ở Quảng Trị, tính tình bạn ấy khá là thân thiện nhưng khổ nổi mỗi lần bạn ấy nói nhanh thì mình tưởng tượng y như rằng tiếng của nước nào chứ không phải tiếng Việt. Phải mất một thời gian thì bạn ấy mới phát âm theo tiếng phổ thông”.

Rắc rối từ bạn cùng phòng

653605-121112hdsinhvien01-14293.jpg


Những vấn đề xoay quanh bạn cùng trọ luôn là một nổi băn khoăn mà hầu hết sinh viên đều mắc phải. Để tìm được một người bạn hợp tính với mình, cùng sống chung quả thật là điều không hề dễ dàng. Mỗi người mỗi tính nết và thật nguy hiểm nếu như vô tình sinh viên sống cùng với một người bạn trái tính hoàn toàn với mình, những mâu thuẩn sẽ nãy sinh từ những việc nhỏ nhặt nhất.

H.Lan (ĐH Kinh tế ĐN) tâm sự: “Không biết mình đã tìm biết bao nhiêu người ở chung với mình rồi mà suốt 2 năm trôi qua vẫn chưa có ai sống hợp với mình cả. Có lẽ mình hơi kỹ tính và sạch sẽ quá nên gây khó chịu. Biết sao được, thật khó để sửa cái tính này. Bây giờ thì mình chỉ còn cách sống một mình thì mới thấy thỏa mái được. Nhưng chi phí để sống một mình thì không hề rẻ đối với một sinh viên sống xa nhà như mình.”

Mối quan hệ bạn bè

Tình bạn trong môi trường đại học nhìn chung được nhiều bạn đánh giá là khó chơi với nhau. Hầu hết đều muốn chơi với những bạn đã từng quen biết cấp 3 hoặc cùng quê với mình. Vì những người bạn này thông thường rất hợp tính nhau, có thể nói rằng họ cùng chung một “gốc” nên dễ chơi với nhau hơn.

L.Hương (ĐH Ngoại Ngữ ĐN) cho biết: “Lớp mình có một nhóm bạn chơi thân với nhau nhưng hầu như nhóm đó toàn là dân Đà Nẵng với nhau. Tụi nó gần như tách biệt ra khỏi lớp, chỉ chơi với nhau mà thôi, đi đâu cũng có nhau và ít đi chơi với lớp hơn. Chính vì thế mà lớp mình rất ghét cái kiểu chơi không hòa đồng ấy.”

653605-121112hdsinhvien02-14293.jpg

Nhưng một bạn khác lại có ý kiến rằng: “Tìm thấy một người đồng hương với mình trên giảng đường thật sự rất vui, chơi với họ mình cảm thấy gần gũi, thân thuộc, được nói tiếng của quê mình mà không sợ ai chọc ghẹo. Chơi với họ đôi khi lại giúp cho mình đỡ nhớ quê nhà hơn.” - M.Chi (ĐH Ngoại ngữ).

Đau đầu vì những kỳ thi

Thực tế nhiều bạn cho rằng việc học đối với sinh viên rất nhàn hạ. Sinh viên chẳng cần phải ghi ghi chép chép chi nhiều, thích thì nghỉ học, thích thì đi học, đầu buổi điểm danh đi học, cuối buổi điểm danh mới mò vô, điểm danh xong là bùng học. Hết chơi bời, yêu đương, cá độ, mua sắm… thì đến khi nghe thông báo có kiểm tra lúc đó mới tất bật ôn thi trắng đêm.

Thi cử với mỗi sinh viên luôn là một nỗi ác mộng. Bởi đơn giản chơi nhiều học không bao nhiêu, gần thi mới chịu học bài lúc đó bài vở chất đống, kiến thức rất nhiều nhồi nhét không kịp. Nhiều bạn thấy tình hình ôn không kịp nên đành phó thác cho số mệnh, hên thì được bạn bày, còn xui thì rớt học lại. Tâm lý của sinh viên là rớt thì thôi, năm sau đăng ký học cải thiện.

H.Tuấn (ĐH Bách Khoa) chia sẻ: “Giai đoạn trước khi thi tầm 1, 2 tuần là mình bắt đầu cày trắng đêm, nhiều đêm gật gù ngủ lúc nào không hay. 1 tuần thi là mặt mũi mình xanh xao hốc hác. Mà nhiều môn quá đôi lúc làm mình nản, bỏ luôn. Thi xong rồi là tụi mình ăn chơi thả phanh, nhất là những năm 1, năm 2 mình hầu như không có khái niệm học hành đàng hoàng, sang năm 3 mình bắt đầu có chút ý thức nhưng số môn mình nợ vẫn cứ chồng chất. Mình sợ không khéo bị đuổi học, trường mình đuổi học lần vài trăm đứa nên với kiểu học sinh viên thế này làm mình rất lo lắng”.

Tạm kết

Bên cạnh những nỗi lo về cơm áo gạo tiền thì nhiều sinh viên vẫn gặp nhiều rắc rối xung quanh các mối quan hệ và trong cả việc học tập. Cuộc sống sinh viên rất thú vị và nhiều điều mới mẻ, dù có khó khăn thế nào đi nữa thì mỗi sinh viên không nên từ bỏ con đường học tập của mình.

Theo Kenh14
 
Ơ hình như sắp thi thì phải :KSV@13:... chả mấy mà hết năm, thời gian cứ trôi ... trôi ... mà ko biết đọng được lại những gì? :D
 
×
Quay lại
Top