Những kênh phát thanh, truyền hình “made by” sinh viên

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Dù là SV nhưng các bạn đã xây dựng nên những kênh truyền hình, phát thanh có chương trình phát sóng đều đặn, nhận được phản hồi tích cực từ khán, thính giả. Lăng kính của người trẻ đã giúp Viet Voices hay Titô Radio… trở nên đầy màu sắc, trở thành “thương hiệu” đặc trưng.

Phản ánh hơi thở đời sống

Cuối năm 2012, video phỏng vấn đường phố đầu tiên của Tiếng nói Việt – Viet Voices, do nhóm sinh viên năm thứ ba, khoa Báo chí – Truyền thông, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) thực hiện, chính thức phát sóng.

Cách thể hiện mới lạ, sáng tạo và hơi thở thời sự của video đã nhanh chóng thu hút nhiều người theo dõi. Tính đến nay, thông qua các clip được phát hành hằng tuần, nhóm sinh viên đã và đang thực hiện rất tốt mục tiêu mà dự án đề ra: Thể hiện một phần suy nghĩ của người dân TP. HCM về tất cả những gì đang diễn ra trong đời sống.

Vũ Trường Chinh (thành viên của nhóm) cho biết, Viet Voices ra đời một cách rất tình cờ. Đó là khi các bạn được thầy giáo dạy môn Phỏng vấn giới thiệu về hình thức phỏng vấn Voxpop (phỏng vấn suy nghĩ, cảm xúc của người dân trên đường phố, công viên…).

kenh0809132-cdbd0.jpg

Những người làm nên thành công của kênh truyền hình tiếng Việt – Viet Voicce là những sinh viên khoa Báo chí – Truyền thông, trường ĐH KHXH NV TP.HCM

Thấy rằng đây là thể loại thú vị và mới mẻ tại Việt Nam, Viet Voices đã ra đời ngay sau đó với bộ máy nhân sự 8 người, gồm các sinh viên “máu lửa” và nhiệt tình nhất. Những đề tài “nóng bỏng tay”, gây xôn xao dư luận được nhóm xây dựng thành những tác phẩm của riêng mình: “Tiền có mua được y đức?”; “Hôn nhân đồng tính tại Việt Nam: Chấp nhận hay không?”; loạt clip Yêu khi trẻ (Phí hẹn hò; “Điên” khi yêu; Đe dọa, sát hại người yêu vì sao?)…

Lúc đầu, nhóm cũng chỉ định “làm thử cho biết” song càng ngày, những clip của nhóm lại càng giành được nhiều sự quan tâm của thầy cô, bạn bè, khán giả. Chính điều đó đã thôi thúc để các thành viên của Viet Voices nỗ lực đầu tư cho kênh truyền hình này.

Hiện nay, Viet Voices đang duy trì ổn định 2 kênh, với các clip phát sóng đều đặn. Kênh V7, chuyên lấy ý kiến của người dân về một vấn đề mang tính thời sự, nổi bật trong tuần, phát sóng 1 số/tuần, với khung giờ cố định là 21h thứ Bảy hằng tuần; kênh V24 chuyên lấy ý kiến của người dân về một sự kiện còn “nóng hổi” với mục tiêu: Trong vòng 24 giờ sau khi sự kiện diễn ra, Viet Voices sẽ sản xuất ngay một sản phẩm ghi nhận ý kiến người dân về sự kiện đó. Vì thế, thay vì phát sóng cố định như V7, các clip của V24 sẽ ra mắt bất cứ thời điểm nào, tùy theo độ nóng và phủ sóng của một sự kiện được nhiều người quan tâm.

Luôn chọn những đề tài nóng để tiến hành nên nhóm từng gặp phải không ít khó khăn: Chưa kịp phỏng vấn đã bị từ chối hoặc bị “xua như xua tà“. Tuy nhiên, cả nhóm thấy rằng, đây là những đặc thù nghề nghiệp rất phổ biến trong nghề báo nên thay vì buồn bã, chán nản, các thành viên trong nhóm luôn giữ được cho bản thân sự nhiệt tình, năng nổ.

Từ ngày tham gia vào Viet Voices, hầu hết các thành viên đều vun đắp cho mình nhiều kinh nghiệm và bài học quý giá. Đó là cách tư duy đề tài, nhìn nhận vấn đề đa chiều hơn, biết cách nhường nhịn và tôn trọng ý kiến người khác, bạo dạn hơn trong việc tiếp cận nhân vật phỏng vấn, nâng cao kỹ thuật quay phim, dựng hình… Nhờ có sự tự “đào tạo” và tự trưởng thành khi làm Viet Voices, nhiều thành viên trong nhóm đã rất tự tin khi tham gia vào môi trường mới tại nơi thực tập, không hề bị khớp.

Chinh cho biết, chất lượng các chương trình phát sóng của Viet Voices hiện vẫn còn nhiều “sạn”, chưa thể so được với những kênh truyền hình chuyên nghiệp. Song mọi người đều nhìn nhận vào sự cố gắng, nỗ lực của cả nhóm nên số người ủng hộ Viet Voices luôn tăng dần theo từng ngày. Bên cạnh 8 thành viên chủ chốt, Viet Voices còn tổ chức các đợt xét tuyển cộng tác viên, vừa để bổ sung thêm nhân lực, vừa để mở ra cơ hội làm báo sớm cho các sinh viên khóa dưới.

kenh0809131-cdbd0.jpg

Phát thanh của cảm xúc

Nếu như ở TP.HCM, người trẻ có truyền hình Viet Voices mang đậm hơi thở thời sự, xã hội thì các bạn sinh viên ở Hà Nội cũng có một kênh phát thanh đầy màu sắc mang tên: Titô Radio.

Thay vì đi khám phá những vấn đề nóng hổi được nhiều người quan tâm, Titô Radio đi sâu vào cảm xúc của người trẻ. Đó là giây phút bổi hổi của mùa Hè, mùa thi, mùa chia ly, là những rung động đầu đời rất nhẹ và tinh tế, là những cái tôi quẫy đạp mong muốn được vùng lên… Titô Radio còn được nhiều bạn trẻ gọi vui là “phát thanh của cảm xúc”.

“Ông trùm” của Tito Radio là Vũ Trung Ninh (sinh viên năm thứ nhất, trường ĐH Thăng Long). Theo Ninh, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của mỗi con người đều bị cuốn theo thời gian một cách nhanh chóng và gấp gáp, vì thế, trong bộn bề cuộc sống, rất cần những giây phút lắng đọng, giúp chúng ta sống chậm lại và yêu thương nhiều hơn.

Ninh nhận thấy nhu cầu của mọi người hiện nay không chỉ dừng lại ở việc đọc, cảm nhận và chia sẻ suy tư, tình cảm qua những con chữ, hình ảnh mà những câu chuyện, cảm xúc của họ đã cất lên thành tiếng. Lời yêu viết được đã khó, để lời yêu cất thành lời còn khó hơn. Nhiều bạn trẻ đã tâm sự rằng, họ có thể viết lên xúc cảm, suy nghĩ, những câu chuyện của mình nhưng thật khó để nói thành lời trước người mình yêu thương.

Từ việc hiểu và nắm rõ nhu cầu chia sẻ cảm xúc của người trẻ, Ninh bắt tay thực hiện một blog radio của riêng mình. Sau quá trình “thai nghén”, Titô Radio “chào đời” và đảm nhận vai trò là chiếc cầu nối để các bạn học sinh, sinh viên thoải mái chia sẻ cảm xúc, gửi những món quà âm nhạc cho người thân, bạn bè.

Theo Ninh, điểm khác biệt lớn nhất của Titô Radio so với các chương trình phát thanh khác hiện nay là chỉ có một mình Ninh đảm nhiệm toàn bộ công việc từ khâu lên kịch bản, sản xuất radio cho đến việc đưa nó tới khán giả. Ít ai ngờ rằng, đồ nghề phát thanh của cậu sinh viên này vô cùng đơn giản, chỉ có chiếc máy tính và một micro thu âm giá 80.000 đồng.

Thông thường, Ninh cần khoảng 6 – 7 tiếng để hoàn thành một chương trình với 4 công đoạn tuần tự: Tên ý tưởng, xây dựng kịch bản, thu âm và hậu kỳ, phát sóng lên mạng. “Có lẽ, quan trọng nhất là khâu đầu tiên vì mình thường chọn chủ đề radio theo cảm xúc của chính bản thân, vào lúc đó. Vậy nên, việc cảm xúc mình là gì và mình cảm nhận nó như thế nào sẽ chi phối toàn bộ các công đoạn tiếp theo”.

Thời gian trước, các chương trình của Titô Radio được phát sóng thông qua Facebook, đến nay, Titô Radio đã có một “ngôi nhà” khang trang hơn tại địa chỉ https://titoradio.net. “Ngôi nhà” này cũng do Ninh hoàn toàn tự đầu tư tài chính và sức lực để thiết kế, xây dựng. Format của Titô Radio cũng có thêm nhiều nét đặc sắc với các chuyên mục mới, hình thức thể hiện mới: “Thần tượng của tôi”, “Bài hát yêu thích”, “Lá thư của tôi”, “Trò chuyện cùng Titô”…

Theo SVVN
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top