Những hiện tượng thiên nhiên bí ẩn gây tò mò nhất

vien dan bac

Smile while you still have teeth
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/5/2014
Bài viết
222


7 hiện tượng thiên nhiên bí ẩn gây tò mò nhất
1. Sấm sét vĩnh cửu
thien_nhien_1.jpg

Đây là hiện tượng thiên nhiên độc đáo nhất trên thế giới có tên Relámpago del Catatumbo hay sét Catatumbo, thường xuất hiện ở cửa con sông Catatumbo và hồ Maracaibo của Venezuela.

thien_nhien_2.jpg

Hiện tượng này từ một tia chớp điện toán đám mây hình thành nên vòng cung điện trải dài hơn 500km trong thời gian từ 140 - 160 đêm mỗi năm và diễn ra suốt 10 giờ đồng hồ một đêm.

thien_nhien_3.jpg

Trung bình xuất hiện khoảng 280 lần sét đánh trong một giờ. Mỗi năm sẽ có khoảng 1.176.000 lần phóng điện với cường độ lên đến 400.000 ampe và có thể nhìn thấy từ khoảng cách 400km.

Nguyên nhân tạo ra hiện tượng sét Catatumbo là do sự va chạm của những cơn gió từ dãy Andes khiến tạo ra những cơn bão và hình thành nên sấm sét và phóng điện qua ion hóa, trong đó khí metan được tạo ra từ sự phân hủy các chất hữu cơ có trong các đầm lầy thuộc khu vực sông Catatumbo.

thien_nhien_5.jpg

Khí gas này nhẹ hơn không khí và chạm tới những đám mây, khiến những cơn bão thêm cuồng nộ. Hiện tượng trên được coi như một máy phát điện đơn lớn nhất trên tầng ozone của Trái Đất.

2. Cơn mưa cá ở Honduras
thien_nhien_6.jpg

Hiện tượng kỳ thú này trở nên khá quen thuộc đối với người dân đất nước Honduras và diễn ra hàng năm từ tháng 5 - 6 tại tỉnh Departamento de Yoro.

thien_nhien_7.jpg

Những người chứng kiến hiện tượng trên miêu tả, một đám mây đen xuất hiện trên bầu trời kèm theo chớp, sấm, những cơn cuồng phong và mưa lớn trong 2 - 3 giờ liên tiếp. Sau khi mưa vừa dét, hàng trăm con cá tươi rói tràn ngập mặt đất, mọi người dân nô nức mang cá về "đánh chén".

thien_nhien_8.jpg

Ngay từ năm 1998, người dân thành phố Yoro bắt đầu tổ chức lễ hội mang tên Festival de la Lluvia de Peces (Lễ hội mưa cá) ăn theo hiện tượng mưa cá độc đáo này.

3. Dê leo cây ở Maroc
thien_nhien_9.jpg
Chỉ có đến Maroc bạn mới được chứng kiến những chú dê ở dây leo cây thoăn thoắt không khác gì đồng loại ở nơi khác leo núi một cách điệu nghệ.

thien_nhien_10.jpg

Hiện tượng này được lý giải bởi loài dê này rất thích ăn quả của cây cò già, có họ với cây olive. Sau khi ăn trái cây, dê sẽ khạc hoặc bài tiết hạt quả cây cò già mà chúng không thể tiêu hóa xuống đất. Nông dân thu nhặt để sản xuất dầu cũng như mỹ phẩm.

4. Mưa máu Kerala ở Ấn Độ
thien_nhien_11.jpg
Trong suốt 3 tháng từ 25.7 - 23.9.2001, những trận mưa có nước màu đỏ ối trút rải rác tại bang miền Nam Ấn Độ là Kerala. Ngoài ra còn có những cơn mưa màu vàng, xanh và đen cũng xuất hiện tại đây.

thien_nhien_12.jpg

Các nghiên cứu cho rằng, những cơn mưa này được nhuộm màu từ các bào tử có trong không khí, sinh ra từ loại tảo cạn ở khu vực này.

thien_nhien_13.jpg

Tuy nhiên năm 2006 truyền thông Ấn đưa ra giả thuyết các hạt màu có nguồn gốc bên ngoài Trái Đất, đến từ một vụ nổ thiên thạch ngoài không gian.

5. Con sóng dài nhất thế giới
thien_nhien_14.jpg

Cứ mỗi năm lại xuất hiện hai đợt hiện tượng sóng dài nhất thế giới diễn ra từ tháng 3 - 5 ở Brazil. Những khối nước khổng lồ từ Đại Tây Dương cuộn sóng đổ vào sông Amazon, tạo ra những con sóng khổng lồ và dài nhất trên Trái Đất.

thien_nhien_15.jpg

Hiện tượng trên được gọi là Pororoca, gây ra do các đợt triều cường của Đại Tây Dương khi tiến vào cửa sông Amazon. Triều cường có thể tạo ra những con sóng có chiều cao lên đến 4m trong nửa tiếng đồng hồ.

Con sóng có thể được nghe thấy trước khi chúng đến khoảng 30 phút. Sức mạnh của chúng sẽ tàn phá mọi thứ gồm cây cối, nhà cửa và động vật.

thien_nhien_16.jpg

Từ năm 1999 người dân địa phương đã tổ chức giải vô địch lướt sóng thường niên ở São Domingos do Capim, mặc dù vô cùng nguy hiểm nhưng một kỷ lục do vận động viên lướt ván người Brazil là anh Picuruta Salazar thực hiện năm 2003 khi lướt sóng trong vòng 37 phút với khoảng cách 12,5km.

6. Mặt trời đen Đan Mạch
thien_nhien_17.jpg

Cứ mỗi độ xuân về (từ tháng 3 đến giữa tháng 4), khi hoàng hôn buông xuống trước nửa tiếng, hàng triệu con sáo đá châu Âu (Sturnus Vulgaris) lại quần tụ thành một đám lớn với những hình thù kỳ dị trên bầu trời phía Tây đất nước Đan Mạch, tạo nên hiện tượng thiên nhiên kỳ thú có tên gọi Mặt trời đen (ở Đan Mạch).

thien_nhien_18.jpg

Đàn sáo này di cư từ phương Nam tới những đồng cỏ nơi đây để kiếm ăn và ngủ vùi trong đám cỏ sậy khi đên xuống.

7. Cầu vồng lửa Idaho
thien_nhien_19.jpg

Hiện tượng trên bầu khí quyển này được biết đến với tên gọi Cầu vồng lửa, xuất hiện khi mặt trời cao hơn bầu trời (cao hơn 58 độ so với đường chân trời), ánh sáng mặt trời đi xuyên qua các đám mây ti ở cao độ được thành từ các tinh thể hình lục giác.

thien_nhien_20.jpg

Ánh sáng xuyên thẳng đứng qua mặt phía trên và đi ra ở mặt phía dưới, bị khúc xạ (giống như thể ánh sáng đi qua một lăng kính), bị tách ra thành những cột màu có thể nhìn được bằng mắt thường.

thien_nhien_21.jpg

Khi các tinh thể lục giác trong các đám mây ti xếp thẳng hàng nhất, sẽ tạo ra hiện tượng cầu vồng lửa rực rỡ và hoàn hảo nhất.

thien_nhien_22.jpg

Màu sắc rực rỡ tạo ra từ hiện tượng thiên nhiên kỳ thú trên bầu trời Idaho.

thien_nhien_23.jpg

Một cầu vồng lửa cực kỳ hiếm gặp trên Trái Đất.

Theo Dân Việt
 
×
Quay lại
Top