Những giai đoạn chông chênh của hôn nhân

Tham gia
22/7/2014
Bài viết
0
Cặp vợ chồng nào dù mới hay cũ cũng ý thức được rằng hôn nhân trong thực tế có những giai đoạn rất chông chênh, đầy thách thức, đòi hỏi mỗi người phải tỉnh táo để nhìn nhận và vượt qua.

Chuyên viên tư vấn Hồng Hà, Phó giám đốc Trung tâm tư vấn Tình yêu Hôn nhân Gia đình - Hội liên hiệp Thanh niên đã chia sẻ rằng: "5 năm đầu tiên của vợ chồng rất chông chênh. Có tác giả gọi đây là giai đoạn "Vỡ mộng" của một cuộc hôn nhân, để diễn tả sự hụt hẫng rất lớn của các cặp vợ chồng trong thời gian đầu chung sống. Hụt hẫng vì bị "rơi" từ giấc mơ của những người đang yêu xuống thực tế của một cuộc sống chung với bao nhiêu chi tiết đời thường. Hụt hẫng còn vì họ chưa được chuẩn bị tâm thế cho cuộc sống chung".

Chuyên viên cũng đưa ra dẫn chứng rằng: "Trung tâm tư vấn nhận nhiều ca của các cặp vợ chồng ở giai đoạn này, than phiền, bức xúc chung của họ là: lấy nhầm người, hay anh ta/cô ta thay đổi "trăm tám" rồi. Nhưng đó lại là thực tế tất yếu. Vì những mệt mỏi, cáu gắt, cãi vã, trách móc, đòi hỏi xuất phát từ: Cưới nhau đòi hỏi vợ chồng phải xây dựng một gia đình mới "từ không đến có": Vợ chồng phải đối diện trăm thứ việc cơm áo gạo tiền, phải nấu ăn, rửa chén, giặt đồ, lau nhà, con nhỏ quấy khóc, đau ốm hay việc hai người đang từ "con người lãng mạn" nay sống bằng "con người thực" không lãng mạn, không phô bày cái tốt như hồi yêu nhau nữa. Ngoài ta còn là hai người đang ở hai gia đình có hai nếp sống khác nhau nay về ở chung, có khi rất trái ngược nhau về thói quen sinh hoạt, cư xử. Dẫn đến xảy ra rất nhiều xung đột trong giai đoạn này. Mâu thuẫn ngày càng tăng khi mỗi bên đều muốn chứng tỏ mình là đúng và đôi bên đều nghĩ là sẽ giải quyết tình hình bằng cách "chiến đấu ngoan cường" với nhau để cải tạo bên kia theo ý của mình. Nguy cơ/chông chênh là ở chỗ cứ mỗi lần mâu thuẫn là họ lại cho rằng cần phải xem xét lại cuộc hôn nhân".

5 năm đầu quan trọng là thế, nhưng chắc chắn đời sống vợ chồng tiếp sau đó vẫn còn những giai đoạn khó khăn, chuyên viên tư vấn Hồng Hà cũng đã chia giai đoạn của hôn nhân ra thành nhiều cách:

"Ví dụ theo thời gian, như mình mới nói "5 năm đầu". Những cặp nào đã qua được giai đoạn 3 đến 5 năm đầu, thì có hai dạng: một là họ thấy cãi cọ cũng vô ích, thôi thì vì con cái mà sống nhưng mỗi người có quan tâm riêng, hai là đã tích cực tìm ra được giải pháp để "chung sống với sự chấp nhận lẫn nhau". Cả hai dạng đều sẽ tập trung vào chuyện làm ăn, nuôi dạy con cái.

Thời gian trôi qua, ở dạng tích cực thì sẽ chuyển sang giai đoạn "chung sống với nhau đến hết đời": mọi cái đã ngã ngũ và người ta sống trong hòa bình, an phận, có thể làm mới tình cảm của mình. Còn ở dạng "vì con mà sống", họ sẽ bước vào một giai đoạn đáng lo ngại nữa, đó là khi mọi thứ đã bắt đầu tạm ổn: kinh tế vững, con cái đã lớn. Họ quyết định sống cho bản thân mình, có thể sẽ có quan hệ bên ngoài, mâu thuẫn lại bùng lên, dễ dẫn đến hôn nhân tan vỡ. (Người ta hay dùng từ "hồi xuân" để lý giải cho hành động của một số người trong giai đoạn này, thường theo nghĩa tiêu cực hơn là tích cực).

Các giai đoạn của hôn nhân còn có thể chia theo hoàn cảnh: ví dụ "hồi nhà tôi còn nghèo...", "cái hồi ổng thất nghiệp...", "từ ngày ông chồng sinh tật nhậu nhẹt...", "từ ngày ổng có người khác...", "từ ngày vợ đi làm công ty nước ngoài"... tức là xuất hiện một yếu tố tác động đến mối quan hệ hôn nhân làm nảy sinh xung đột, cũng làm hôn nhân trong tình trạng chông chênh.

Và một vấn đề nữa đó là những người bước vào hôn nhân mà không có kiến thức, không có thiện chí, không xác định được trách nhiệm với hôn nhân, với gia đình, hay là người bản tính ích kỷ, có tật trăng hoa... thì chả có giai đoạn nào hết, lúc nào hôn nhân cũng đầy xung đột, mâu thuẫn, cũng là chông chênh, có nguy cơ bị đổ vỡ cả".

Trong giai đoạn 5 năm đầu tiên này, chuyên viên tư vấn cũng lưu ý rằng: "Khó khăn nhất là giai đoạn đầu hôn nhân và giai đoạn "có người thứ 3 xen vào". Khi con 3 tuổi, vợ chồng vẫn nằm trong giai đoạn "vỡ mộng" hoặc đang "chiến đấu ngoan cường" với nhau như trên đã nói. Với một người "rất tâm trạng" như thế, gia đình dễ bị lung lay vì một "đối tác" bên ngoài. Bài học rút ra: để vượt qua giai đoạn 5 năm đầu khó khăn nên xác định những mâu thuẫn xảy ra giữa vợ chồng là tất yếu, vì vậy chả nên trầm trọng hóa nó lên mà "chiến đấu ngoan cường" với nhau làm gì, để "kẻ ngoài" có dịp len vào... Nên chọn cách hóa giải mâu thuẫn một cách hiểu biết".

Chuyên viên tư vấn Hồng Hà còn cho rằng: "Để học cách kiềm chế, vượt qua và xây dựng trong những giai đoạn khó khăn và bất ổn thì trước khi cưới, các bạn nên theo học các lớp tiền hôn nhân vì: Khi có kiến thức về hôn nhân trước khi lập gia đình, lúc đó hai vợ chồng sẽ đón nhận những xung đột tất yếu một cách bình tĩnh, hiểu biết. Phải có kỹ năng giải quyết xung đột một cách tích cực, tìm ra giải pháp theo hướng thích nghi, chấp nhận lẫn nhau - đưa kỹ năng sống vào nền giáo dục. Vợ chồng cần phải có: thiện chí, tôn trọng, chấp nhận, tha thứ... vì chung sống với ai đó không phải là dễ dàng, cần phải tha thứ và chấp nhận nhau bởi vì con người không ai hoàn thiện cả".


Chuyên viên lưu ý thêm: "Trong giai đoạn đầu hôn nhân, cần xác định cho dù có xung đột thì chỉ có Xây chứ không bao giờ nghĩ đến Phá. Trong cuộc sống vợ chồng không có khái niệm Thắng - Thua, vì "chiến đấu" với nhau thì cho dù ai thắng thì chính cuộc hôn nhân sẽ Thua. Có người còn đưa ra quan điểm: trong hôn nhân không nên phân định rạch ròi Đúng - Sai, điều quan trọng là cả hai cảm thấy thoải mái, vui vẻ".
https://123doc.vn/share-cau-hoi-iq-va-dap-an/MzYzNzA=

Nguồn: Permalink
 
×
Quay lại
Top