heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Việc chọn trường Đại học rất quan trọng, bạn phải cân nhắc kỹ để chọn sao cho phù hợp với bản thân và phát triển nghề nghiệp sau này của chính mình.

1. Chọn trường vì sĩ diện, theo phong trào


Đối với nhiều bạn có học lực khá, giỏi, thì những cái tên nóng như: Đại học Y Dược, Kinh tế Quốc dân, Ngoại thương...luôn là lựa chọn số 1 mà không cần quan tâm xem mình thích gì, có khả năng tốt về lĩnh vực nào nhất.

Tiêu chí của những bạn này chỉ phụ thuộc vào...tên trường hoặc thấy bạn bè xung quanh đều thi những trường này nên thôi thì mình cũng theo họ. Nguyên nhân khác vì họ nghĩ rằng với học lực của mình phải học ở trường xứng tầm và có độ "hot" nhất định. Tuy nhiên, việc chọn lựa trường như thế này sẽ không có hiệu quả nếu bạn chọn lệch với khả năng và điểm mạnh vốn có của mình, khi đó, không những không phát huy mà bạn còn mất thời gian vô ích.

Mình có quen với một anh học lớp chuyên toán, chọn thi Đại học ngoại thương Hà Nội, học đến hai năm sau đó bỏ về thi Đại học sư phạm Huế với lí do duy nhất: không hợp! Vì vậy, đừng chọn trường vì sĩ diện bạn nhé!

10-762814-9851.jpg

2. Qúa phụ thuộc vào định hướng của người lớn


Đứng trước ngưỡng cửa quan trọng nhất của cuộc đời, tất nhiên, việc định hướng chọn trường luôn cần sự quan tâm, tư vấn của người lớn như bố, mẹ, người thân..., tuy nhiên, nó chỉ nên dừng ở mức độ "TƯ VẤN" vì nếu quá đà sẽ trở thành "ÁP ĐẶT".

Nghe tư vấn nhưng bạn còn phải biết lắng nghe chính bản thân mình như: bạn học tốt môn nào, khối nào, có khả năng trong lĩnh vực gì và thích nhất ngành gì...Không ai có thể biết được điều đó ngoài chính bản thân bạn, và dù sao, chọn trường cũng là việc quyết định tương lai của bạn chứ không phải của ai khác.

3. Không quan tâm học lực

Nhiều bạn quyết tâm chọn trường Đại học có điểm thi vào thật cao, trong khi, học lực của mình thì chưa tới. Đồng ý là ai cũng nên có ước mơ hoài bão nhưng nó phải thực tế và gắn liền năng lực bản thân. Bạn nên dựa vào kết quả của những kì thi thử đại học ở trường, ở trung tâm luyện thi để đánh giá sát sao nhất khả năng và dự trù nócó thể tiến bộ đến mức nào, liệu thi vào trường đó có khả quan không trước khi quyết định.

11-762814-2853.jpg

4. Thông tin về ngành mình chọn quá mơ hồ

Trước khi chọn thi trường nào, bạn phải tìm hiểu kĩ về trường đó, vì đôi khi nó có những yêu cầu khác mà mình không biết và không đáp ứng được. Ví dụ như thi vào học viện cảnh sát thì khâu tuyển chọn và tiêu chí về chiều cao, cân nặng, sức khỏe đều khắt khe, bạn nên tham khảo trước để tránh trường hợp không đạt tiêu chuẩn, phảilựa chọn lại từ đầu thì thật không khả quan, vì thời gian còn lại rất ít, không thể tránh khỏi việc...chọn bừa.

5. Tâm lý chê những trường có điểm đầu vào thấp hoặc trường cao đẳng, học nghề


Đây là quan niệm thật sai lầm vì dù trường có điểm đầu vào thấp, hoặc cao đẳng, nhưng nếu lựa chọn hợp với sở thích, đam mê và cố gắng học hết mình thì khả năng phát triển nghề sau này là hoàn toàn có thể. Và với thực trạng "thừa thầy thiếu thợ" như bây giờ thì việc chọn học ở trường nghề, đôi khi lại có thể dễ kiếm việc và khả quan hơn nhiều ngành học ở Đại học nữa đấy.

Tóm lại: việc chọn trường Đại học rất quan trọng, bạn phải cân nhắc để chọn sao cho phù hợp với bản thân và phát triển nghề nghiệp sau này, bạn nhé! CHÚC BẠN THÀNH CÔNG.

Theo Mực Tím
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Các trường ĐH lớn mỗi năm mỗi trường dừng học, đuổi học từ vài chục, có khi lên đến cả trăm sinh viên. Lý do theo học không nổi chương trình đại học, điểm kém, bị dừng học, đuổi học. Các bạn nên cẩn thận.
 
Hãy chọn nghề cho đúng. Có bốn tiêu chí để các bạn học sinh 12 chọn nghề: 1) Yêu thích. 2) Năng lực bản thân. 3) Điều kiện gia đình. 4) Định hướng xã hội. Đừng chọn theo phong trào, các bạn phải tự chịu trách nhiệm về việc chọn nghề của mình và phải nổ lực để đạt được điều đó.
 
Chọn nghề như thế nào là đúng đắn?
- Chọn nghề đúng đắng khi nghề đó phù hợp với:
+ Sở thích, hứng thú của cá nhân.
+ Năng lực của cá nhân (khả năng thi đậu, làm tốt công việc sau này, tính cách yêu cầu của nghề, khí chất phù hợp, điều kiện gia đình...)
+ Thị trường lao động xã hội.
- Căn cứ để chọn nghề:
+ Hiểu biết rõ về bản thân:sở thích, hứng thú, sức khỏe, tính cách, khí chất, học lực...
+ Hiểu biết rõ về nghề: công việc sẽ làm, những yêu cầu để làm được công việc ấy...
+ Hiểu về thị trường lao động xã hội.
- Một số sai lầm khi chọn nghề:
+ Định kiến về giá của nghề: nhất nghệ tinh, nhất thân vinh; nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa...
+ Đồng nhất nghề với một môn học nào đó. Ví dụ: học toán giỏi chưa chắc dạy toán giỏi.
+ Chuyển di thái độ với một người trong nghề sang nghề nghiệp. Ví dụ: Vì ngưỡng mộ bác hàng xóm là bác sĩ nên mình chọn nghề bác sĩ.
+ Ham thích những khía cạnh bề ngoài của nghề. Ví dụ: Mình là nữ, làm ngân hàng mình sẽ có cơ hội được làm đẹp, trau chuốt bản thân; nghề này sang, nghề kia hèn...
+ Chọn nghề theo bạn bè, vì nhóm.
(Trích từ học phần: "Tâm lý học lứa tuổi - Sư phạm". Chương trình đào tạo Nghiệp vụ sư phạm, trường đại học sư phạm Đà Nẵng)
 
Các trường ĐH lớn mỗi năm mỗi trường dừng học, đuổi học từ vài chục, có khi lên đến cả trăm sinh viên. Lý do theo học không nổi chương trình đại học, điểm kém, bị dừng học, đuổi học. Các bạn nên cẩn thận.

Ây dà, bạn phải thế nào người ta mới dừng học, đuổi học, chứ phang phang/ngang ngang nhiên nhiên đuổi người ta sao được, thi ĐH cũng khó lắm mới đậu chứ bộ, chứ đâu phải ai cũng muốn là SV trường mình yêu thích/khoái thì là được hết đâu....
 
×
Quay lại
Top