Những điều dặn dò sĩ tử trước ngày thi Đại học

Sun Glare

Tân Sinh Viên
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/6/2009
Bài viết
2.855
Vậy là chỉ còn 2-3 ngày nữa, kì thi ĐH sẽ chính thức bắt đầu. Nếu bạn còn lo lắng và áp lực, hãy thử tham khảo nhanh 7 lời gợi ý sau.

1. Đặt báo thức, đến địa điểm thi thật sớm

Ngày mai đi thi, tối nay bạn nên ngủ trước 11h và đặt báo thức vào khoảng 5h sáng. Dậy sớm giúp bạn xem lại 1 lần nữa giấy tờ thủ tục, hoàn thành sinh hoạt cá nhân, tránh tắc đường khi đến phòng thi và chắc chắn không muộn giờ.
Dậy sớm còn giúp bạn cảm thấy sảng khoái, minh mẫn hơn.
Nếu như bạn khó ngủ vì ở phòng trọ hoặc nơi ở mới lạ nhà, cứ nhắm mắt tự nhủ mình sẽ ngủ một giấc thật sâu, bạn sẽ sớm bước vào giấc ngủ hơn.
02ce639d-8580-43e7-acdd-c372e97e515b_380_auto.jpg

2. Loại bỏ kỳ thi ra khỏi tâm trí

Nghe có vẻ ngược đời, nhưng bạn hãy thử xem. Khi đến địa điểm dự thi, đừng ngồi lì một chỗ, hãy trò chuyện với các thí sinh cũng như mình, hỏi han họ và tất cả cùng kể những câu chuyện vui vẻ để xua tan đi căng thẳng.
Vào những ngày thi, bạn hạn chế học bài theo kiểu cố nhồi nhét vì kiến thức tiếp nhận được lúc này rối rắm và nhanh bị quên. Nếu chưa thực sự yên tâm, chỉ nên rà soát lại 1 cách nhẹ nhàng. Hãy tự tin với kiến thức mà bản thân, đã ôn luyện sau khoảng thời gian dài ngày trước, chắc chắn bạn sẽ ổn thôi.

3. Tự động viên bản thân

Một ngày bạn sẽ dành ra khoảng trên 70% thời gian để giao tiếp với chính bản thân mình, vậy tại sao bạn phải trông chờ ai đó gửi tặng đến bản thân lời khen, hãy tự nhủ với mình một điều rằng: “Cái gì đến sẽ phải đến, cái gì đi sẽ phải đi. Mình cố gắng hết sức và sẽ nhận được kết quả tốt đẹp nhất".

2b09fac5-0759-4011-906e-aefd8fabf890_380_auto.jpg

4. Nhận được đề thi hãy bình tĩnh, phân chia thời gian hợp lý

Khi bắt đầu nhận được đề thi bạn hãy thật sự bình tĩnh, đọc lướt qua tất cả những câu hỏi trong đề xem mức độ khó dễ từng câu hỏi, cách thức trả lời, phương pháp làm bài nào hiệu quả nhất mà bạn nên dùng.
Điều này sẽ giúp bạn biết được những câu hỏi nào mình nên làm trước, những câu hỏi nào có số điểm tương ứng để phân chia thời gian hợp lý làm bài.
5cc7f4d5-765b-4518-a826-b02a46811ae7_380_auto.jpg

5. Làm câu dễ trước khó sau, đừng bị quá đà

Một điều rất đơn giản, khi hoàn thành được những câu hỏi có mức độ dễ trước, điều đó sẽ giúp bạn có một tâm trạng nhẹ nhàng thoải mái, và việc giải quyết những câu hỏi khó sẽ nằm trong tầm tay.

Nhiều người thường vui mừng khi gặp một câu hỏi hợp “gu”, rồi cố gắng nhiệt tình viết tất cả ra những cái gì mình biết. Đến khi làm quá đà, nhiều người không đủ thời gian để hoàn thành những câu hỏi tiếp theo. Vậy nên bạn nên vạch ra cho mình một đề cương trả lời trước, và chỉ viết đầy đủ thông tin hay những gì mà đề thi đã yêu cầu.

6. Hãy cố gắng hết sức khả năng của mình

Nếu gặp một câu hỏi khó, thay vì nản lòng hãy cố gắng mở rộng suy nghĩ của mình để xem đề thi này có thể giải quyết bằng cách nào. Giả sử nếu câu hỏi khó quá, thay vì để giấy trắng hãy viết ra những gì bạn cho là hợp lý nhất. Việc này có nghĩa chẳng mất gì mà rất có thể bạn lại giành thêm được một chút điểm, số điểm đó đôi khi chính là yếu tố quyết định giữa việc bạn “trượt” và “đỗ”.

7. Đọc lại bài thi

Khâu này vô cùng quan trọng. Vì vậy, sau khi hoàn thành xong bài thi bạn nên dành ra khoảng thời gian 10-15 phút để rà soát lại các lỗi trong bài làm của mình. Rất nhiều bạn phát hiện ra nhầm lẫn, hoặc sai sót không đáng có nhờ vào khâu rà lại này.

Chúc bạn gặp nhiều may mắn, và thành công với kết quả dự thi thật cao của mình!
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
cảm ơn bài viết thật hay và bổ ích của bạn
 
×
Quay lại
Top