Những điều cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

trongan1012

Thành viên
Tham gia
20/7/2021
Bài viết
5
Những điều cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Với thời đại hội nhập và phát triển không ngừng như hiện nay thì thành lập doanh nghiệp và xu hướng rất phổ biến. Doanh nghiệp được thành lập cũng rất đa dạng về quy mô và cách thức, có dạng doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp bé. Bên cạnh quy mô thì doanh nghiệp còn có thể phân loại thành doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vậy thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần lưu ý những gì
dieu-kien-tro-thanh-luat-su.jpg

Thế nào là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài​

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một loại hình doanh nghiệp có hình thức đầu tư mà tại đây các nhà đầu tư nước ngoài rót một phần hoặc toàn bộ vốn góp để thành lập pháp nhân mới ở Việt Nam. Các công ty này được thành lập với mục tiêu chung thường là kinh doanh (theo yêu cầu của các nhà đầu tư).

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp được những công ty nước ngoài thành lập để giành thị phần kinh doanh tại Việt Nam, hoặc là doanh nghiệp trong nước được mua lại làm công ty con, đồng thời sáp nhập với các công ty nước ngoài.

Các hình thức thành lập Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài​

Được quy định tại Luật đầu tư 2014, nhà đầu tư nước ngoài khi đủ điều kiện theo pháp luật Việt Nam thì có thể thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo một trong hai hình thức sau:

Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp.

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong một công ty có 100% vốn của nhà đầu tư Việt Nam được hình thành trước đó.

Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP hay hợp đồng BCC

Tìm hiểu thêm: Everest - công ty luật uy tín tại tp Hồ Chí Minh

Trình tự thành lập Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài​

Nếu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là thành lập doanh nghiệp mới thì cần tuân thủ đủ các trình tự sau:

Thứ nhất, khi nhà đầu tư nước ngoài có dự án đầu tư thì phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và nhận được Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư từ cơ quan có thẩm quyền sau 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

Thứ hai, sau khi đã được cấp giấy chứng nhận thì nhà đầu tư nước ngoài tiến hành thành lập doanh nghiệp với các ngành nghề kinh doanh được chấp thuận tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp gồm:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu);

Điều lệ doanh nghiệp;

Danh sách thành viên/Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;

Bản sao các giấy tờ sau:

Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;

Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Thứ ba, mở tài khoản đầu tư tại ngân hàng thương mại để tiến hành việc chuyển tiền góp vốn từ nước ngoài vào Việt Nam.

Nội dung khác: Tìm hiểu thêm

Các điểm cần lưu ý khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài​

Về lĩnh vực hoạt động, đối với nhà đầu tư nước ngoài, ngoài các ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay bị cấm đối với mọi doanh nghiệp thì pháp luật có quy định thêm 18 ngành nghề đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, khi đầu tư vào các ngành nghề này, nhà đầu tư phải đảm bảo các điều kiện mà pháp luật quy định.

Về việc sử dụng lao động, hiện nay đa số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu thuê người lao động nước sở tại về làm việc trực tiếp tại Việt Nam. Khi đó, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục xin cấp visa, xin chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài, xin Thẻ tạm trú, giấy phép lao động.

Về trụ sở đăng ký kinh doanh, phải có địa chỉ cụ thể: số nhà, tên phố, tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố.

Cần lưu ý một vài ngành, nghề kinh doanh có yêu cầu cụ thể về tư cách đầu tư phải là cá nhân hoặc pháp nhân.

Hầu hết các ngành, nghề kinh doanh không có quy định giới hạn mức đầu tư mà chỉ nhà đầu tư chỉ cần đảm bảo tính khả thi của lượng vốn đầu tư tương xứng với quy mô dự án trừ các ngành trong lĩnh vực giáo dục, bất động sản, lữ hành.

Về góp vốn đầu tư thì thời hạn góp vốn không quá 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và sẽ phải góp vốn theo hình thức chuyển khoản.

Về người đại diện theo pháp luật, phải đảm bảo có ít nhất một người đại theo pháp luật cư trú nghiệp tại Việt Nam. Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú tại Việt Nam.

Xem thêm: dịch vụ tư vấn doanh nghiệp nào tốt nhất
 
×
Quay lại
Top