Những điều cần biết để đối phó thời tiết nắng nóng hiện nay

linh d2t

Tôi yêu hoa lộc vừng!
Thành viên thân thiết
Tham gia
4/6/2011
Bài viết
1.570
Các chuyên gia khuyến cáo người dân cần có kiến thức để chống nắng nóng hiệu quả, giảm ảnh hưởng của nắng nóng tới sức khoẻ và chất lượng cuộc sống.

Nắng nóng tiếp tục xảy ra diện rộng, toàn bộ khu vực Bắc Bộ và các tỉnh ven biển Trung Bộ, nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến khoảng 36 – 39 độ. Một số nơi ở khu vực miền Trung cao hơn 40 độ.

Theo Trung tâm DBKTTVTW, nắng nóng đang duy trì trên diện rộng ở khu vực Bắc Bộ và các tỉnh ven biển Trung Bộ, nền nhiệt độ phổ biến 36 – 38 độ, có nơi trên 38 độ. Dự báo số đợt nắng nóng gay gắt ở Bắc Bộ có thể tập trung nhiều từ tháng 5 – 7/2014; ở Trung Bộ có thể kéo dài từ tháng 5 - 8/2014. Nắng nóng phổ biến từ 36 – 39 độ, một số nơi trên 40 độ.

Riêng đợt nắng nóng này duy trì đến khoảng ngày 25/5, từ ngày 26/5 nắng nóng có khả năng sẽ suy giảm dần.

Cụ thể: Khu vực miền Bắc nắng nóng tiếp tục duy trì đến khoảng ngày 24/5 (kéo dài thêm 3 ngày so với nhận định trước đó) với nền nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C.

Miền Trung nắng nóng trên diện rộng với nhiệt độ cao nhất ngày 36-39 độ C, một số nơi trên 39 độ C và dự kiến kéo dài đến khoảng ngày 24-5 (kéo dài thêm 2 ngày so với nhận định trước đó).

Dự báo từ nay đến cuối tháng 5 ít nhất còn 1 - 2 đợt nắng nóng nữa. Riêng khu vực Hà Nội thường 1 năm có khoảng 30 ngày nhiệt độ hơn 36 độ C, tập trung từ tháng 5 - 7.

Cách chống nắng khi nhiệt độ tăng cao đột ngột

Mấy đợt nắng nóng đầu hè làm nhiều người ốm, đau đầu và lo sợ sẽ có một mùa nắng nóng bất thường. Nhưng theo các nhà khí tượng thủy văn, tháng 5 có nắng trên 36 độ C là điều không bất thường.

Mọi năm, trước khi bước vào nắng nóng sẽ có một khoảng thời gian "quá độ" giúp người dân thích nghi với thời tiết. Nhưng năm nay trời đang mát thì nhiệt độ bỗng tăng lên khá cao, cơ thể người dân không kịp thích nghi giữa mát và nắng nóng tháng 5 (những ngày đầu tháng 5 trời rất mát, có mưa ẩm, nhưng vào ngày 10 – 11/5, và ngày 14/5 nhiệt độ cao đỉnh điểm, khiến khu vực Hà Nội có lúc lên tới 39,2 độ C, trời rất oi bức.

Các chuyên gia khuyến cáo: Một mùa hè thường có 5 - 7 đợt nắng nóng (với một nửa là nắng nóng gay gắt). Người dân cần trang bị kiến thức để chống say nắng, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như chất lượng cuộc sống.

20140524-1157-hanoinangnong.jpg
Trước hết cần cẩn thận khi từ nhà ra đường.

Theo ông Lê Thanh Hải (Trung tâm Khí tượng TVTƯ), thời gian nắng nóng trong ngày thường từ 10 - 17h, nắng nóng nhất vào khoảng 13 - 16h.

Nguy hiểm nhất khi trời nắng nóng là đang đi ngoài trời nắng nóng chói chang với nền nhiệt độ cao, bỗng vào phòng có máy lạnh đột ngột – sẽ làm nhiều người không kịp cần bằng cơ thể, dẫn đến chảy máu cam, đau đầu, ngất xỉu (say nắng).

Vì thế những lúc cao điểm nắng nóng, người dân nên hạn chế làm việc ngoài trời, uống nhiều nước.

Nắng nóng nên có nhiều nhà dùng máy lạnh ở nhiệt độ 26 - 28 độ C, khiến người trong nhà đi ra ngoài trời, hoặc đang đi ngoài nắng bỗng vào phòng máy lạnh đột ngột rất dễ bị say nắng, ngất xỉu (do cơ thể không kịp thích nghi với sự chênh lệch quá lớn giữa nhiệt độ trong nhà và ngoài trời).

Các bác sĩ khuyến cáo, những ngày nắng nóng khi bước từ nhà ra ngoài đường, hoặc từ ngoài trời nắng vào nhà cần phải có một thời gian "quá độ" chứ không nên vội bước từ nhà ra ngoài đường luôn.

Tốt nhất, từ trong phòng điều hòa ra (hoặc ngược lại là từ ngoài nóng bước vào phòng điều hòa) hãy dừng chân lại một chút ở cửa, hay chỗ có bóng mát để cơ thể điều hòa cân bằng dần với nóng – lạnh.

Lưu ý:

Những ngày nắng nóng, nhiệt độ được chia làm 2 loại là nhiệt độ ngoài trời và nhiệt độ trong nhà, chênh nhau khoảng 3 - 4 độ C. Nếu dự báo thời tiết nói 36 độ C, thì ngoài trời có thể lên tới 40 độ C. Do đó nhiệt độ trong nhà khoảng 35 – 36 độ C, nếu phải ra đường thì việc chống nắng cho bản thân là chớ coi thường.

Những người phải làm việc ngoài trời thì cần tận dụng thời gian sáng sớm khi trời còn mát mà làm việc. Khi nắng lên đỉnh điểm thì không nên ở ngoài trời quá lâu, bất đắc dĩ phải làm việc ngoài trời thì nên mang theo mũ nón, kính, áo chống nắng dày dặn để che nắng.

Nên uống nhiều nước và đúng cách để bù lại lượng nước đã mất qua bài tiết.

(Nguồn: Yan News)
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Núp trong nhà ngủ, hoặc ngồi lê la cà phê, làm rau câu dừa ăn giải nhiệt cuộc sống, ai mua rau câu tui bán rau câu:)) Đi ăn trưa mặc cái áo khoác đỏ đỏ thì trùm luôn cái mũ áo lên đầu luôn cho nó sốc và bớt nắng:))
 
tối thì ra đường, còn cả ngày trong phòng cho mát.
 
Thiệt ra thì ở chỗ tui cũng không nóng mấy, buổi sáng còn mát nữa, nắng nhưng dễ chịu, gió buổi sáng mát lạnh luôn ^ ^
 
Thiệt ra thì ở chỗ tui cũng không nóng mấy, buổi sáng còn mát nữa, nắng nhưng dễ chịu, gió buổi sáng mát lạnh luôn ^ ^

Do L thuộc Tây nguyên địa hình núi cao mát mẻ mừ;))
 
×
Quay lại
Top