Những điều bạn chưa biết về phóng xạ

peheo_kutexinh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/1/2011
Bài viết
26
"Mây phóng xạ" bay vào lãnh thổ Việt Nam ngày hôm qua khiến không ít teen mình lo lắng. Nhưng bạn đã thực sự hiểu về phóng xạ chưa nhỉ?

Phóng xạ là hiện tượng một số hạt nhân nguyên tử không bền tự biến đổi và phát ra các bức xạ hạt nhân (thường được gọi là các tia phóng xạ). Tia phóng xạ lại chia thành nhiều phần gồm tia alpha, tia beta tia gamma, các dòng neutron không có điện tích và dòng các hạt neutrino không có điện tích, chuyển động với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng (phát ra cùng với các hạt beta trong phân rã beta). Và trong đó có những tia sẽ hủy hoại cơ thể con người nếu hoạt động ở cường độ cao.

Ứng dụng trong y học

Lợi ích thiết thực và phổ biến nhất của phóng xạ chính là được đem vào ứng dụng trong y học. Tia X, tia Y, chiếu xạ lập thể 3 chiều,… đây là những ứng dụng rất hữu ích trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Cho đến cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, công nghệ sản xuất hạt phóng xạ đã đạt được một bước đột phá trên trường quốc tế. Người ta đã chế tác ra hạt phóng xạ năng lượng thấp, đồng thời các thiết bị chẩn đoán hình ảnh như siêu âm cũng phát triển nhanh chóng. Việc xuất hiện hệ thống máy tính lập thể đã giúp cho việc ứng dụng Hạt phóng xạ vào điều trị các khối u ác tính trở nên rõ ràng và hiệu quả hơn.

157.jpg

Tia X là phát minh tạo tiến bộ vượt bậc trong y khoa

Công hiệu lâm sàng của nguồn phóng xạ năng lượng thấp là sự tương tác của các hạt phóng xạ được cấy trực tiếp vào khối u và chiếu xạ ở cự ly gần. ADN là chìa khóa dẫn tới hiệu quả của sự bức xạ, các tia phóng xạ phá vỡ chuỗi ADN khiến khối u mất khả năng sinh sôi. Nhờ đó, một số căn bệnh ung thư được chữa khỏi, hoặc kéo dài thêm sự sống của người bệnh.

Tác hại với đời sống con người

Thế nhưng, nếu không kiểm soát được nguồn năng lượng phóng xạ, nó sẽ gây ra những tác hại khôn lường.

Tia alpha là hạt mang điện tích dương, dễ dàng bị chặn lại bởi các loại vật chất mỏng chỉ cỡ tờ giấy hoặc da người. Nếu hấp thụ vào cơ thể qua đường hô hấp hay đường tiêu hóa, những chất phát tia alpha sẽ gây tác hại cho cơ thể.

Tia beta là các điện tử, sức xuyên thấu của nó mạnh hơn so với tia alpha nhưng có thể bị chặn lại bằng tấm kính mỏng hoặc tấm kim loại. Sẽ nguy hiểm nếu hấp thụ vào cơ thể những chất phát ra tia beta.

Phongxa.jpg

Dấu hiệu cảnh báo phóng xạ

Hoạt độ phóng xạ là khả năng phát ra tia phóng xạ của nguồn phóng xạ. Đơn vị của nó là Becquerel (viết tắt là Bq). Đơn vị lớn hơn là Curi (viết tắt là Ci; 1Ci = 3,7. 1010 Bq). Đơn vị biểu thị ảnh hưởng của tia phóng xạ đối với con người là Sievert (Sv). Các đơn vị nhỏ hơn là mSv (1Sv = 103mSv).


Hoạt độ phóng xạ 1 Bq là khả năng của nguồn phóng xạ mà 1 hạt nhân nguyên tử biến đổi trong 1 giây sau đó sinh ra 1 tia phóng xạ.


Chuyện gì xảy ra khi bị nhiễm xạ?

Khi nhận một lượng tia phóng xạ trong thời gian ngắn thì cơ thể con người sẽ có những biểu hiện như sau: Đến hôm qua (28/3), đám mây phóng xạ đã tiến vào lãnh thổ Việt Nam, nhưng Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam khẳng định với hàm lượng nhỏ đồng vị phóng xạ I-131 trong không khí sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.


- Mức 0,2Sv : không có biểu hiện bệnh lý gì

- Mức 0,5Sv : giảm cầu lymph trong máu

- Mức 3Sv : làm rụng tóc

- Mức 5Sv : tỷ lệ tử vong là 50%

- Mức 10 Sv: tỷ lệ tử vong gần 100% (1030 mSv - millisievert)

Nhật Bản đang trong tình trạng nguy cấp

Với những con số này, người dân Nhật Bản thực sự đang phải sống trong cảnh “thập tử, nhất sinh” sau trận động đất, sóng thần lớn nhất lịch sử diễn ra hôm 11/3 vừa qua.

Ngày 27-3, không khí tại khu vực nhà máy Fukushima số 1 đo được ở mức 1.000 millisievert/giờ, lớn hơn giới hạn 250 millisievert mà chính phủ Nhật cho là ngưỡng an toàn. Ông Takashi Kurita, phát ngôn viên thuộc đơn vị quản lý, vận hành nhà máy, cho biết với mức phơi nhiễm phóng xạ này, người tiếp xúc trong 4 tiếng có thể chết trong vòng 30 ngày.

23671522muaphongxa.jpg

Ngay sau thảm họa động đất và sóng thần, Người Nhật đang phải đối mặt với nguy cơ nhiễm phóng xạ
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top