Những dấu hiệu của bệnh tiểu đường dễ nhận biết nhất

mennguyen6382

Thành viên
Tham gia
30/11/2018
Bài viết
0
Tiểu đường là bệnh lý mãn tính tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại trở thành gánh nặng của rất nhiều người do biến chứng nguy hiểm nó gây ra. Bệnh diễn tiến dần dần, nếu được phát hiện sớm và có biện pháp hỗ trợ điều trị thích hợp, người bệnh sẽ phòng ngừa tốt các biến chứng tiểu đường trên tim, gan, thận, mắt, thần kinh…

Chính vì vậy, việc nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh tiểu đường đóng vai trò rất quan trọng.

dau-hieu-benh-tieu-duong.jpg


6 dấu hiệu của bệnh tiểu đường thường gặp
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) được gọi là kẻ giết người thầm lặng, bởi những triệu chứng của nó không rầm rộ ngay từ đầu. Đa số bệnh nhân chỉ phát hiện tiểu đường khi tình cờ đi kiểm tra sức khỏe hay khám bệnh khác, hoặc khi bệnh đã trở nặng và có những biến chứng nguy hiểm. Thực tế, người bệnh có thể phát hiện bệnh sớm hơn qua những dấu hiệu của bệnh tiểu đường dễ nhận biết sau:


- Tiểu nhiều lần trong ngày: người bình thường đi tiểu 4-7 lần ban ngày và 1 lần ban đêm, lượng nước tiểu thải ra trung bình 1-1,5 lít. Nếu số lần đi tiểu nhiều hơn, nhất là ban đêm thì đó là một dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu
tăng cao. Bởi khi đó độ nhớt máu tăng lên, ảnh hưởng đến khả năng lọc máu của thận và kéo theo rối loạn tái hấp thu nước ở ống thận. Đồng thời, đường hyết tăng làm thận phải kéo nước từ cơ thể để pha loãng nước tiểu, làm lượng nước tiểu được tạo ra nhiều hơn, dẫn đến tiểu nhiều cả ngày lẫn đêm.

- Khát nước liên tục: Cơ thể tăng nhu cầu sử dụng nước để bù lại lượng nước đã mất đi do tiểu nhiều. Khi lượng đường trong máu cao, cơ thể tự điều hòa bằng cách rút bớt nước có trong các tế bào bơm vào máu để giảm bớt độ nhớt.

Lúc này, các tế bào bị thiếu nước liên tục gửi đến não tín hiệu cần bổ sung nước.
- Cảm giác đói và mệt mỏi: Đường trong máu cao nhưng không được sử dụng để tạo năng lượng mà đào thải qua đường nước tiểu. Các tế bào thiếu năng lượng kích thích não bộ tạo nên cảm giác đói và người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống.
- Ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân bất thường: Nguồn năng lượng chính của cơ thể là glucose. Nhưng khi glucose không được sử dụng mà đào thải hết ra ngoài, cơ thể buộc phải huy động nguồn năng lượng dự trữ từ mỡ và cơ, gây ra tình trạng sụt cân.

- Mờ mắt: đường máu cao làm tổn thương mao mạch ở đáy mắt dẫn tới xuất huyết, phù nề, nhất là phù ở hoàng điểm sẽ làm giảm thị lực. Người bệnh cảm thấy có các đốm đen, ruồi bay hay các sợi màu đen trước mắt.

- Dễ bị nhiễm trùng, nhiễm nấm: Lượng đường trong máu tăng cao cùng với sức đề kháng giảm là cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và phát triền. Chính vì thế người bệnh dễ bị nhiễm trùng, nhất là ở những vùng khó giữ vệ sinh như chân, vùng sinh dục.

- Rối lọan t.ình d.ục, nhất là ở nam giới: Tiểu đường gây nhiễm độc thần kinh, trong đó có hệ thần kinh điều khiển cung phản xạ của việc cương dương. Ngoài ra tình trạng đi tiểu nhiều, suy giảm sức khỏe ở người tiểu đường cũng là nguyên nhân ảnh hưởng sinh lý người bệnh.

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp những dấu hiệu của bệnh tiểu đường khác như khó lành vết thương, tê bì chân tay, cảm giác ngứa chân tay hay như kiến bò râm ran. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp cơ thể chưa có biểu hiện nào vẫn có thể bị tiểu đường. Vì vậy, để phát hiện sớm, tốt nhất mỗi người nên tuân thủ lịch khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.

Làm gì khi có dấu hiệu của bệnh tiểu đường?
Cho tới giờ, bệnh tiểu đường vẫn là căn bệnh mãn tính không có phương pháp trị khỏi dứt điểm. Nhưng việc kiểm soát ổn định bệnh sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường có cuộc sống, sinh hoạt bình thường. Các chuyên gia cũng đưa ra các phương pháp giúp phòng ngừa tiểu đường cũng như giảm biến chứng của bệnh như:

- Thay đổi về chế độ ăn uống: Khi phát hiện chỉ số đường huyết cao hơn mức an toàn, ngoài việc sử dụng thuốc hỗ trợ, người bệnh nên giảm thêm lượng tinh bột bổ sung hàng ngày còn 50-60% so với bình thường; tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, các loại bánh kẹo ngọt, hoa quả ngọt, đồ ăn nhanh, nước ngọt đóng chai…

- Kết hợp chế độ luyện tập thích hợp: tỷ lệ mắc tiểu đường tăng trong những năm gần đây cũng do lối sống ít vận động của con người trong thời kỳ hiện đại nhiều tiện nghi.

Dành thời gian tập thể dục đều đặn hàng ngày ngoài những lợi ích chung như giảm nguy cơ các bệnh tim mạch, xả stress, giảm căng thẳng, còn giúp tăng sự nhạy cảm insulin ở người tiểu đường.

Ngay từ khi chưa xuất hiện dấu hiệu của bệnh tiểu đường nào, hãy duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, sinh hoạt khoa học, tập thể dục đều đặn để giúp bạn phòng tránh được đến 70% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và có cuộc sống vui khỏe.
 
×
Quay lại
Top