NHỮNG DẤU HIỆU CHỨNG TỎ BẠN CÓ “GEN” GIỎI TIẾNG ANH

Chintran1259

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
16/5/2017
Bài viết
52
Bạn có một đứa bạn “phóng” Anh Văn như gió. Hay một đứa em hát tiếng Anh lưu loát dù chỉ nghe có vài lần. Đó là do họ được thiên phú bởi “gen” ngôn ngữ. Do đó, họ rất giỏi trong việc học ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Anh đấy.

Hát lưu loát các bài hát tiếng Anh chỉ với vài lần nghe.


maxresdefault-1024x576.jpg

Trịnh Nhật Minh trong The Voice Kid rất tự tin hát tiếng Anh




Nghiên cứu đã cho thấy những đứa trẻ có Gen ngôn ngữ tốt thường có độ nhạy cảm ngôn ngữ nhiều hơn những đứa trẻ bình thường. Hầu hết những người giỏi tiếng Anh bẩm sinh thường dễ dàng thuộc nằm lòng và hát lại trôi chảy những bài hát tiếng Anh mà mình nghe được. Ngay cả khi chưa hiểu được đầy đủ nghĩa của lời bài hát. Tuy nhiên, độ nhạy cảm ngôn ngữ này giúp họ mô phỏng một cách hoàn hảo lời bài hát từ phát âm, ngữ điệu, nhấn nhá cho tới accent của ngôn ngữ đó.





Họ “thèm” được nói tiếng Anh mọi lúc mọi nơi.


do-nhat-nam4.png

Đỗ Nhật Nam được biết đến là một trong những thần đồng nói tiếng Anh ở Việt Nam




Những người có độ nhạy cảm ngôn ngữ cao thường luôn muốn “ngứa miệng” và họ thích được nói để tập luyện lại những gì mình đã học được. Họ thường tạo cho mình một cuộc hội thoại mô phỏng để tự mình tập nói. Điều này cho phép họ đặt mình vào nhiều ngữ cảnh khác nhau để luyện độ “nhạy” trong giao tiếp. Đây cũng là một cách để họ học thuộc từ vựng và các từ chuyên ngành liên quan trong một lĩnh vực cụ thể. Họ thậm chí còn tự làm một cuộc Debate hoặc một bài thuyết trình tưởng tượng.





Họ xem các ngôn ngữ là hoàn toàn độc lập.


thumb3_121948523571202.jpg

Nguyễn Đăng Nhật Minh là thần đồng 7 tuổi xem tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ




Những người có “gen” tiếng anh thường đọc một bài báo, một nội dung trong sách tiếng Anh như một người Anh/Mỹ thực thụ. Họ qui những từ ngữ tiếng Anh phức tạp thành một câu tiếng Anh đơn giản. Họ kết nối những từ tiếng Anh mà mình học được lại với nhau để dễ dàng sử dụng trong từng ngữ cảnh. Vì vậy mà việc dịch các bài đọc hay các nội dung trong sách tiếng Anh sang tiếng Việt sẽ làm chậm tiến độ và làm giảm độ “nhạy” của họ.





Họ thường lướt qua phụ đề tiếng Anh.


8-9-Kiet-1e38a.jpg

Nguyễn Tuấn Kiệt rất thích đọc báo tiếng Anh




Thay vì tập trung vào phụ đề phim thì họ lại chú ý các cuộc hội thoại trong phim hơn. Vì cả thị giác và thính giác không thể phát huy hết công suất cùng lúc được. việc tập trung thị giác vào những dòng chữ nhỏ trên phụ đề sẽ làm giảm độ tập trung của thính giác. Do đó, việc tập trung thính giác để nghe phát âm tiếng Anh giúp họ phát triển khả năng thiên phú của mình cực kì hiệu quả.





Sống với từ điển tiếng Anh.



me-than-dong-do-nhat-nam-bay-cach-ung-xu-khi-con-mac-loi-3.jpg

Đỗ Nhật Nam được vinh dự là dịch giả nhỏ tuối hất Việt Nam




Do có độ nhạy ngôn ngữ cao nên họ thường rất dễ tiếp thu những từ vựng mới. Thay vì học từng từ riêng lẻ, họ học gốc từ. Sau đó, họ tự suy ra các động từ, tính từ, giới từ… Họ tập trung vào cách sử dụng từ nhiều hơn là một từ riêng lẻ. Việc viết status ngắn bằng tiếng Anh là một mẹo rất hay của họ để học tiếng Anh đấy.



Tuy nhiên, dù là “năng khiếu” cũng không thể thắng được “luyện tập”, đặc biệt là trong tiếng Anh. Vì vậy, dù có “Gen” ngoại ngữ hay không thì việc luyện tập mới chính là yếu tố quyết định. Hãy nhớ rằng “Practice makes perfect” bạn nhé!
Cre: https:// uli.edu. vn
 
×
Quay lại
Top