Những đặc điểm sân vườn Nhật

nguyetnhanhi

Thành viên
Tham gia
21/1/2019
Bài viết
0
Thiet ke san vuon nhật như thế nào? Đặc điểm ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua về đặc điểm của sân vườn qua bài viết hôm nay nhé. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho mọi người



Cuộc sống hiện đại hối hả và nhiều áp lực vô hình khiến chúng ta căng thẳng và mệt mỏi. Lúc này, được cùng gia đình nghỉ ngơi, thư giãn trong khu sân vườn Nhật, hòa quyện với thiên nhiên, non nước, mây trời, những mệt mỏi sẽ được đẩy lùi, cơ thể được nạp năng lượng và sẵn sàng cho những kế hoạch tiếp theo.

Những đặc điểm sân vườn Nhật

06asaminami_n-tei_01-1.jpg


Khi dạo quanh các khu vườn được thiết kế theo phong cách Nhật Bản, chúng ta dễ dàng cảm nhận được sự yên tĩnh, thanh bình cùng sự tôn trọng thiên nhiên vô cùng lớn. Nhiều người cho rằng, phong cách thiết kế sân vườn Nhật Bản khá giống với mô hình sân vườn của Trung Quốc bởi có nhiều đặc điểm tương đồng với nhau. Tuy nhiên, có lẽ người Nhật đã thổi hồn vào đó nhân sinh quan, niềm tin tôn giáo, tự tôn dân tộc nên các khu vườn Nhật Bản luôn mang đậm các đặc trưng văn hóa – con người Nhật Bản. Thiet ke san vuon



Nhìn chung, cách bài trí, sắp xếp cảnh quan trong các thiết kế sân vườn Nhật đều mang tính biểu tượng cho niềm tin tôn giáo: Đạo phật, Shinto và Thần Nhật Bản. Người Nhật tâm niệm, khu vườn của mình phải mô tả vẻ đẹp của thiên nhiên một cách tỉ mỉ và chi tiết nhất, cũng là cách họ thể hiện sự kính trọng của mình đối với thế giới tự nhiên. Do đó, trong vườn, chủ nghĩa tượng trưng được thể hiện khá rõ nét.



Sân vườn Nhật thường cố gắng thu nhỏ những đặc điểm, cảnh quan trong thiên nhiên một cách cô động nhất, sử dụng các vật liệu thân thuộc trong tự nhiên như: Đá, sỏi, hoa lá, cát, nước… Trong đó, đá – sỏi đóng vai trò mô tả lại đồi núi, những hòn sỏi, đá nhỏ, đá cuội tượng trưng cho những hòn đảo nhỏ, cát chính là mây và nước hòa quyện lại với nhau, đất sẽ là vật liệu làm nền, điểm tô bức tranh thêm phần hoàn hảo.



Đối với các loại cây trồng, người Nhật rất kỹ lưỡng trong việc nuôi dưỡng kích thước và hình dáng của cây. Họ sẽ cất công tìm kiếm, lựa chọn hoặc trồng và chăm sóc các cây trang trí trong sân vườn theo đúng những tiêu chí đã đặt ra. Dù chỉ có 1 – 2 chi tiết không như ý thì người Nhật cũng sẽ bỏ qua và tiếp tục chọn lựa cây khác đến lúc hoàn toàn bị thuyết phục. Không có chuyện “chọn bừa” một cây để trang trí trong sân vườn.



Loại cây cảnh được người Nhật yêu thích và lựa chọn để tô điểm cho sân vườn của mình là các cây có nhánh mềm, được sắp xếp cùng mô thức với cách xếp đá. Phần nhánh của cây sẽ xen kẽ lẫn lộn, ngẫu nhiên để tạo cảm giác tự nhiên nhất cho khu vườn. Số cây trong 1 nhóm thường là 3, được bố trí theo hình tam giác lệch. Trong mỗi khu vườn, người Nhật sẽ lựa chọn cây theo từng nhóm phân loại như: Cây lùm và bụi lớn, cây lùm và bụi trung bình, cây nhỏ, cây ưa nước, cây lưu niên, cây dây leo, cây dương xỉ, cây tre, trúc, rêu, cỏ… Diện tích của khu vườn càng nhỏ thì yêu cầu về yếu tố cây cối càng được chú trọng. Thiet ke san vuon

25.jpg


Kiến trúc điển hình trong thiết kế sân vườn Nhật là hình ảnh cây cầu và hồ cá Koi, những trạm dừng chân với bộ bàn ghế đá để thưởng cây, uống trà mang đến cho chúng ta cảm giác yên bình, thanh tịnh và thư thái lạ thường.

Các phong cách thiết kế sân vườn Nhật



Sân vườn Nhật được chia thành các kiểu phong cách sau:

Sân vườn phong cách Tsukiyama



Kích thước của hình thức sân vườn này thường rất lớn để tạo không gian thoải mái cho gia chủ và bạn bè thoải mái tản bộ, ngắm cảnh. Trong vườn được thiết kế những ngọn đồi, suối, thác, ao hồ nước trong veo, hình ảnh cây cầu và nhiều bụi cây xanh tươi, lá hoa khoe sắc, những cung đường nhỏ quanh co tạo nên một bức tranh thiên nhiên mĩ miều và đẹp mắt. So với những hình thức khác, vườn Tsukiyama có thiết kế khá đơn giản, phổ biến trong các ngôi nhà tại Nhật Bản. Cây trong vườn chủ yếu là cây thông, cây sồi, cây sakura… Thiet ke san vuon

Cha Niwa hoặc Roji (Sân vườn trà đạo)



Được thiết kế với mục đích tổ chức nghi lễ thưởng trà (Chaoyu), gồm những bụi cây, hoa nhỏ, xanh mướt, xen kẽ những lối đi hẹp, được lát đá dẫn đến khu trà thất. Trước khu trà thất bao giờ cũng có một bể nước bằng đá để trước khi uống trà, người Nhật rửa tay nhằm thanh tẩy bản thân. Độ cao của bể nước này rất thấp, buộc chúng ta phải cúi người hoặc quỳ xuống để rửa tay và chân (nếu đi dép), thể hiện sự khiêm tốn và nhún nhường trước khi thưởng thức trà. Trong hình thức sân vườn này lúc nào cũng có một hồ cá Koi.



Tsubo Niwa (sân vườn nhà)



Tùy vào sở thích, diện tích khu vườn và tình hình kinh tế mà gia chủ có thể thiết kế sân vườn theo phong cách Tsubo Niwa phù hợp nhất. Đây là kiểu vườn nhà để dạo chơi, thư giãn, sử dụng các nguyên liệu: Đá, cát, bố trí các hồ nước nhỏ, nước chảy róc rách để gia chủ có được cảm giác thoải mái, nạp năng lượng, sẵn sàng đón nhận những thử thách trong cuộc sống.



Karesansui (Sân vườn thiền định – Zen garden)



Là khu sân vườn đá hay còn gọi là vườn khô, có rất ít cây cỏ và nước, thậm chí không có. Kiểu vườn này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo, thường xuất hiện trong các ngôi đền của Nhật. Những khối đá với đủ kích thước to nhỏ được sắp xếp theo chủ ý của chủ vườn sao cho có được góc nhìn đẹp nhất, chủ yếu sắp theo chiều ngang. Đây là kiểu vườn truyền thống mang đậm đặc trưng Nhật Bản. Thiet ke san vuon



Mỗi phong cách sân vườn Nhật đều có các đặc điểm riêng biệt. Tuy nhiên, điểm chung trong các danh sách đặc điểm sân vườn Nhật ở mỗi phong cách chính là yếu tố đá, đóng vai trò quan trọng, là khung xương chính của phong cách thiết kế, thi công sân vườn kiểu Nhật. Mỗi kiểu vườn, chất liệu đá sẽ được biến tấu thành những hình dạng khác biệt, sắp xếp khác nhau, tạo nên những cảnh quan riêng biệt, được trang trí riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau để tạo điểm nhấn cho khu vườn.



Ngoài ra, cách bố trí đá trong vườn còn có vai trò chia nhỏ vườn thành những không gian riêng biệt hoặc mật thất. Những khối đá thô kệch, xù xì thậm chí rêu mốc, địa y bám đầy thì càng được người Nhật xem trọng, càng có giá trị kinh tế. Trong đó, loại đá sỏi cuội to và đá granit được ưa chuộng nhất. Hiện nay, đá thấm thủy có khả năng tự ngấm nước và mọc rêu nhận được sự yêu thích của nhiều người, tạo cho khu vườn Nhật có dáng dấp tự nhiên, tự do, không bị sắp đặt. Thiet ke san vuon



Cùng với đá, nước là yếu tố được coi trọng thứ 2 trong sân vườn Nhật. Tùy từng phong cách, kích thước và cách trang trí hồ nước sẽ có sự khác biệt. Nhưng dù lớn hay nhỏ thì hồ nước trong vườn cũng giúp tổng quan thêm lung linh, huyền ảo và có tính “tự nhiên”, mang đến cảm giác thư thái, thoải mái cho mọi người.



Khu vườn Nhật Bản là sự cộng hưởng của nhiều yếu tố: Hình ảnh những lối đi nhỏ uốn lượn ngoằn nghèo, những ốc đảo được bao bọc bởi nước, xen kẽ là những mảng xanh cây cối tốt tươi, đá sỏi nhấp nhô. Tất cả những cảnh quan này chính là hình ảnh của quốc đảo Nhật Bản – đất nước mặt trời mọc nhỏ bé nhưng kiên cường, kỉ luật và nguyên tắc. Đặc điểm sân vườn Nhật cũng là mô phổng thực tế những đặc điểm của xứ sở Phù Tang. Do đó, khu vườn rất có ý nghĩa đối với mỗi gia đình, mỗi công dân Nhật Bản, thể hiện sự tự hào dân tộc cùng tình yêu thiên nhiên, sự biết ơn của người dân đối với món quà mà tạo hóa đã ban tặng. Họ sẽ dùng mọi tâm huyết, nỗ lực của mình để bảo vệ tất cả những gì của thiên nhiên, cho dù đó là hoa lá đẹp đẽ hay đá sỏi cằn cỗi.
 
×
Quay lại
Top