Những đặc điểm của gốm sứ Bát Tràng

Thuthuyhhhhh

Thành viên
Tham gia
7/6/2016
Bài viết
0
Căn cứ vào những đặc điểm chung về xương gốm, màu men, đề tài trang trí và đặc biệt nhờ các dòng minh văn, có thể rút ra những đặc điểm cơ bản của gom Bat Trang .
1.Loại hình
LY_UONG_TRA_LIPTON_VE_HOA_VAN_CO__60k_300_300.jpg

Hầu hết, đồ gom Bat Trang được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ rệt tài năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Do tính chất của các nguồn nguyên liệu tạo cốt gốm và việc tạo dáng đều làm bằng tay trên bàn xoay, cùng với việc sử dụng các loại men khai thác trong nước theo kinh nghiệm nên đồ gốm Bát Tràng có nét riêng làcốt đầy, chắc và khá nặng, lớp men trắng thường ngả màu ngà, đục. Bát Tràng cũng là làng gốm có các dòng men riêng từ loại men ngọc cùng với nâu và trắng cho đến men rạn với cốt gốm xốp có màu xám nâu.
2.Trang trí
TACH_CAPUCHI_VE_HOA_VAN_CO_55_300_300.jpg

Theo nhiều khoảng thời gian khác nhau thì hoạt tiết trang trí trên gốm Bát Tràng thì khác nhau .
Đề tài trang trí phổ biến có các loại: rồng, phượng, xen kẽ cụm mây, ngựa có cánh, hoạt cảnh người, cánh sen đứng, hoa dây, lá đề, phong cảnh sơn thuỷ... Trang trí vẽ men lam còn giữ được nhịp độ phát triển, nhiều loại văn hình học và hoa lá còn thấy gần gũi với đồ gốm hoa lam
3.Các dòng men
Bat_HYYng_Men_RYn_Bat_Trang_phi_28-_2070_300_300.jpg

Gom Bat Trang có 5 dòng men đặc trưng được thể hiện qua mỗi thời kì khác nhau để tạo nên những sản phẩm đặc trưng khác nhau: men lam xuất hiện khởi đầu ở Bát Tràng với những đồ gốm có sắc xanh chì đến đen sẫm; men nâu thể hiện theo phong cách truyền thống và được vẽ theo kĩ thuật men lam; men trắng ngà sử dụng trên nhiều loại hình đồ gốm từ thế kỉ 17 đến thế kỉ 19, men này mỏng, màu vàng ngà, bóng thích hợp với các trang trí nổi tỉ mỉ; men ngọc được dùng kết hợp với men trắng ngà và nâu tạo ra một đòng Tam thái rất riêng của Bát Tràng ở thế kỉ 16–17 và men rạn là dòng men chỉ xuất hiện tại Bát Tràng từ cuối thế kỉ 16 và phát triển liên tục qua các thế kỉ 17–19.
4.Minh văn
Gốm Bát Tràng nhiều trường hợp có minh văn, thể hiện bằng khắc chìm hay viết bằng men lam dưới men trắng. Một số minh văn cho biết rõ năm sản xuất, họ tên quê quán tác giả chế tạo cùng họ tên, có khi là cả chức tước của người đặt hàng.

Thế kỉ 15, một minh văn khắc trên phần dưới chân đèn có ghi: Thuận An phủ, Gia Lâm huyện, Bát Tràng xã tín thí Hoàng Li tỉnh thê Nguyễn Thị Bảo. Trên đai tô nâu giũa phần dưới chân đèn có viết bằng men 6 chữ Hán: Thời Trung xã, Hoàng Phúc tạo. Hoặc cặp phần dưới chân đèn minh văn cho biết: Tác giả: Vũ Ngộ Trên, Bùi Thị Đỗ, Hoàng Thị Vệ, Bùi Huệ, và Trần Thị Ngọ; Thời gian chế tạo: niên hiệu Diên Thành. Có minh văn ghi rõ người đặt hàng như cặp chân đèn hai phần: Người đặt hàng: Lê Thị Lộc, ở Vân Hoạch, Xuân Canh huyện Đông Ngạn. Thời gian chế tạo: Năm Diên Thành thứ 2. Một cặp chân đèn khác có khắc minh văn dài, một bên khắc 3 dòng và một bên 14 dòng, cho biết: Tác giả: Bùi Huệ và Bùi Thị Đỗ; thời gian chế tạo: ngày 25 tháng 11 năm Diên Thành thứ 3; những người đặt hàng: gia đình họ Lưu cùng họ Nguyễn, Lê, Đinh... Trong đớ, họ Lưu, tước Ninh Dương Bá, làm việc ở Thanh Tây vệ, Ti Đô chỉ huy sứ, Đô chỉ huy kiểm sự. Quê quán nhà họ Lưu: xã Lai Xá, huyện Đan Phượng, Phủ Quốc Oai...

Và còn rất nhiều sản phẩm có ghi minh văn, những sản phẩm này một số đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, một số tại các bảo tàng nước ngoài, một số hiện được sở hữu bởi các nhà sưu tầm đồ cổ, một số lưu lạc trong dân gian và một số còn chìm sâu trong lòng đất.

 
Bạn có thể tìm hiểu thêm các yếu tố về gốm sứ tại Hiệp Hội Gốm Sứ website hiephoigomsu.com hoặc qua thăm trực tiếp xưởng sản xuất cũng như showroom trưng bày gốm sứ tại 166 giang cao bát tràng, gia lâm, hà nội
Rất nhiều sản phẩm tuyệt đẹp của làng gốm bát tràng
 
×
Quay lại
Top