Những cách thức mai táng rùng rợn nhất hành tinh

HuongNguyen_93

怠惰なエディタ
Thành viên thân thiết
Tham gia
31/12/2011
Bài viết
3.333
Điểu táng ở Tây Tạng
Sống trên những ngọn đồi cao gần 5.000 mét so với mực nước biển, người Tây Tạng vốn được coi là những người sống trên nóc nhà thế giới. Suốt cuộc đời họ gắn liền với cuộc sống du mục, lang thang trên các đồng cỏ mênh mông, chăn nuôi những đàn gia súc khổng lồ.
tang-1.jpg

Chim kền kền - Thần điểu của người Tây Tạng.

Tuy cuộc sống khá thanh bình, êm ả nhưng cách người Tây Tạng an táng người quá cố thực sự là cơn ác mộng đối với phần còn lại của thế giới.
Sau các nghi lễ cúng bái, thi thể người quá cố sẽ được thân nhân và láng giềng đưa tới nơi điểu táng vào lúc sáng sớm. Cánh đồng ma, địa điểm để đặt thi thể người quá cố là một bãi đất rộng nằm trên sườn đồi, gần ngôi làng người chết sinh sống. Đã ngàn đời nay, người chết được đưa tới những cánh đồng ma này để chờ lũ kền kền tới ăn thịt.
Người Tây Tạng tin rằng, khi lũ kền kền rỉa hết thi thể người quá cố, chúng sẽ bay về trời, mang theo linh hồn người đã khuất lên thiên đàng. Thậm chí, người Tây Tạng còn tin rằng, xác thịt người quá cố chính là vật tế thần, nhằm giúp đấng tối cao đại xá cho những tội lỗi mà người đó gây ra khi còn sống. Không chỉ là sứ giả của chư thần, kền kền còn là Thần điểu trong văn hóa người Tây Tạng.
Mai táng trên cây
An táng người chết trên cây cũng không thua kém gì nhiều so với điểu táng về độ hãi hùng. Theo đó, thay vì chôn những chiếc quan tài gỗ chứa thi thể người đã khuất xuống lòng đất, một số dân tộc thiểu số ở Ấn Độ, châu Đại Dương, châu Mỹ lựa chọn cách treo chúng lên những cây cao.
tang-2.jpg

Quan tài nằm trên một cây lớn ở Quebec, Australia.

Có nhiều cách để giải thích về cách thức mai táng kỳ dị này. Theo một tộc người, đây là cách thức hữu hiệu nhất để bảo vệ thi thể người quá cố, tránh bị các loài thú rừng xâm phạm hài cốt.
Đa phần quan tài được sử dụng trong lễ mai táng trên cây ở thế giới đều được tạo ra bằng cách đục khoét thân cây gỗ đặc. Khi thi thể người quá cố được đặt vào bên trong, phần nắp thiên sẽ được đóng lại, trước khi đưa tới nơi mai táng. Tùy từng nơi, quan tài của người quá cố sẽ được treo lên hoặc đặt giữa các chạc cây.
Tuy quan tài được tạo ra từ những cây gỗ kín nhưng môi trường xung quanh vẫn bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi sự phân hủy của các xác chết. Trong khi nhận thức của con người ngày càng được nâng cao, cách thức mai táng này đang dần bị thay thế bằng những cách thức chôn cất khác phù hợp hơn.
Nhảy múa với xương cốt người quá cố
tang-3.jpg

Nhảy múa với xương cốt người quá cố.

Một bộ phận không nhỏ người Madagascar tin rằng, linh hồn con người sẽ chưa rời khỏi cơ thể tới khi nó bị phân hủy hoàn toàn, một quá trình có thể kéo dài tới vài năm. Chính vì lẽ đó, những người Madagascar sẽ chờ tới khi thi thể người đã khuất phân hủy hết, đào nó lên, bọc trong vải liệm. Sau khi nghi lễ này được tiến hành, thân nhân người đã khuất sẽ tiến hành nghi lễ nằm ngoài sức tưởng tượng của con người.
Được gọi với cái tên Famadihana, nghi lễ đặc biệt này diễn ra sau khi người quá cố được chôn cất khoảng 7 năm. Các thành viên trong gia đình sẽ vô cùng hân hoan và vui sướng khi nhìn thấy thi thể người thân bị phân hủy hoàn toàn. Khi xương cốt người quá cố được bọc trong một tấm vải màu trắng, thân nhân những người quá cố sẽ nhấc chúng lên trên đầu và rượu chè, nhảy múa.
Thủy táng trên sông Hằng
Người quá cố chỉ được bọc trong một tấm vải liệm mỏng manh trước khi được thả xuống dòng sông Hằng theo một nghi lễ linh thiêng. Mang tên một vị nữ thần trong đạo Hindu,sông Hằng không chỉ gắn liền với tôn giáo của phần lớn dân số Ấn Độ mà còn là nguồn cung cấp nước ngọt chính cho 40% dân số quốc gia đông dân thứ 2 thế giới này.
Dù đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống người dân Ấn Độ nhưng sông Hằng đang bị chính những tập tục lạc hậu cùng sự phát phình dân số giết chết. Việc thủy táng người quá cố khiến cho dòng nước vốn đã bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt của người dân trở nên đáng sợ hơn bất kể dòng sông nào khác trên thế giới.
tang-1.jpg

Người quá cố chuẩn bị được thủy táng.

Những người theo đạo Hindu tin rằng, con người sẽ không bao giờ được hoàn thiện nếu chưa một lần ngụp lặn dưới dòng nước sông Hằng. Cùng với đó, việc yên nghỉ trong dòng nước mang tên vị nữ thần Hindu là mong nước của rất nhiều người dân Ấn Độ với hy vọng linh hồn họ được tắm mát và được chở che.
Đối với những người được thủy táng theo truyền thống, thi thể họ chỉ được bọc bên trong tấm vải liệm mỏng manh trước khi được thả xuống sông Hằng và trôi theo dòng nước. Với những gia đình không tuân thủ quá dập khuôn, thi thể người quá cố sẽ bị thiêu cháy một phần trước khi tro cốt cùng phần còn lại của thi thể được thả xuống sông.
tang-2.jpg

Xác người nổi trên dòng nước sông Hằng.

Đáng sợ hơn, những xác người bị thả xuống sông Hằng sẽ nhanh chóng trương phình và trôi nổi lập lờ trên dòng nước thiêng. Không chỉ khiến du khách khiếp đảm, những thi thể này còn tiềm ẩn mầm mống bệnh tật. Trong bối cảnh người dân Ấn Độ vẫn sinh hoạt hàng ngày bên dòng nước sông Hằng, nguy cơ lây bệnh từ những xác chết cho người còn sống là điều đang hiện hữu.
Tháp im lặng
Những người Zoroastrians, sống ở khu vực xa xôi hẻo lánh của Iran tin rằng, cơ thể con người hoàn toàn không thuần khiết, làm ô nhiễm trái đất sau khi chôn cất hoặchỏa táng. Chính vì đức tin này, người Zoroastrians tạo ra hàng loạt tháp im lặng ở những khu đất trống ngay bên ngoài ngôi làng họ sinh sống.
tang-4.jpg

Tháp im lặng của người Zoroastrians.

Khi một người qua đời, thi thể họ sẽ được đưa tới đỉnh tháp im lặng, để mặc cho mưa nắng cùng lũ kền kền xâu xé. Sau khi toàn bộ phần thịt bị ăn hoặc tiêu hủy hết, phần xương người vẫn sẽ nằm phơi nắng, phơi mưa trên đỉnh tháp cho tới khi chúng chuyển sang màu trắng.
Kiểm tra thấy xương người quá cố đã đạt yêu cầu, những người Zoroastrians sẽ thu gom những mảnh xương đó lại, đập vụn và trộn chúng với vôi.
tang-3.jpg

Tháp im lặng ở Mumbai.

Không chỉ có ở Iran, “tháp im lặng” cũng là cách chôn cất người quá cố của giáo phái Parsee ở Mumbai, Ấn Độ. Với niềm tin xác chết làm ô uế không khí, đất và nước, bao gồm cả việc hỏa tángthủy táng, thi thể những người theo giáo phái sẽ được đặt lên đỉnh tháp sau khi qua đời. Điều kiện tự nhiên cùng các loài chim ăn thịt và côn trùng sẽ giúp an táng người quá cố không lâu sau đó.
Ăn thịt người quá cố
Việc mai táng trên sông Hằng hay đưa người vào tháp im lặng để chim ăn thịt đã ghê rợn nhưng việc ăn thịt người quá cố còn đẩy sự hãi hùng lên tới tột đỉnh. Thế nhưng, việc làm này đã và đang tồn tại suốt hàng trăm năm nay tại các bộ lạc của người Wari ở sâu trong rừng rậm Amazon và Korowai ở Papua New Guinea.
Được coi là nghi lễ mai táng đáng sợ nhất hành tinh, những thổ dân sống xa nền văn minh của nhân loại tin rằng, ăn thịt người thân đã chết là cách thể hiện tình yêu bao la đối với người quá cố. Hơn nữa, việc ăn thịt sẽ giúp cho những người còn sống thừa hưởng trí tuệ và tài năng của những người đã chết. Chính vì lẽ đó, những thổ dân này tỏ ra rất hào hứng đối với nghi lễ mai táng rùng rợn bậc nhất hành tinh.
HỒNG DUY
Theo Infonet
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top