Những bộ phim nguy hiểm nhất lịch sử

_Mina_

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/1/2016
Bài viết
124
Mọi người trên khắp thế giới bất kể tuổi tác già hay trẻ, màu da, châu lục đều có nhu cầu giải trí, âm nhạc, phim ảnh.

Mỗi trang lứa có các tiêu chuẩn về việc tận hưởng các loại hình thư giãn riêng biệt nhưng chung quy lại thì đều có các tiêu chí mong muốn cơ bản như: nội dung sâu sắc, diễn viên đẹp, diễn tốt có biểu cảm, nhạc nền hay, những cảnh quay phải hấp dẫn, hành động phải chân thật, càng mạo hiểm càng hay.

Do đó, đòi hỏi ở người nghệ sĩ phải thực sự yêu nghề và luôn hướng tâm trí của mình tới khán giả để hoàn thiện mình mà hoà nhịp vào từng giai điệu, hoá thân vào các vai diễn trong phim, chắc chắn sẽ không tránh được vấp ngã, khó khăn.

Cái “nghệ” chính là cái “chất” của từng nhà làm phim, tuỳ vào nội dung phim mà địa điểm quay sẽ được các đạo diễn lựa chọn khá gắt gao và những nơi “rừng thiên nước độc” cũng sẽ lọt vào mắt xanh của các vị này, niềm vui của người này lại là nỗi buồn của người kia, không ít các ngôi sao phải “khóc thét” vì “cái riêng” của đạo diễn.

Hãy cùng chúng tôi bước vào thế giới điện ảnh với những bộ phim “trời ơi”, những bộ phim nguy hiểm nhất có thể lấy đi mạng sống của cả êkip quay phim? Nó nguy ở đâu, hiểm ở chỗ nào thì ngay sau đây Lalung.vn sẽ giới thiệu đến các bạn bảng xếp hạng những bộ phim nguy hiểm nhất lịch sử cho đến thời điểm này. Nào! “Triển” ngay thôi.



1) The Exorcist – Quỷ Ám (1973)

1-quy-am.jpg


Chỉ mới nghe tên phim thôi là đã muốn… tắt tivi ngay và luôn rồi. Thế giới tâm linh nơi những vong hồn, ma quỷ tồn tại song song với chúng ta mà chỉ những người có “căn duyên” mới có thể nhìn thấy họ, đây cũng là điều khoa học chưa thể chứng minh được.

Dù tin hay không thì bộ phim kinh dị The Exorcist (bản gốc năm 1973) vẫn rất cuốn hút mọi người. Bộ phim được sản xuất vào những năm 70 và 80 do chính ông William Peter Blatty biên kịch dựa trên quyển tiểu thuyết cùng tên của ông. Năm 1971, quyển tiểu thuyết này được chính thức xuất bản với câu chuyện có thật về sự việc bí hiểm xảy ra vào năm 1949, khi đó cậu bé John Hoffman mới bước sang tuổi 14, sống tại thành phố Cottage, tiểu bang Maryland (Mỹ) có những biểu hiện kỳ lạ như bị ma quỷ nhập xác.

Nội dung phim khá lôi cuốn kể về cuộc sống của hai mẹ con nhà MacNeil tại Georgetown, Washington D.C bị đảo lộn từ khi cô con gái Regan MacNeil chơi trò cầu cơ (một trò chơi dân gian liên quan đến ma quỷ, vong hồn). Ngay sau đó là chuỗi ngày kì lạ bám lấy hai mẹ con này cùng những hiện tượng không thể lý giải được lần lượt xuất hiện, tạo nên dấu ấn ma mị tuyệt vời cho Quỷ Ám.

Dường như khi thực hiện bộ phim ma quái này thì những thế lực siêu nhiên vô hình đang trợ lực cho vị đạo diễn tài ba William này hay sao ấy các bạn ạ, mà bộ phim The Exorcist đã được xếp vào danh sách những bộ phim đạt doanh thu cao nhất mọi thời đại với hơn 441 triệu đô la Mỹ. Không những thế, Quỷ Ám còn vinh dự được là bộ phim thể loại kinh dị đầu tiên trên thế giới được đề cử cho danh hiệu Best Movie tại lễ trao giải Oscar uy tín toàn cầu. Sau đêm đóng máy bộ phim không biết ông ấy có “bồi dưỡng” cho “anh chị em” này để tạ ơn không nhỉ?



2-quy-am-2.jpg


Các hiện tượng kỳ lạ nhuốm màu thần bí không chỉ dừng lại ở trong phim mà còn “lấn sân” sang cuộc sống ngoài đời thực của êkip đoàn phim. Bà mẹ Chris MacNeil do nữ diễn viên Ellen Burstyn thủ vai đã chia sẻ những bí mật ma quái, chết chóc trong quyển tự truyện được xuất bản năm 2006 của bà.

Bà có đề cập đến chấn thương cột sống kỳ lạ trong những đoạn phân cảnh quay trừ tà cho cô con gái Regan MacNeil hay việc bà Ellen phải thét lên đau đớn thực sự khi bị ném văng vào tường mà đáng lẽ đã có những kỹ xảo phim trường dù có ném đến cả triệu lần đi chăng nữa thì cũng không ảnh hưởng gì.

Rùng rợn hơn phải kẻ đến việc cả đoàn êkip đều bị ám ảnh bởi những hiệu ứng kỳ lạ không rõ nguồn gốc kể từ ngày bấm máy, những việc đó diễn ra hằng ngày khiến “bố già” William Peter Blatty lo lắng phải mời mục sư đến trừ tà đuổi yêu nhằm “tiễn vong” nỗi sợ mang tên “ma quỷ” cho các thành viên trong đoàn.

Nhân vật bé gái Regan do nữ diễn viên Linda Blair thủ vai cũng không ngoại lệ. Sau khi The Exorcist được công chiếu, tên tuổi của cô lên như diều gặp gió và đã đem lại cho Linda Blair giải thưởng Quả Cầu Vàng danh giá thì dường như cô không được thầy “trừ hết tà” hay sao ấy các bạn, ánh hào quang điện ảnh của cô lụi tàn nhanh chóng vì tất cả bộ phim mà cô góp mặt đều không thành công. Vận xui chưa hết, Linda còn vướng phải vòng lao lý vì tàng trữ trái phép chất ma tuý.

Lời đồn ma ám về The Exorcist càng ghê rợn hơn sau hàng loạt cái chết của các thành viên trong đoàn và người thân của họ. Đó hẳn chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay không thì không ai dám khẳng định nhưng có một điều chắc chắn nó khiến cho mọi người tin rằng những con quỷ dữ đang ám lấy bộ phim này.

Không chỉ là lời đồn thổi, các hiện tượng kỳ bí cứ lần lượt xuất hiện giống như đang “đùa giỡn” với đoàn phim nào là phim trường bị cháy bất thường hay chiếc điện thoại lơ lửng trong không trung được chính “cha đẻ” tác phẩm này thừa nhận và chiếc máy fax tự gõ một loạt con số 6 (666 là ký hiệu quỷ Satan). Vì thế, “giải thưởng danh giá” một trong những bộ phim đáng sợ và nguy hiểm nhất lịch sử thế giới được khán giả bình chọn là quá xứng đáng đúng không các bạn?

Các tình yêu có gan xem thử không nào. Chỉ là đoạn trailer thôi mà, không sao đâu.






2) Super Size Me – Tôi Ơi… Quá Cỡ Rồi! (2004)

Các bạn đã từng thưởng thức các món gà rán, hamburger giòn tan, thơm nức mũi của các cửa hàng thức ăn nhanh như KFC, Lotteria, Jollibie và gần đây nhất chúng ta đã có cơ hội “xực xực” hambuger “huyền thoại” của chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh McDonald nổi tiếng nhất thế giới.

Mọi người đã từng phải xếp hàng rồng rắn để mong có thể “thử” một lần cho biết cái hương vị tuyệt vời ấy. Ăn ít thì không sao chứ ăn nhiều thì hơi bị mệt đấy nhé. Đó là loại thức ăn nhiều muối, chiên qua dầu mỡ cực nóng và khá độc hại đối với cơ thể.

Chính vì thế, anh chàng Morgan Spurlock, đạo diễn và là diễn viên chính của phim tài liệu Super size me đã phải “hy sinh” bản thân mình để thực hiện chế độ toàn thức ăn nhanh của McDonald để phản ánh tình trạng béo phì ngày càng tăng cao trên đất Mỹ và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được cho là do “ông hoàng hamburger” này gây ra.

Trước khi quay bộ phim này, Morgan có tạng người trung bình, cao 1,85 m với cân nặng 84 kg, đang thực hiện chế độ ăn lành mạnh và luôn có một bữa ăn chay trong ngày. Spurlock muốn chứng minh rằng thức ăn nhanh là vô cùng độc hại đối với sức khoẻ, ông thuê hẳn ba vị bác sĩ chuyên khoa tim mạch, tiêu hoá và đa khoa cùng với chuyên gia dinh dưỡng và một huấn luyện viên cá nhân.

Nhìn tấm poster thôi là muốn ngán tận cổ rồi, món khoai tây chiên ấy đúng là rất ngon nhưng ăn như vậy hình như có một sự “mỡ” không hề nhẹ. Ăn như thế thì đến thượng đế cũng phải nhập viện ấy chứ chẳng chơi đâu.



3-toi-oi-qua-co-roi.jpg


Và quả không sai, sau thời gian 90 ngày thử nghiệm, trọng lượng và kích thước cơ thể cùng ông đã tăng đến độ “không đỡ nổi”. Bác sĩ tim mạch đã từng khuyên Morgan ngưng lại khi quá trình ở vào ngày thứ 30 nhưng ông vẫn quyết định đi tiếp. Cuối cùng, ông Morgan Spurlock thốt lên: “Tôi luôn cảm thấy đói và rất thèm hamburger, tôi không còn hứng thú di chuyển cơ thể mình huống chi là tập luyện thể thao.”

Các bác sĩ làm các xét nghiệm, khám tổng quát cho ông đã kết luận rằng ông bị rối loạn nhịp tim, huyết áp cao, cholesterol trong máu mức độ nghiêm trọng, gan nhiễm mỡ cấp độ 3, có nguy cơ xơ vữa động mạch, xơ gan, đột quỵ. Đến lúc này thì nhờ sự ủng hộ của cô bạn gái và huấn luyện viên nên ông bắt đầu “vượt lên chính mình” để cải thiện lại sức khoẻ.

Cũng nhờ thế mà bộ phim tài liệu pha hài “Tôi ơi quá cỡ rồi” của ông đã gây tiếng vang và đứng nhất trong các bộ phim tài liệu đạt doanh thu cao nhất mọi thời đại. Đúng là ông trời không phụ người có lòng, bộ phim đem đến lợi nhuận “khủng” đồng thời đúng với mục đích của Morgan là kêu gọi mọi người hạn chế thức ăn nhanh và cảnh báo về vấn đề sức khoẻ cho khi tiêu thụ loại thức ăn độc hại này trên toàn thế giới. Cũng vì lý do đó mà bộ phim được xếp vào hạng mục những bộ phim nguy hiểm nhất mọi thời đại đấy các bạn. Đừng ăn thức ăn nhanh nhiều quá nhé!



3) Taxi Driver – Quái xế (1976)

4-quai-xe.jpg


Bộ phim Taxi Driver tạm dịch là Quái xế được sản xuất năm 1976 với vai chính do diễn viên gạo cội Robert De Niro thủ vai chính đã thành công vang dội. Chiến thắng trong liên hoan phim quốc tế Cannes với giải thưởng Cành cọ vàng danh giá, tuy không nhận được giải thưởng Oscar nhưng có đến bốn đề cử cho các hạng mục phim hay nhất và còn nằm trong danh sách 100 phim hay nhất mọi thời đại do tạp chí danh tiếng Times bình chọn.

Không những thế, đúng với tiêu chí mà chúng tôi đang giới thiệu với các bạn là những bộ phim nguy hiểm nhất lịch sử thì Quái xế được xếp vào danh sách 100 phim kinh dị hay nhất trong vòng 100 năm qua của Viện Điện ảnh Mỹ. Hãy cùng LaLung.vn tìm hiểu xem vì sao nó lại là một bộ phim được liệt vào danh sách “đen” nguy hiểm nhé!

Câu chuyện trong phim nói về một binh sĩ Mỹ trở về từ chiến trường, Travis Bickle (nhân vật) đã bị ám ảnh bởi sự chết chóc và đau thương trong chiến tranh Việt Nam. Rồi anh may mắn gặp được “nửa kia” của mình, không biết nên nói may mắn hay nói gì khác vì sau đó anh đã bắt đầu chiến dịch “thanh trừng” những kẻ xấu, tội phạm hay chỉ đơn giản đó là kẻ mà cô người yêu của anh ta ghét.

Nếu chỉ dừng lại như vậy thì có gì ghê gớm đâu nào! Và một anh chàng có bao nhiêu thứ không học lại đi học cái nhân vật điên này, thiếu niên sát thủ hay gọi là sửu nhi điên cũng được nhé! John Hinkley một nhạc sĩ tài nghệ tầm thường nhưng đầu óc thì “hơi bị” bất thường. Hắn ta là “fan cuồng” của nhân vật Travis Bickle trong Taxi Driver, bắt chước từ đầu tóc cho đến trang phục, thậm chí đến hành động điệu bộ cũng vậy.



5-john-hinkley.jpg


30/03/1981 đây là ngày thay đổi cuộc đời John Hinkley, hắn ta đã lên kế hoạch ám sát tổng thống mới nhậm chức Ronald Reagan ngay trước khách sạn Hilton tại trung tâm thành phố Washington D.C đông đúc, ồn ào đó mà không e ngại lực lượng cảnh vệ dày đặc.

May mắn là kế hoạch thất bại, John bị bắt giữ và khai với quan toà rằng hắn bắt chước giống hệt tình tiết trong phim, hắn say mê nhân vật Travis và luôn nhìn thế giới giống với ánh mắt của anh chàng đó, có điều khác là hắn ta tưởng tượng ra cô người yêu chính trị gia căm ghét tổng thống mà thôi.

Sau đó y được tuyên án là bị bệnh tâm thần, phải nhập viện trị liệu và giam giữ, cứ như thế John chìm trong nỗi ám ảnh về bộ phim này hơn 20 năm qua. Chắc hẳn các bạn đã hiểu vì sao mà Quái xế được liệt vào “bảng vàng” những bộ phim nguy hiểm nhất rồi đúng không nào?

Cùng xem đoạn trailer để có thể cảm nhận chính xác hơn nữa nhé!






4) A Clockwork Orange – Cỗ Máy Con Người (1971)

6-co-may-con-nguoi.jpg


Hãy cùng “lên dây cót” tinh thần trước khi xem bộ phim A Clockwork Orange được cho là “kỳ quặc” của đạo diễn tài ba Stanley Kubrik được sản xuất năm 1971 này nhé! Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng bộ phim là sự pha trộn của 3 thể loại gồm bạo lực, cưỡng hiếp và nhạc giao hưởng cổ điển (chủ đạo là của Beethoven) khiến cho người xem phải “căng như đàn” đấy.

Phim nói về chàng thiếu niên Alex là kẻ cầm đầu một băng nhóm tội phạm thiếu niên, có tính cách khá quái đản, điên cuồng và bệnh hoạn, yêu thích bạo lực và cực kỳ đam mê t.ình d.ục, đương nhiên cũng là dạng cưỡng hiếp.

Nhìn mặt anh chàng này là thấy “sao sao” rồi, làm bạn của anh chàng này chắc phải luôn “mặc áo giáp” khi đi chung quá, điên vượt ngưỡng cho phép luôn mà. Những phút đầu tiên của Cỗ Máy Con Người là khung cảnh một cửa hàng sữa xung quanh những bức tượng đàn bà khỏa thân với những con người ăn mặc lập dị đem đến một cảm giác cũng quái đản không kém nhân vật chính.

Cuốn phim diễn ra một cách chậm rãi. Đạo diễn Stanley miêu tả sự khát máu, tên tội đồ Alex trong phần mở đầu phim để cho khán giả thấy được sự “điên khùng” của nhân vật này. Nó khiến bạn không thể ngồi yên khi chứng kiến cảnh Alex đánh đập dã man, tàn bạo một cụ già ăn xin bên đường hay khi hắn ta bất ngờ tấn công một cô gái.

Và bạn sẽ lại sốc hơn, tâm trạng của bạn cũng biến đổi “điên” theo hắn khi Alex quay về chỗ ở của hắn ta để tận hưởng bản giao hưởng số 9 huyền thoại của nhạc sĩ tài ba Beethoven. Một tên biến thái yêu thích nhạc cổ điển, thể loại nhạc được xem là “xa xỉ” với những người học thức kém huống chi là hắn.



7-nhan-vat-bien-thai.jpg


Hình ảnh mà các bạn đang xem chính là nhân vật Alex biến thái trong phim. Đúng là chỉ có bác Stanley Kubrik này mới “vẽ” ra được thôi. Và cũng chính sự biến thái đó mà có vô số tên tội phạm học theo các cảnh bạo lực của Alex để “dợt” ngoài đời thực.

Điều này khiến tình hình an ninh khu vực trở nên báo động vào thời điểm 1971 vì thế “danh hiệu” những bộ phim nguy hiểm nhất lịch sử trao cho tác phẩm này là không sai. A Clockwork Orange là phim có doanh thu cao nhất vào thời điểm ấy và có doanh thu đứng đầu của hãng phim Warner Brothers trong năm 1971.

Được đề cử đến 4 giải Oscar đấy các bạn ạ, đừng xem thường độ quái đản của bộ phim này nhé, điên cũng có giá trị của điên đấy!



5) Child’s Play 3 - Búp Bê Ma 3 (1991)

8-bup-be-ma.jpg


Bức ảnh minh họa trên chính là Chucky “bé bỏng” trong loạt series phim Child’s Play. Thể loại phim kinh dị dù thực sự rùng rợn khi xem nhưng luôn là đề tài không bao giờ hết “hot” khi muốn thu hút sự chú ý của công chúng.

Nếu bạn đã từng thích thú chương trình truyền hình Cười Xuyên Việt phiên bản nghệ sĩ ở tập 8 với phần trình bày của Don Nguyễn là búp bê ma rùng rợn Annabella, ở phần cuối tiết mục với sự xuất hiện của “trùm cuối” Annabella cực kỳ đáng sợ thì cậu bé “Chucky” ma quái quay lại ở phần 3 của Child’s Play kinh dị lần này với sự đáng sợ “không thể chối từ”.

Bảng danh sách những bộ phim nguy hiểm nhất lịch sử lại có thêm một “ứng cử viên sáng giá” nữa rồi các bạn ạ. Sau hai năm kể từ lúc công chiếu Child’s Play 3 tức vào năm 1993 đã xảy ra vụ án mạng khiến dư luận lạnh gáy do kẻ giết người là Jamie Bulger chỉ mới 2 tuổi lẻ tháng được cho là chịu nhiều ảnh hưởng từ bộ phim này.

Ngoài ra còn một vụ “nổi như cồn” khác là khi hai cậu bé chỉ mới 10 tuổi là Jon Venables và Robert Thompson cùng nhau xem Búp bê ma 3 đã có những hành động man rợ “sao y” cậu bé Jamie Bulger 2 tuổi kể trên, đương nhiên tất cả chúng đều khá là giống với Chucky thực thụ vậy. Kinh khủng thật đúng không nào?



9-bup-be-ma-3.jpg


Búp bê ma 3 là sự tiếp nối của phần 2 với câu chuyện bắt đầu ly kỳ hấp dẫn nhưng không kém độ “căng”. Thời điểm 8 năm sau sự kiện xảy ra ở phần 2, Andy đã lớn lên không còn là cậu bé như ngày xưa, chàng thiếu niên Andy mong muốn trở thành một vị sĩ quan mạnh mẽ cho nên đã theo học ở một trường quân sự.

Đương nhiên câu chuyện không thể thiếu “diễn viên chính”, sau một thời gian im lặng và nghĩ rằng mọi điều tiếng đã không còn nên công ty Play Pals Toy tiếp tục cho ra mắt dòng sản phẩm danh tiếng từng làm mưa làm gió mang tên “Good guys” của mình.

Người ta thường nói những gì cũ kỹ nên vứt đi chứ không nên sử dụng, quả đúng thế, những vật liệu cũ để làm đồ chơi “Chucky“ được tái sử dụng và thế là một lần nữa hồn ma của Charles Lee Ray lại “hồi sinh” vào con búp bê để quay trở lại cuộc sống.

Cũng giống như phần trước hắn ta lại tiếp tục tìm kiếm Andy nhằm chiếm đoạt thể xác cậu bé, nhưng lần này Chucky lại rơi vào bàn tay của một cậu bé khác, và dường như là Charles Lee Ray “hạp tuổi” với cậu bé này hơn Andy.

Cậu thiếu niên Andy lại tiếp tục đứng lên chống lại lại mưu đồ xấu xa của Chucky một lần nữa. Cân nhắc khi xem nếu bạn có bệnh “tim thòng” nhé. Xem xong là không dám chơi búp bê luôn đó! Không được bấm vào video bên dưới đâu đó nha!






6) A Fish Called Wanda – Nàng Chạch Wanda (1988)

10-nang-chach.jpg


“Bộ sưu tập” những bộ phim nguy hiểm nhất lịch sử lần đầu tiên có “gương mặt đại diện” là một bộ phim hài kịch Nàng Chạch Wanda (tạm dịch), nghe thật phi lý nhỉ. Cùng tìm hiểu ngay xem thực hư thế nào.

A Fish Called Wanda là một bộ phim tâm lý hài kịch, mượn hình ảnh chú cún lông trắng tinh khôi trải qua các vụ tai nạn mà chú gặp phải cùng câu chuyện cô nàng xinh đẹp thông minh Wanda, thông đồng với 3 tên đạo chích để tổ chức vụ trộm kim cương để rồi hai trong số chúng đã “giếm” luôn toàn bộ số tang vật và nàng ta đã nhờ đến luật sư đòi lại “công bằng” cho mình.

Nghe thôi đã thấy vui rồi đúng không các bạn? Poster và tựa phim khiến chúng ta nghĩ sẽ có một con cá nào đó nhưng không có chú cá nào mà chỉ toàn “mắm” của xã hội thôi. Bộ phim lên án về thực trạng xã hội đầy cám dỗ lẫn cạm bẫy cho dù cố tránh nhưng một ngày nào đó bạn sẽ phải đối mặt.

Vậy tại sao nó lại được xếp vào mục những bộ phim nguy hiểm thế? Nguyên nhân chính cũng thật “lãng xẹt” không phải do phim mà do khán giả, do khi xem phim đã có 2 người đàn ông cười lăn cười bò, cười bất chấp bản thân, cười đến không thể thấy ánh sáng ngày mai, và có lẽ do thấy họ quá vui tính nên Chúa đã “mời trà” họ cùng tiếp tục vui vẻ bên cạnh ngài. Nụ cười cũng thật nguy hiểm nhỉ?



7) The Tingler – Ký Sinh Trùng (1959)

11-ky-sinh-trung.jpg


Bộ phim Ký Sinh Trùng (tạm dịch) sản xuất năm 1959 với vai diễn chính của Vincent Price đã khiến khán giả phải “khóc thét” khi xem. Nội dung phim cũng giống như những bộ phim kinh dị về các loài ký sinh trùng hay quái vật khổng lồ nhưng khác biệt ở chỗ là cách tiêu diệt nó.

The tingler có cách tiêu diệt ký sinh trùng hết sức “bá đạo” là phải thét thật lớn để loại bỏ chúng. Khán giả đến xem dường như “diễn sâu” quá cũng thường hét toáng lên cùng sự hỗ trợ của dàn xe cứu thương cùng những nữ y tá dọc các hành lang khi bộ phim công chiếu ở rạp.

Tất cả chỉ nhằm làm tăng độ “khùng” cho bộ phim nhưng cũng vì vậy nó lại “vinh dự” được đứng vào hàng ngũ “anh tài” những bộ phim “chết người” nhất lịch sử.



8) The Passion Of The Christ – Nỗi Khổ Hình Của Chúa (2004)

12-noi-kho-hinh-cua-chua.jpg


Những con chiên ngoan đạo hay những ai tin vào Chúa trời chắc hẳn không thể bỏ qua bộ phim The passion of the Christ này. Bộ phim nói về việc mà hàng tỷ con người trên thế giới dù có theo đạo hay không cũng có thể biết là Chúa Jesus vĩ đại chấp nhận những nhục hình, chịu đau đớn xác thịt thay cho nhân loại dù Ngài không hề có bất cứ tội lỗi nào.

Nỗi khổ hình của Chúa sản xuất năm 2004 của đạo diễn Mel Gibson đã dẫn đến sự lo ngại về vấn đề tôn giáo và có nhiều cảnh bạo hành khiến mọi người e ngại. Nhưng tài tử thủ vai Chúa Jesus cũng là đạo diễn bộ phim tâm sự rằng ông đã nếm đủ mùi đời, cực khổ bi ai, những lúc đó ông tìm đến Chúa đã khiến tâm hồn Gibson nhẹ nhõm.

Ngài chịu đóng đinh lên thập tự giá hay nhục hình đổ máu đều do mỗi người chúng ta góp phần vào việc khiến Ngài đau đớn.

“Hãy xem dù bạo lực để biết rằng Thiên Chúa vĩ đại vì loài người mà chịu đau đớn, mỗi chúng ta đều góp tay giết chết Ngài qua đó gửi gắm thông điệp, triết lý cao đẹp về niềm tin, niềm hy vọng, tình yêu và sự tha thứ.”



13-chua-bi-dong-dinh.jpg


Cũng vì chú trọng đến những cảnh quay nhục hình của người La Mã lên người Chúa cứu thế mà Mel Gibson đã phải bỏ ra những 12 năm ròng và tiêu tốn 25 triệu đô la để ông thực hiện bộ phim The Passion Of The Christ đấy các bạn.

Ngay với poster phim thôi là độ “sốc” vượt ngưỡng cho phép rồi. Chúa phải chịu đóng đinh thôi là quá đau đớn, vậy mà còn đeo “băng đô” dây thép gai còn ghê hơn tra tấn thời trung cổ ấy chứ! Không biết phim có gắn mác cấm những người “yếu sinh lý” không nhỉ?

Những cảnh quay “quá sâu” như vậy đã giúp cho bộ phim giành được “giải” những bộ phim nguy hiểm nhất mọi thời đại. Đã là những kẻ ngoan đạo thì các góc trong với phân cảnh tra tấn dù khủng khiếp cũng không làm giảm lượng vé đến rạp. Nhưng ngặt nỗi, nó dường như đang diễn ra ngay trước mắt người xem nên khiến không ít vị “tim chạy lộn xộn” buồn nôn, ngất xỉu.

Thậm chí một trường hợp được ghi nhận đã tử vong do phim có những cảnh bạo hành quá thật khiến nạn nhân Peggy lên cơn đau tim tử vong ngay tại bệnh viện. Nguy hiểm vậy ở nhà sướng hơn không nào, coi chi để rồi phim hết đời cũng tàn.



9) The Thin Blue Line (1988)

14-the-thin-blue-line.jpg


Bộ phim tài liệu được công chiếu vào năm 1988 do nhà làm phim Errol Morris thực hiện miêu tả về vụ án oan có thật của anh chàng Randale Dale Adams về vụ xả súng vào một viên cảnh sát ở bang Texas (Mỹ) năm 1976. Adams bị buộc phải sống trong cảnh tù tội và đứng trước bản án tử hình.

Randale đứng giữa ranh giới mong manh sống chết, tù tội đã khiến phim tài liệu này “chạm chân” bảng xếp hạng những bộ phim nguy hiểm nhất. Các cảnh quay trong siêu phẩm điện ảnh chủ yếu là dựng lại nhưng cũng thật hồi hộp khi xem cùng với việc những bằng chứng giả của một cảnh sát trực luôn “đâm” vào Randale cũng như nỗ lực của luật sư bào chữa cho anh để có được một kết thúc có hậu thì bộ phim tài liệu The Thin Blue Line cũng xếp vào hàng “hot” nhất thời điểm đấy.



15-mr-bean.jpg


Đến hơn chục năm sau, diễn viên hài người Pháp nổi tiếng thế giới với loạt phim Mr Bean, ngôi sao Rowan Atkinson đã thực hiện bộ phim cùng tên khiến người xem “cười bể bụng bầu”. Ngài “Bean” của chúng ta đúng là lợi hại, không đỡ nổi với độ “tăng động” của ông. Chắc hẳn sau khi giới thiệu xong, mọi người sẽ tìm “phiên bản lỗi” The Thin Blue Line của Mr Bean xem hơn là phim tài liệu đúng không nào?

Không bấm vào video dưới đây thì bạn sẽ bỏ lỡ một trận cười tẹt ga với ngài Bean đấy!






10) Fight Club – Sân Đấu Sinh Tử (1999)

16-san-khau-sinh-tu.jpg


Đúng là khi phim mà có “sao hạng nặng” cỡ như Brad Pitt tham gia thì luôn gây sốt và anh chàng tài tử điển trai 6 múi này khiến không ít cô cậu mê tít trên màn ảnh lẫn ngoài đời.

Sân Đấu Sinh Tử đã trở thành siêu phẩm điện ảnh ăn khách, cháy vé khi công chiếu. Bên cạnh những thành quả tốt đẹp, phim cũng làm lây lan “mốt” so tài cao thấp thông qua nấm đấm tại các câu lạc bộ mà các “sửu nhi” tham gia tích cực hơn cả việc học tập.

Tình trạng càng lúc càng tệ hơn khi cảnh sát phải áp giải những “chú trâu nhỏ” này về đồn làm việc vì tội ẩu đả gây thương tích. Và chàng sinh viên đang theo học tại một trường đại học tại thành phố xinh đẹp Sao Paulo, Brazil với cái tên rất hiền Mateus Meira đã đứng dậy với khẩu súng trong tay khi bộ phim đang chiếu cho khán giả xem.

Tiếng súng nổ kèm theo máu tươi xung quanh đã khiến bộ phim Fight Club “ăn chắc” danh hiệu những bộ phim nguy hiểm nhất mọi thời đại.



17-san-khau-sinh-tu-2.jpg


Cũng may vào thời điểm này, người đẹp Angelina Jolie, vợ của Brad Pitt chưa tham gia đóng bộ phim Wanted với vai diễn nữ sát thủ chuyên nghiệp bắn đạn xoáy ở mọi góc độ, chứ không thì làm gì có vụ xả súng nào xảy ra trong rạp khi bộ phim của chồng mình đang chiếu, ngay cả con ruồi còn bị bắn đến gãy cánh huống chi anh chàng Mateus này.



1. Roar – Rống (1981)

18-hong.jpg


Nếu bạn là một người yêu thích thiên nhiên thì không thể bỏ qua bộ phim này được. Roar được sản xuất năm 1981 với mức độ “thiên nhiên” không thể tưởng tượng nỗi. Cả đoàn làm phim dường như hoà mình vào một cuộc sống hoang dã với những bầy thú dữ như sư tử, hổ, báo.

Khi quay phim Rống, Noel Marshall là nhà biên kịch, đạo diễn kiêm nhà sản xuất dành một phần kinh phí để sắm… bông băng, thuốc đỏ chứ không phải là đạo cụ hay đầu tư kỹ xảo gì. Yêu thích sự chân thật nên đạo diễn Noel yêu cầu phải người thật việc thật lẫn động vật cũng phải 100% “tươi sống”.



19-su-tu.jpg


Roar chắc chắn sẽ “có tên” trong danh sách những bộ phim nguy hiểm nhất lịch sử. Thật tội nghiệp các diễn viễn. Đã có 70 thành viên trong đoàn bị thương khi đang quay. Phó nháy Jan de Bont bị tróc cả mảng da đầu bởi phải may đến 220 mũi kim vì được các con thú “thơm”.

Và chắc chắn không có ngôi sao nào nổi bật bằng cô Tippi Herden, cô bị sư tử cắn hẳn vào cổ phải “vá” 38 mũi đồng thời một chú voi đã làm gãy chân Tippi đều có thể thấy được khi xem phim. Nữ diễn viên Melanie Griffin con gái diễn viên Tippi Herden cũng phải may đến 50 mũi kim và tưởng chừng đâu cô nàng này sẽ trở thành “độc nhãn tướng quân” luôn ấy chứ, may thay vết thương ở mắt trái tuy nghiêm trọng nhưng không bị nhiễm trùng.

Và “pô” ảnh trên chính là cảnh những chú sư tử muốn làm ngôi sao điện ảnh nên “diễn sâu” để mong sớm đặt chân vào Hollywood.

Đến đây thôi là đã thấy độ nguy hiểm “khủng” đến cỡ nào rồi. Không biết là sau bộ phim này có ai bỏ nghề không nữa, chứ đóng phim như vậy thì khác nào sống trong vườn bách thú.

Phải tốn 11 năm trời, 17 triệu đô la để hoàn thành bộ phim trong đó phần lớn kinh phí là lương cho Noel Marshall và diễn viên Tippi Herden, đúng là liều ăn nhiều mà, sau cú này cô ấy quá “ấm” rồi dù bị thương như vậy cũng đáng đồng tiền bát gạo.



Tuy vậy, doanh thu đạt của bộ phim chỉ hơn 1/10 kinh phí bỏ ra. Quả thật không phải cứ cật lực trồng cây thì sẽ hái trái ngọt đâu!

Hãy cùng hoà mình vào thiên nhiên hoang dã và chuẩn bị tâm lý trước khi thưởng thức vì những cảnh quay “tươi không cần tưới” dưới đây bạn nhé!


Chia sẻ bài viết với bạn bè để được biết thêm về những bộ phim nguy hiểm nhất lịch sử ngay và liền nào các tình yêu ơi!


nguồn : lalung.vn
 
×
Quay lại
Top