Những biến tấu của giảng đường hiện đại

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Vài sinh viên đang ngủ gục, đâu đó là những chiếc máy tính xách tay luôn sáng đèn với những facebook hay trò chơi điện tử, vài cô cậu khác lại đang hí húi cắn hạt hướng dương lách tách…

Những hình ảnh diễn ra ngay trên các giảng đường thời hiện đại.
Không gian sư phạm ĐH đề cao tính tự giác của mỗi sinh viên. Thế nhưng, nhiều bạn trẻ lại không ý thức được trách nhiệm học tập của mình, lợi dụng sự buông lỏng trong khâu quản lý kỉ luật trên lớp của các giảng viên để làm xấu đi hình ảnh của một giảng đường ĐH.
ImageHandler.ashx
Giảng đường thành… căng-tin.
Hành trang lên giảng đường của nhiều sinh viên

Nếu ở những bậc học thấp hơn, học sinh luôn được nhắc nhớ rằng ăn quà vặt trong giờ là vi phạm nội quy thì khi trở thành sinh viên đại học, điều ấy lại trở thành sự tự giác của mỗi người. Và đó là khi sự thiếu ý thức của một số bạn sinh viên được bộc lộ.
Ghé qua nhiều trường ĐH Việt, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng khi thấy sinh viên ngồi trong lớp học với những đồ ăn thức uống ngổn ngang trên mặt bàn ngay trong giờ học. Và nếu như ở lại mỗi cuối buổi học, chúng ta mới được tận mắt chứng kiến “bãi chiến trường” rác thải mà các bạn sinh viên hồn nhiên xả ra trong lớp.

Mai (sinh viên năm 3, Trường ĐH Thương Mại) chia sẻ: “Nhiều lần ở lại lớp sau giờ học, mình thấy thương các cô lao công đi dọn dẹp các lớp học. Nào vỏ bánh vỏ kẹ, vỏ hướng dương, nào cốc, nào chai, hết trong ngăn bàn đến dưới đất, cứ như một quán vỉa hè vậy”.

Giảng đường thành… nhà trọ

Sinh viên nhiều trường ĐH bây giờ tỏ ra vô cùng thoải mái. Họ đôi khi tự cho mình cái quyền được nghe giảng khi có hứng thú và được… ngủ khi sự tập trung không còn. Điều đáng nói là những hành động “xấu xí” ấy cứ diễn ra thường nhật, công khai như không có chuyện gì xảy ra.

Tú (sinh viên năm 4, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội) cho rằng: “Các thầy cô không phải là không biết những hiện tượng trên, cũng rất nhiều lần nhắc nhở nhưng mãi cũng không được nên cũng tặc lưỡi cho qua, coi như không làm ồn lớp là được”. Có sinh viên khi được hỏi hồn nhiên lấy lí do “mình phải đi làm thêm nên thiếu ngủ trong khi giảng viên dạy chán quá nên mình ngủ rồi về đọc giao trình thêm cũng được, cuối môn là có đề cương hết ý mà”.

Bàn về vấn đề “ngủ trên giảng đường”, sinh viên có vô vàn những lí do giải thích cho hành động đó, nhiều giảng viên cũng ngán ngẩm khi cứ mãi phải nhắc nhở những sinh viên ấy. Chỉ biết là, hình ảnh phòng học người ngồi, người bò, người nghe, người ngủ dù hết sức phản cảm nhưng vẫn cứ tồn tại suốt bấy lâu nay.

Giảng đường thành… quán net

Ở vào thời đại công nghệ số lên ngôi, việc áp dụng những thiết bị hiện đại vào giảng dạy và học tập có lẽ không còn quá xa lạ với các trường đại học ở Việt Nam. Laptop, máy tính bảng, điện thoại di động đã và đang dần thay thế những vở và bút truyền thống.
Nhiều trường cũng không ngần ngại phủ sóng wifi để hỗ trợ cho sinh viên và giảng viên trong công việc lên lớp thường ngày. Thế nhưng, trong suốt một buổi học, liệu có bao nhiêu thời gian sinh viên sử dụng những thiết bị đó để phục vụ cho việc học thực sự? Hay thầy dạy cứ dạy còn trò thì online, chat, chơi game là việc của trò?

ImageHandler.ashx
Sinh viên hồn nhiên ngủ trên giảng đường.
Hằng (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ: “Một năm trở lại đây, trường mình có phủ sóng wifi cho sinh viên sử dụng. Mình thấy việc này rất tốt cho cả thầy và trò. Nhưng ngay sau đó lớp học bỗng trở thành quán net. Nhiều bạn mang laptop đi sử dụng nhưng chủ yếu là để lướt mạng và chơi game. Thế nên nhà trường lại phải đổi mật khẩu liên tục để hạn chế sinh viên dùng. Kết quả là lại đâu và đấy”.

Có thể nói, xã hội ngày càng phát triển cũng kéo theo nhiều sự thay đổi trên các giảng đường. Những chúng ta cần phải nhớ rằng, dù là thời đại nào đi nữa thì giảng đường vẫn là nơi để học tập, để tiếp nhận kiến thức, và sinh viên vẫn sẽ là người đi học.
Do đó, việc biến hình ảnh lớp học trở nên “xấu xí” đi hẳn là một hành động cần lên án. Chỉ khi nào lớp học tồn tại hai đối tượng là người dạy học và người đi học thì khi đó, ý thức tự giác của mỗi sinh viên mới thực sự được phát huy hiệu quả.
Theo Vietnamnet
 
×
Quay lại
Top