Nhu cầu nhân lực nghề quản lý khách sạn

vg.edu

Thành viên
Tham gia
24/1/2013
Bài viết
3
NHU CẦU NHÂN LỰC NGHỀ QUẢN LÝ KHÁCH SẠN


“Việt Nam đang phải đối mặt với sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản, nhất là trong ngành công nghiệp du lịch khách sạn.” Nhu cầu này càng trở nên cấp thiết khi sắp tới đây, vào năm 2015, Thỏa thuận ASEAN về tự do luân chuyển nguồn nhân lực ngành Du lịch giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á được triển khai.



Tuy nhiên, nguồn nhân lực về quản lý khách sạn ở nước ta trong những năm vừa qua chưa được định hình rõ rệt dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu. Hàng năm các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên cả nước “xuất xưởng” không ít SV chuyên ngành quản lý khách sạn. Thế nhưng, phần lớn trong số họ sau khi ra trường không có được công việc đúng với chuyên môn, nếu có thì cũng chỉ “tạm trú” ở các địa bàn nhỏ như khách sạn mini, nhà nghỉ…


Nguyên nhân vẫn do SV ít được cọ xát với thực tế, chưa được trang bị kỹ năng thích hợp nên các nhà quản lý khách sạn trong nước khó đảm nhận được trọng trách. Kết quả, hàng loạt khách sạn lớn, cao cấp phải thuê quản lý người nước ngoài. Việc làm có, cơ hội không khan hiếm nhưng lại khó để nắm bắt. Hầu hết các khách sạn cao cấp như Daewoo, Melia, Furama… đều vấp phải một khó khăn trong việc tìm kiếm nhân viên đã qua đào tạo một cách bài bản, giỏi ngoại ngữ, đặc biệt là nhân viên giỏi tiếng Anh mặc dù hầu hết các SV tốt nghiệp vào làm việc đều đã qua một khóa đào tạo ngắn hạn của khách sạn.


Ông Nguyễn Phát Thảo Tổng giám đốc khách sạn New Epoch cho biết: nghề quản lý KS thường đem lại khoản thu nhập cao hơn khá nhiều so với mặt bằng chung và có nhiều cơ hội thăng tiến. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, người quản lý phải biết cách lên kế hoạch làm việc cụ thể, khoa học cho từng bộ phận cũng như phân công và đôn đốc nhân viên thực hiện. Ngoài ra, họ phải có khả năng truyền nhiệt huyết cho những người xung quanh để tạo nên một tập thể năng động, hiệu quả.


Tất nhiên, người quản lý dù tài giỏi cũng khó đương đầu với sức ép và sự căng thẳng của công việc nếu thiếu sự hỗ trợ hiệu quả của đồng nghiệp. “Không phải ai cũng là nhà quản lý ngay từ những ngày đầu tiên bước chân vào nghề. Rất nhiều quản lý giỏi trong KS hiện nay từng trải qua những vị trí như lễ tân, phục vụ phòng, bếp… Qua trải nghiệm thực tế, tích lũy kiến thức, chuyên môn sẽ giúp người làm quản lý ở KS có thêm nhiều kinh nghiệm để làm việc tốt”, ông Thảo khẳng định.


Nghề Quản lý khách sạn tại Việt Giao


Nghề quản lý KS đảm nhiệm nhiều công việc với những yêu cầu khác nhau về kiến thức và kỹ năng. Ngành quản lý KS là ngành học nhiều từ thực tiễn, cho nên các trường Việt Giao đã xây dựng chương trình với 30% giờ lý thuyết và 70% giờ thực hành nhằm tạo ra môi trường thực tiễn trong quá trình học. Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên là những nhà quản lý chuyên nghiệp có nhiều năm làm việc tại các khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đây là cơ hội để người học có thể chia sẽ những kinh nghiệm thực tế, nghệ thuật quản lý ngay từ trong lớp học qua đó tích lũy được vốn kiến thức thực tế, nâng cao kỹ năng quản lý cho bản thân sau này.


Để tham khảo các chương trình đào tạo nghề quản lý khách sạn, người học có thể truy cập vào website www.vietgiao.edu.vn hoặc đến trực tiếp Trường Trung cấp nghề Việt Giao – số 193 Vĩnh Viễn, phường 4, quận 10, Tp. HCM, điện thoại (08) 39 270 278 hotline: 0925 357 357 – 0979 6688 68
KenhSinhVien-hospitality-training-08.jpg


KenhSinhVien-hotel-mgt.jpg
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top