Nhộn nhịp sân bóng đá cỏ nhân tạo Hà Nội p1

TENCATE

Banned
Tham gia
29/2/2016
Bài viết
0
Không những thế giới mà ở Việt Nam, hầu như tất cả các chàng trai và rất nhiều cô gái cùng sở thích đam mê bóng đá cuồng nhiệt. Vì thế có người cùng ăn cùng ngủ với bóng đá cũng chẳng lạ gì, và đặc biệt là những trận bóng Premier League, La Liga hay Champions League. Không những muốn xem mà họ còn muốn lăn bóng trên sân. Và những sân cỏ nhân tạo ở khắp nơi được tạo ra để phục vụ những đam mê đó.

Ở Hà Nội, TP HCM và lan rộng ra tất cả các tỉnh thành, đã có hàng ngàn sân cỏ nhân tạo mọc lên. Bài viết này sẽ đề cập đến một số sân cỏ nhân tạo tiêu biểu tại Hà Nội và hy vọng bạn sẽ tìm được một sân cỏ nhân tạo phù hợp với túi tiền và có những trận bóng chất lượng.

  1. Khu vực quận Cầu Giấy
Cụm sân trường Cao đẳng Múa Hà Nội (Hồ Tùng Mậu – Mai Dịch – Quận Cầu Giấy – Hà Nội)

Gồm 3 sân 7 người kích cỡ đạt tiêu chuẩn.

– Ưu điểm: Giá thuê sân khá là rẻ trừ những khung giờ chiều tối vì những khung giờ này nhu cầu thuê sân tăng cao. Ở đây, những đội chơi sẽ không đơn độc mà không khí còn rất sôi động vì có rất nhiều khán giả cổ vũ bởi vì xung quanh tập trung rất nhiều sinh viên.

– Nhược điểm: Địa điểm khá là xa trung tâm thành phố. Ít khung giờ để người chơi lựa chọn.

– Giá cả: Từ 16h – 23h là 650 ngàn đồng cho 90 phút (kèm cả nước), trước 16h chiều giá chỉ còn 250 ngàn cho 90 phút (kèm nước uống) áp dụng cho các ngày trong tuần trừ ngày thứ bảy – chủ nhật.

Sân cỏ nhân tạo chân cầu vượt Mai Dịch (Số 1 Phạm Hùng)

– Gồm 3 sân 7 người mở cửa từ 5h sáng – 23h tối.

– Ưu điểm: Mỗi sân là 1 khu riêng biệt, các cầu thủ đá bóng rất thoải mái. Sân có khá nhiều khung giờ trống để các đội có thể lựa chọn.

– Nhược điểm: Sân bóng khá xa trung tâm, nằm ngay mặt đường nên ồn ào và bụi bặm bởi xe cộ đi lại. Chất lượng ánh sáng chưa tốt.

– Giá cả: 450 ngàn cho 60 phút thi đấu.

Cụm sân Trường An trên đương Nguyễn Phong Sắc (Lô D18, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội)

– Cụm này có 4 sân 7 người

– Ưu điểm: Sân có lớp cỏ rất mềm mượt, các đường kẻ vạch rõ nét. Có nhiều giờ trống cho các đội bóng lựa chọn.

– Nhược điểm: Xa trung tâm thành phố. Không có địa chỉ chính xác vì nằm trên một khu đất trống. Nếu chưa biết sân bóng thì sẽ rất mất thời gian để tìm ra nó.

– Giá cả: Từ 16h – 23h là 650 ngàn đồng trong 90 phút. Những khung giờ khác, giá chỉ còn 300 ngàn đồng cho 90 phút, trừ ngày cuối tuần là 400 ngàn đồng.

Các sân khác trong khu vực:

– Sân Thành Lâm VTC: Đi đường Đình Thôn trên Phạm Hùng vào khoảng 1000m

– Sân PVV dầu khí: Lô 22, Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội

– Sân Bến xe Mỹ Đình: Gần Bến xe Mỹ Đình – Phạm Hùng

  1. Khu vực quận Tây Hồ
Sân An Dương (Số 47 ngõ 76 An Dương, Hà Nội)

– Sân gồm 6 sân nhỏ (4 sân liền kề nhau và 2 sân nằm ở phía sau)

– Ưu điểm: Nằm ngay trung tâm thành phố Hà Nội. Chất lượng cỏ nhân tạo tốt hơn so với các sân khác vì đã được nâng cấp. Dàn đèn cao áp để phục vụ chơi bóng buổi tối cũng khá tốt. Lực lượng bảo vệ khá chuyên nghiệp nên những mâu thuẫn trên sân được giải quyết nhanh chóng.

– Nhược điểm: Dễ bị mất bóng vì xung quanh sân là những bãi đất có nhiều cây, vì thế rất khó có thể tìm thấy bóng nếu bị xút ra ngoài.

– Giá cả: Giá cho 90 phút thi là 650 ngàn đồng. Từ 18h30 – 20h, giá sân có thể dao động từ 650 – 750 ngàn đồng. Nếu thi đấu vào lúc 6 giờ sáng thì có thể các đội bóng sẽ được giảm giá trong khoảng từ 500 – 600 ngàn đồng (tùy thuộc vào thời tiết).

Sân Chu Văn An (Số 10 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội)

Sân Chu Văn An có 3 sân nhỏ, nằm ngay cạnh trường trung học phổ thông Chu Văn An. Các hoạt động bóng đá chỉ được diển ra vào buổi chiều tối.

– Ưu điểm: Nằm ngay ở trung tâm thành phố Hà Nội và cạnh Hồ Tây. Không khí rất thoáng mát.

– Nhược điểm: Mặt cỏ quá ngắn khiến cho nhiều lúc các cầu thủ trên sân bị ngã khi thi đấu do đế giày không đủ độ bám. Hệ thống đèn điện không tỏa được hết sân, có góc tối góc sáng. Giá thuê sân tương đối cao. Mức giá năm 2012 là 900 ngàn cho 90 phút nhưng sau đó đã giảm xuống còn 750 ngàn.

– Giá cả: 750 ngàn đồng cho 90 phút thi đấu.

Sân Quảng An (16/67 phố Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội)

– Ưu điểm: Sở hữu 2 sân với diện tích khác nhau. Một sân ngắn và rộng còn một sân dài hơn, thích hợp cho những bạn quen thi đấu trong không gian hẹp và những bạn thích đi bóng tốc độ. Khung thành được đầu tư khá tốt.

– Nhược điểm: Dàn đèn cao áp rất kém cho nên không phù hợp với các trận đấu buổi tối.

– Giá cả: 650 ngàn đồng sân nhỏ; 750 ngàn đồng sân lớn.

Các sân khác trong khu vực:

– Sân Tây Hồ: Số 101 Xuân La – Đối diện Trường Tiểu Học Xuân La

– Sân R9 Lạc Long Quân: Ngõ 697 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội

– Sân Âu Cơ: Ngõ 264 Âu Cơ

  1. Khu vực quận Đống Đa
Cụm sân ĐH Thủy Lợi (Ngõ 165 Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội)

Gồm có 4 sân nhỏ và 1 sân lớn phục vụ những trận đấu 11 người.

– Ưu điểm: Diện tích sân 7 người khá là rộng, khung thành cũng lớn nên các bạn thủ môn thích “bay nhảy” sẽ rất thích hợp với sân này. Công tác tổ chức khá tốt, đội ngũ bảo vệ chuyên nghiệp. Bạn sẽ không được phép vào sân nếu chưa tới giờ thi đấu. Bạn cũng không lo bị mất cắp tài sản khi thi đấu.

– Nhược điểm: Khó đặt sân vào những khung giờ đẹp. Không phù hợp với các đội không dư giả về tiền bạc. Mặt cỏ cũng đã xuống cấp khá nhiều nên sân thường trở nên khá trơn cho những người không sử dụng giày chuyên dụng.

– Giá cả: Khoảng 900 ngàn cho 90 phút thi đấu

Các sân khác trong khu vực quận Đống Đa:

– Sân Phòng không – Không quân (8 sân 7 người): Số 71 Trường Chinh và 88 Lê Trọng Tấn

– Sân Đại học Y: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội

– Sân Đại học Công Đoàn: Ngõ 167 Tây Sơn, gần trường ĐH Công Đoàn

Theo Ku Tuấn & Huy Bof / Trí Thức Trẻ
 
×
Quay lại
Top