Nhìn lại những vụ thu hồi sữa gây chấn động thế giới

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Sự cố sữa Fonterra, Abbott, Dumex, Karicare có nguy cơ nhiễm khuẩn đang khiến người tiêu dùng vô cùng lo lắng thực tế không phải vụ đầu tiên, và có lẽ cũng khó là vụ cuối cùng.

thu-hoi-sua-lon-nhat-sua-_1.jpg

Tiêu hủy sữa nhiễm melamine tại Trung Quốc​

Thu hồi sữa nhiễm melamine tại Trung Quốc

Một trong những vụ sữa “độc” đình đám và thu hút sự chú ý công luận nhất có thể kể đến vụ thu hồi sữa nhiễm melamin tại Trung Quốc. Sau cái chết của 6 trẻ em và 300.000 trẻ khác bị ảnh hưởng, người ta mới phát hiện ra melamine - hóa chất chỉ dùng trong công nghiệp nhằm làm tăng hàm lượng đạm - có trong các sản phẩm của 22 công ty sữa Trung Quốc, trong đó có Sanlu, Mengniu, Yili, và Yashili. Đặc biệt xuất hiện cả cái tên Fonterra đang nổi đình đám trong vụ bê bối mới nhất thông qua cổ phần lớn trong một hãng sữa địa phương.

Sau vụ bê bối này, người dân Trung Quốc gần như tẩy chay với những sản phẩm sữa nội và tìm đến với nhiều loại sữa ngoại xuất xứ từ Úc, Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, tạo nên một làn sóng “tận thu” khiến lượng sữa bày bán trên các kệ hàng sụt giảm nhanh chóng, đến độ chính quyền nhiều nước đã phải khuyến các hãng và đại lý hạn chế lượng sữa mỗi lần mua. Tuy nhiên, nguồn lợi quá lớn khiến cho làn sóng này không vì thế mà giảm bớt.

Abbott thu hồi sữa do nhiễm côn trùng

Tháng 9/2010, Abbott đã phải tự nguyện thu hồi 5 triệu hộp sữa Similac Advance và Similac Sensitive do có nguy cơ nhiễm côn trùng gây chứng chán ăn cho trẻ trên phạm vi của các quốc gia Mỹ, Puerto Rico, Guam và một số nước Caribe. Theo Abbot thừa nhận, côn trùng đã bị phát hiện có trong sữa của hãng này sản xuất tai nhà máy Michigan.

Trước đó, tháng 2/2005, hãng cũng từng phải thu hồi sữa Similac Advance do phát hiện thấy sản phẩm có lẫn một số hạt nhựa li ti màu đen. Đến tháng 9/2006, một vụ thu hồi nữa lại diễn ra. Lần này là với các hộp Similac Alimentum Advance, 2 lô Similac Advance và một lô Similac Advance sau khi nhận được lời phàn nàn của người tiêu dùng rằng sản phẩm bỗng nhiên biến đổi máu sắc bất thường và lượng Vitamin C được xác định là không giống như đã được ghi trên nhãn. Vẫn chưa hết, tháng 5/2007, 2 lô Similac Special Care cho trẻ sơ sinh lại được phát hiện là không có đủ hàm lượng sắt như trên bao bì, gây ra nguy cơ thiếu máu do lượng sắt không đủ cho trẻ nhỏ.

Thu hồi sữa bột Nesquik nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella tại Mỹ

thu-hoi-sua-lon-nhat-sua_2.jpg

Sữa Nesquik bị thu hồi tại Mỹ

Tháng 11/2012, hãng Nestle phải thu hồi khẩn cấp hơn 200.000 hộp sữa hương chocolate Nesquik trên toàn nước Mỹ sau khi nhà cung cấp nguyên liệu sữa cho hãng - công ty Omaya Inc - tiến hành thu hồi một số sản phẩm sữa bột có chứa canxi cacbonat vì lo ngại nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella có thể gây tiêu chảy, đau bụng, sốt, thậm chí tử vong.

Thu hồi sữa Wakodo và Morinaga tại Hong Kong

thu-hoi-sua-lon-nhat-sua_3.jpg
Sữa Wakodo

Tháng 8/2012, Hong Kong đã tiến hành thu hồi một số sản phẩm sữa Wakodo và Morinaga của Nhật Bản – vốn cũng khá được các bà mẹ Việt Nam ưa chuộng - do có hàm lượng iốt thấp dưới mức quy định: chưa bằng 1/3 mức quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong khi iốt là chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Ngoài Wakodo và Morinaga, chủ yếu cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, sữa Meiji HP cho trẻ dưới 36 tháng tuổi cũng thuộc diện bị thu hồi.

Theo Trung tâm An toàn Thực phẩm Hong Kong, sự thiếu hụt này có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Nếu các chức năng thông thường của tuyến giáp bị ảnh hưởng có thể tác động xấu tới sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh. Ước tính có khoảng 2.000 trẻ tại Hong Kong bị ảnh hưởng sau khi dùng hai loại sữa này trong một thời gian dài.

Nhật Bản tiến hành thu hồi sữa Meiji nhiễm phóng xạ

thu-hoi-sua-lon-nhat-sua_4.jpg
Sữa Meiji tại Nhật nhiễm phóng xạ

Tháng 12/2011, Nhật Bản đã tiến hành thu hồi trên 400.000 hộp sữa sữa bột “Meiji STEP” cho trẻ trên 9 tháng tuổi sau khi kiểm tra phát hiện trong loại sữa Meiji STEP loại 850g có chứa chất phóng xạ cesium. Toàn bộ số sữa trên được sản xuất tại nhà máy Meiji ở thành phố Kasukabe, cách Tokyo 30km về phía Bắc. Sữa bò dùng để chế biến ra bột sữa nguyên chất được vắt và thu gom trước khi sự cố rò rỉ hạt nhân tại nhà máy Fukusima xảy ra, song cesium trong khí quyển có thể lẫn vào sữa trong quá trình xử lý sấy khô nguyên liệu.

Meiji khẳng định hàm lượng phóng xạ vẫn nằm trong giới hạn cho phép và việc thu hồi chỉ là nhằm phòng xa. Tuy nhiên, do trải qua cơn chấn động chưa được bao lâu cùng với sự cố rò rỉ hạt nhân tại nhà máy điện liên tục hiện diện trên truyền thông thì dù có phóng xạ hay không, người tiêu dùng cũng khó ngon miệng và an tâm cho được.
Theo songmoi.vn
 
Ui, ngắn gọn - súc tích: Sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:x
Hổng thôi đừng xài sữa ngoại thúê nhập khẩu nên mắc, cứ uống Vinamilk Vươn cao Việt Nam. Nhưng nhớ hồi nhỏ mình với thằng em hay ăn sống sữa Dielac, ngon :)
 
Hiệu chỉnh:
×
Quay lại
Top