Nhân tài Đất Việt 2017 vinh danh với ứng dụng 3D trong y học

hangtn1

Thành viên
Tham gia
25/12/2017
Bài viết
2
Trong lễ trao giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2017 diễn ra tại Hà Nội vào tối 16-11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao giải nhất lĩnh vực Công nghệ thông tin cho sản phẩm "Ứng dụng công nghệ mô phỏng thực tại ảo 3D xây dựng cơ thể người phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu trong khối ngành khoa học sức khỏe" của nhóm tác giả trường Đại học (ĐH) Duy Tân. Đây cũng là giải nhất duy nhất trong năm nay.
Nhân tài Đất Việt là giải thưởng hàng đầu về lĩnh vực Công nghệ thông tin ở Việt Nam và cũng là giải thưởng uy tín trong các lĩnh vực Môi trường, Khoa học công nghệ, Y dược... được sự quan tâm đặc biệt của các nhà lãnh đạo và được dư luận xã hội đánh giá cao.

photo-1-1511259488902.jpg
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trao giải nhất lĩnh vực Công nghệ thông tin cho nhóm tác giả ĐH Duy Tân


Giải thưởng Nhân tài Đất Việt do Hội Khuyến học Việt Nam khởi xướng từ năm 2005 và được đồng tổ chức bởi báo Dân trí cùng tập đoàn VNPT. Giải thưởng uy tín mang tầm quốc gia tìm kiếm và lựa chọn ra nhiều nhân tài, những người có các công trình nghiên cứu khoa học giá trị, đem lại lợi ích cho xã hội. Năm 2017 là năm thứ 13 giải thưởng Nhân tài Đất Việt được tổ chức với chủ đề "Công nghệ sáng tạo, Kết nối thông minh" nhằm hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và khởi nghiệp sáng tạo.

Giải thưởng năm nay thu hút 289 sản phẩm dự thi ở các nhóm: sản phẩm Công nghệ thông tin tiềm năng, sản phẩm Công nghệ thông tin ứng dụng trên thiết bị di động và sản phẩm Công nghệ thông tin khởi nghiệp. Dự thi ở nhóm sản phẩm Công nghệ thông tin tiềm năng, sản phẩm "Ứng dụng công nghệ mô phỏng thực tại ảo 3D xây dựng cơ thể người phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu trong khối ngành khoa học sức khỏe" của nhóm tác giả đến từ ĐH Duy Tân gồm: Lê Nguyên Bảo, Lê Văn Chung, Trịnh Hiệp Hòa, Lê Khắc Triều Hưng, Nguyễn Lương Thọ, Nguyễn Minh Đức và Lê Hoàng Quốc Bảo đã xuất sắc đoạt giải nhất duy nhất trị giá 100 triệu đồng của giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2017.

Sản phẩm của nhóm tác giả ĐH Duy Tân được đánh giá cao bởi những hiệu quả tích cực mang lại trong công tác đào tạo chuyên ngành Y khoa. Cụ thể, sản phẩm Ứng dụng công nghệ mô phỏng 3D trong giải phẫu học đã hoàn thiện hầu như toàn bộ các mô hình 3D cho các hệ và cơ quan trong cơ thể người. Trong đó, các hệ quan trọng trong cơ thể người như: hệ xương, hệ cơ, hệ mạch máu và tim, hệ thống dây thần kinh và não, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết và sinh dục, các tuyến và hạch... đã được mô tả bởi hơn 3.924 chi tiết mô phỏng và được thực hiện hoàn toàn dựa theo đặc điểm nhận dạng và đặc điểm giải phẫu của người Việt. Trong suốt quá trình triển khai thực hiện, sản phẩm đã được các giáo sư cùng nhiều nhà khoa học đầu ngành về Y khoa đang giảng dạy tại các đại học Y cũng như bệnh viện lớn trong nước theo sát kiểm tra và thẩm định. Vì thế, Ứng dụng công nghệ mô phỏng 3D trong giải phẫu học của nhóm tác giả ĐH Duy Tân đã đảm bảo được tính chính xác về những chi tiết và dữ liệu Y khoa của người Việt Nam. Đây cũng là khác biệt cơ bản so với các sản phẩm mô phỏng khác của thế giới hiện đang bán trên thị trường.

photo-1-1511259490783.jpg
Nhóm tác giả ĐH Duy Tân và một phần hình ảnh sản phẩm Ứng dụng công nghệ mô phỏng 3D trong giải phẫu học


Ứng dụng công nghệ mô phỏng 3D trong giải phẫu học của nhóm tác giả ĐH Duy Tân còn có rất nhiều ưu điểm vượt trội. Ứng dụng hỗ trợ người học nhìn thấy trực quan từng cơ quan, từng chi tiết giải phẫu cụ thể và có thể tương tác trực tiếp (xoay, ẩn, hiển thị, di chuyển, đánh dấu, diễn hoạt cử động…) trong không gian 3 chiều qua máy chiếu 3D, kính 3D, các loại kính hỗ trợ VR (Virtual Reality) như: Oculus Rift, gear VR, HTC Vive… hoặc tương tác qua máy tính để bàn và xách tay (trên nền Windows, Mac, Linux), qua điện thoại thông minh và máy tính bảng (hệ điều hành Android hoặc iOS). Điều này đã giúp khắc phục được tình trạng giảng dạy lý thuyết "chay" ở một số trường học hay cơ sở đào tạo Y khoa, giúp sinh viên có cái nhìn trực quan về cơ thể người ở các góc độ khác nhau và tự tích lũy được kinh nghiệm trong suốt quá trình học tập, từ đó sẽ tự tin hơn khi bước vào tác nghiệp thực tế.

Bên cạnh đó, ứng dụng đã tích hợp sẵn cấu trúc bài học giải phẫu chuẩn dựa trên việc tham khảo nhiều nội dung giảng dạy bộ môn Giải phẫu học của các trường đại học uy tín như: NUS, State University of New York, Purdure. Qua đó, người dạy và người học có thể hoàn toàn tự xây dựng cấu trúc bài học, kịch bản bài giảng (theo case study) riêng, phù hợp với mỗi cá nhân người học và các mục đích học tập khác nhau. Điều thú vị là ngay khi học với ứng dụng này, sinh viên có thể trực tiếp tra cứu dữ liệu bằng tiếng Anh, tiếng Việt và tiếng Latin thông qua những thông tin mẫu, giúp sinh viên tiếp thu được kiến thức toàn diện hơn.

Đại diện nhóm tác giả ĐH Duy Tân, ThS. Lê Văn Chung cho biết: "Ứng dụng công nghệ mô phỏng 3D trong giải phẫu học là tâm huyết sau 5 năm dày công nghiên cứu của nhóm chúng tôi. Với sản phẩm này, chúng tôi mong muốn góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả giảng dạy y khoa, hỗ trợ đắc lực trong công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế có chất lượng. Hiện tại, sản phẩm của chúng tôi đã và đang được đưa vào giảng dạy cho sinh viên khối ngành Khoa học sức khỏe tại ĐH Duy Tân và đã nhận được những phản hồi tích cực của giảng viên và sinh viên. Ứng dụng nhận được giải thưởng Nhân tài Đất Việt chính là động lực để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu thêm nhiều sản phẩm hữu ích, đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện và phát triển sản phẩm này theo hướng xây dựng các tình huống bài giảng lý thuyết và lâm sàng cụ thể, mô phỏng các tình trạng bệnh lý, mô phỏng mổ nội soi trên các mô hình 3D..."

(Nguồn: báo Người Lao động)
 
Thiết bị cho Chính quyền điện tử từ Tech Demo 2017

Đó là thiết bị ra đời từ dự án “Hệ thống In/Scan/Photo tự phục vụ” (gọi tắt là DTUSSM) do Trung tâm Điện-Điện Tử CEE (chủ trì thực hiện) cùng đơn vị phối hợp là Trung tâm Công Nghệ Phần Mềm CSE theo đặt hàng của cơ quan chủ quản là Đại học Duy Tân.

0achon_CIF_5523.jpg

Giới thiệu tính năng in tài liệu từ email với khách quan tâm tìm hiểu thiết bị tại Tech Demo 2017 - Ảnh: T.N

Ý tưởng ra đời từ việc cần thiết xây dựng giải pháp, thiết kế và thi công Hệ thống nhúng bao gồm In/Scan/Photo tự phục vụ áp dụng trong Trường Đại học Duy Tân.

Thiết bị sẽ phục vụ nhu cầu in ấn, scan văn bản, photocopy tài liệu của sinh viên,cán bộ, giảng viên trong Trường; giúp cho việc in/scan/photo được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng và có thể thực hiện bởi bất kỳ ai mà không cần phải có nhân viên trực hướng dẫn, hay trợ giúp vận hành máy.

Ngay cả việc hết giấy cũng được báo cáo tự động từ xa (gửi đến người quản trị, người được phân công theo dõi vận hành thiết bị qua email hoặc sms).

Thiet%20bi%20cho%20CQDT.jpg

Với các chức năng đa dụng, thiết bị DTUSSM thích hợp để bố trí ở nhiều nơi khác, nhất là những điểm giao dịch công, điểm thực hiện dịch vụ hành chính công trực tuyến. - Ảnh: Chụp lại từ slide của Trung tâm Điện-Điện Tử CEE.

Thiết bị bao gồm hệ thống nhúng được thiết kế tích hợp (chức năng) in/scan/photo (gọi tắt là DTUSSM) trên 1 máy in đa năng; 1 máy (hệ board nhúng tích hợp) làm nhiệm vụ giao tiếp với người dùng, nhận lệnh từ người dùng và thực hiện các chức năng điều khiển máy in đa năng thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của người dùng.

Thiết bị tương thích và đọc, in được nguồn tài liệu từ: USB, thẻ nhớ microSD, nhận từ email. Scan văn bản và lưu trữ vào: USB, thẻ nhớ microSD, gởi email, (nếu sử dụng trong giao dịch công sẽ phát triển thêm ứng dụng về documents từ tài khoản của mình trên hệ thống thông tin Chính quyền điện tử). Photocopy từ tài liệu gốc. Hỗ trợ các loại xác thực: thẻ nhựa có in Barcode, thẻ RFID (thẻ từ), thẻ chip, vân tay.

Phó Giám đốc Trung tâm Điện-Điện Tử CEE Trần Lê Thăng Đồng cho biết, đây là thiết bị được nghiên cứu, thiết kế 100% bằng trí tuệ Việt Nam, dễ sữa chữa, dễ vận hành, thân thiện với người Việt Nam. Thiết bị cũng có thể tùy biến để phù hợp với đa dạng nhu cầu của khách hàng.
0achon_CIF_5520.jpg


Thực hiện các yêu cầu dịch vụ (lệnh) qua phím chức năng cảm ứng trên màn hình LCD - Ảnh: T.N.

Ngoài ra, khách hàng cũng có thể tích hợp tính năng quảng cáo video, slide trên màn hình của thiết bị hoặc tích hợp phát thông báo cho các doanh nghiệp. Thiết bị đã được thiết kế thành khối, dễ di chuyển, lắp đặt. Và đặc biệt, rẻ hơn so với nhập ngoại.

Thiết bị này ngoài phục vụ cho Đại học Duy Tân, đến nay, Trung tâm Điện-Điện Tử CEE cũng đã sẵn sàng để sản xuất, cung cấp cho đơn vị, cá nhân có nhu cầu. Đặc biệt là tại Trung tâm hành chính tập trung của TP hay Bộ phận tiếp nhận-trả hồ sơ (Tổ 1 cửa) ở cơ quan Nhà nước.

Chức năng scan tài liệu, văn bản gốc rất tiện ích để sử dụng dịch vụ công trực tuyến ngay tại chỗ và cho những yêu cầu giao dịch kế tiếp.

Việc thu phí sử dụng dịch vụ đối với thiết bị cũng rất đơn giản: Tính phí trực tiếp và nộp phí trực tuyến qua tài khoản của công dân, tổ chức, doanh nghiệp (trên hệ thống thông tin Chính quyền điện tử) qua các công cụ xác thực tích hợp trên thân máy. Công tác quản trị dịch vụ dễ dàng theo dõi, thống kê thông qua tài khoản nói trên hoặc qua một thẻ Barcode (người dùng đăng ký để được cấp Thẻ) và tiện dụng nhất là nạp tiền vào khe nhận tiền (mệnh giá 1.000 – 20.000đ).

Thiet%20bi%20cho%20CQDT%203.jpg


Chức năng cung cấp dịch vụ scan của thiết bị.
- Ảnh: Chụp lại từ slide của Trung tâm Điện-Điện Tử CEE.
Tại Tech Demo 2017, diễn ra tại Đà Nẵng (từ ngày 22 đến 24/11, do Bộ Khoa học và Công nghệ, UBNDTP Đà Nẵng phối hợp tổ chức) “Hệ thống In/Scan/Photo tự phục vụ” tuy là thiết bị rất hiếm hoi của lĩnh vực nội dung số, song sản phẩm đã thu hút sự quan tâm của khách tham quan.

(Nguồn: báo ICT Đà Nẵng)
 
×
Quay lại
Top