Nhận biết các triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ

tranvo.huunhan1

Thành viên
Tham gia
3/2/2015
Bài viết
12
Các bệnh của đường hố hấp là những bệnh mà trẻ rất dễ mắc phải Vì hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng của trẻ là còn khá yếu thứ hai là các bệnh này thường bùng phát mạnh vào lúc giao mùa trời trở lạnh đây là thời điểm rất nhạy cảm đối với trẻ

Nổi bật lên có thể nói chính là viêm mũi dị ứng nguyên nhân gây ra căn bệnh này có rất nhiều do cơ địa , phấn hoa, long thú vật….. Tuy là phổ biến nhưng nhiều người trong chúng ta vẫn chưa hiểu rõ hoàn toàn căn bệnh Hãy cùng tìm hiểu để sớm phát hiện bệnh và chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhé

viem-mui-tre-em-1.jpg


Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm mũi dị ứng ở trẻ là do phản ứng dị ứng của niêm mạc mũi trước sự xâm nhập hoặc xâm nhập trở lại của các dị nguyên đặc hiệu như bụi, phấn hoa, bào tử nấm, lông chó mèo, thay đổi thời tiết,… Hiện tượng dị ứng này xảy ra ở lớp nhày của hệ thống đường hô hấp trên như họng, mũi, xoang,… gây viêm và kích thích niêm mạc.

Thông thường, chứng viêm mũi dị ứng thường xuất hiện nhiều nhất ở những người có cơ địa dị ứng. Chính vì vậy mà cùng một tác nhân gây dị ứng, có người bị dị ứng, có người không bị. Bệnh viêm mũi dị ứng thường gặp vào mùa xuân,và mùa đông khi phấn hoa phát tán nhiều trong không khí, thêm vào đó là không khí quá ẩm tạo môi trường cho nấm mốc phát triển.

Trẻ em thường rất thích chơi với các loài thú cưng nuôi trong nhà như chó, mèo,… lông của những vật nuôi này rụng, bay trong không khí, trẻ rất dễ hít phải gây viêm mũi dị ứng.

Một số trẻ em có cơ địa dị ứng rất dễ mắc viêm mũi dị ứng khi có sự tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như: đồ hải sản, trứng, sữa. Các loại thực phẩm này mặc dù rất tốt cho sức khỏe đối với người có cơ địa bình thường, nhưng đối với người có cơ địa dị ứng thì hoàn toàn ngược lại.

Trẻ em thường nghịch ngợm, ham chơi, lại không ý thức được vấn đề quan trọng của vệ sinh th.ân thể, đặc biệt lần đôi tay. Có nhiều trẻ em sau khi nghịch đất cát, chơi trò chơi, chân tay lấm bẩn cũng không rửa, khi thấy ngứa mũi, mắt thì đưa tay lên gãi cho nên vi khuẩn rất dễ xâm nhập qua đường hô hấp của trẻ.

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng ở trẻ

Biểu hiện đầu tiên, thường thấy ở trẻ khi bị viêm mũi dị ứng, đó là ngứa mũi, hắt hơi thành từng tràng dài (khoảng vài phút, không thể kìm hắt hơi) hoặc từng cái một. Kèm theo đó, trẻ cảm thấy đau mỏi chân tay, nặng đầu, sốt khoảng 39oC.

Trẻ cảm thấy rất mệt mỏi, không muốn chơi đùa, ban ngày nằm lịm một chỗ, khi tới đêm thì không ngủ, quấy khóc bắt mẹ ôm trên tay. Hai hốc mũi của trẻ có hiện tượng ứ đọng nhiều dịch và xung huyết đỏ.

Hiện tượng chảy nước mũi nhiều, nước mũi trong, loãng. Khi trẻ thấy nước mũi chảy thường lấy tay trực tiếp gạt nước mũi nên đã gây ra tình trạng kích ứng tấy đỏ vùng dưới mũi.

Trẻ có biểu hiện khó thở, đặc biệt đối với trẻ mới sinh thì tình trạng này khá nặng nề. Ở giai đoạn mới sinh, trẻ rất dễ bị khó thở, quấy khóc, có hiện tương co kéo ở thượng ức và thượng đòn do lỗ mũi của trẻ rất nhỏ trong khi đó trẻ chưa có thói quen thở bằng miệng.

Do trẻ bị tắc mũi, nghẹ mũi nên rất khó bú sữa mẹ, vì khi bú sữa làm trẻ cảm thấy khó thở hơn, mặt mày tím tái hoặc bỏ bú ra và khóc thét lên. Trẻ gầy dộc người đi do tình trạng dị ứng dẫn tới nôn trớ, đi ngoài nhiều, trẻ còn bị mất nước.

Tình trạng viem mui di ung thông thường kéo dài khoảng từ 3 – 5 ngày thì thuyên giảm, trẻ cảm thấy dễ thở hơn, nước mũi bớt chảy, nhiệt độ cơ thể hạ, không còn sốt. Nhưng trẻ có thể vẫn bị nôn mửa, đi ngoài, tình trạng này kéo dài thêm khoảng 2 ngày nữa.

Ngoài ra trẻ còn có một số hiện tượng khác như chảy nước mắt, đau đầu, đau họng. Viêm mũi dị ứng ở trẻ em có thể gây ra một vài biến chứng nguy hiểm như viêm tai xương chũm cấp diễn với hội chứng nhiễm độc thần kinh, phế quản phế viêm, áp xe thành sau họng.

Mẹo nhỏ giúp trẻ phòng ngừa viêm mũi dị ứng

Trẻ có thể bị viêm mũi dị ứng do sức đề kháng của trẻ yếu, không có khả năng chống chọi với bệnh. Cho nên, phụ huynh nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ bằng việc tăng cường các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như: thực phẩm giàu omega 3, nhiều kẽm, giàu vitamin C (rau xanh, củ, quả tươi, thịt,…).

Giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh trẻ (nơi ở, trường học), đặc biệt là cần vệ sinh chăn màn, đệm,…định kỳ, vì vi khuẩn thường hay ẩn náu ở đó. Môi trường sống của trẻ phải luôn sạch sẽ, thoáng mát.

Ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập từ môi trường bên ngoài vào cơ thể của trẻ qua đường hô hấp bằng cách đeo khẩu trng cho trẻ mỗi khi cho trẻ đi đường, nơi có bụi bẩn.

Giữ vệ sinh răng miệng, chân tay thường xuyên cho trẻ. Hướng dẫn trẻ đánh răng 2 lần mỗi ngày, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn cơm, sau khi đi vệ sinh, chơi đồ chơi.

Hạn chế trẻ tiếp xúc với các loài thú có lông, môi trường bụi bẩn. Rửa mũi sạch sẽ, loại bỏ dị vật trong mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý hay thuốc xịt mũi. Không nên nuôi chó, mèo trong nhà, quanh nhà nên hạn chế trồng hoa.

Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh, phụ huynh cần hết sức chú ý giữ ấm cho trẻ, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh dẫn tới viêm mũi dị ứng do thời tiết.

Cách phòng và chữa trị bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất đó chính là loại sạch tác nhân gây bệnh bằng cách lau sạch sẽ nhà cửa, giữ cho nơi ở luôn thoáng mát, hút hết bụi bẩn, lông thú.

Đối với trẻ em có cơ địa dị ứng thì không nên cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng, cần có chế độ ăn uống cho trẻ hợp lý.

Các ba mẹ nên cố gắng chữa bệnh sớm và triệt để cho trẻ vì bệnh khá dai dẳng và nếu để lâu có thể trở thành mạn tính và biến chứng sang viêm xoang mũi
 
×
Quay lại
Top