Nguyên nhân táo bón ở trẻ và cách điều trị

vinhtc86

Banned
Tham gia
14/10/2015
Bài viết
0
Chữa táo bón bằng thuốc nam

Nguyên nhân táo bón ở trẻ

Táo bón bản thân nó không phải là vấn đề sức khỏe có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ. Nhưng nếu tình trạng táo bón cứ tiếp tục dai dẳng trong thời gian dài, nó có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Vì thế, ngay khi bé chớm có dấu hiệu bị táo bón, bạn hãy tích cực áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà là cách tốt nhất và đơn giản nhất để xử lý táo bón ở trẻ.

Nếu trẻ nhà bạn thường xuyên đi tiêu với số lần ít hơn thường lệ hoặc đi tiêu không định kỳ hàng ngày mà ngược lại khoảng 3-4 ngày mới đi tiêu 1 lần thì có thể bạn đang bị táo bón.

95% nguyên nhân gây táo bón ở trẻ liên quan đến chế độ ăn uống và sinh hoạt chưa được hợp lí, chỉ còn lại khoảng 5% có thể do lỗi bẩm sinh ở đường tiêu hóa như dài đại tràng, phình trực tràng…

- Nguyên nhân táo bón ở trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ ít bị táo bón hơn trẻ dùng sữa công thức. Nếu bà mẹ gặp tình trạng táo bón sau sinh, ăn nhiều đồ cay nóng, uống thuốc giảm cân… có thể qua sữa làm cơ thể bé bị nóng dẫn đến mất nước, phân khô khó di chuyển gây ra táo bón.

Giai đoạn trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn nên lượng phân ít, có thể 3-4 ngày bé mới đi đại tiện một lần mà phân mềm thì vẫn bình thường. Nhưng trẻ sơ sinh dễ bị táo bón ở giai đoạn bổ sung thêm sữa hộp hoặc ăn dặm do có sự thay đổi về thức ăn mà bé chưa kịp thích nghi.

- Nguyên nhân táo bón ở trẻ nhỏ: Táo bón ở trẻ nhỏ có nguyên nhân chủ yếu từ chế độ ăn uống chưa hợp lí, uống chưa đủ lượng nước hàng ngày, ăn ít chất xơ từ rau xanh, uống các sản phẩm từ sữa bò không hợp gây nóng làm phân khô cứng. Ngoài ra có thể trẻ ăn quá ít nên phân không đủ lớn hay do ham chơi không tạo thói quen đại tiện đúng giờ cũng gây ra táo bón.

Nếu tiếp tục để táo bón kéo dài có thể gây ra các bệnh ở trẻ như chảy máu, nứt kẽ, viêm loét hậu môn gây đau rát, phình đại tràng, xa trực tràng và bệnh trĩ.
tao-bon-man-tinh_zpsdtkoytmt.jpg
Cách trị táo bón

Khi phát hiện ra trẻ bị táo bón, bạn đừng nên quá lo lắng vội, hãy tìm cách giải quyết vấn đề này cho trẻ.

-Cho trẻ uống nhiều nước: trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200ml nước/ngày. Với trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300ml nước/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600ml nước/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000ml nước/ngày.

- Với trẻ đã ăn dặm nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ. Với trẻ lớn không nên cho bé ăn các loại hoa quả có vị chát như ổi, hồng xiêm, ăn nhiều bánh kẹo ngọt, uống nước có gas, cà phê…

- Nếu trẻ đang bú mẹ mà mẹ cũng bị táo bón thì cần điều trị táo bón cho mẹ bằng cách: lúc này, mẹ cần uống nhiều nước khoảng 2,5 đến 3lít nước một ngày. Ngoài ra mẹ nên ăn nhiều rau xanh và quả chín có tính chất nhận tràng như trên, có thể ăn thêm sữa chua hàng ngày.

- Với trẻ bú ngoài: Nếu trẻ có bú sữa ngoài cần chọn cho trẻ loại sữa có bổ sung thêm chất xơ.

- Trường hợp với trẻ dưới 1 tuổi bạn có thể tác động bên ngoài bằng cách xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái ngày 3-4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa để kích thích làm tăng nhu động ruột. Với trẻ lớn thì tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn bằng cách cho trẻ chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao thường xuyên.

Ngoài ra, mẹ cũng nên tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ quy định, chọn thời gian lúc nào trẻ không vội vã, thường nên chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột hoạt động tăng, nên tránh bắt trẻ ngồi bô hoặc ngồi bệ xí quá lâu.

Lưu ý

+) Với trường hợp táo bón do nứt hậu môn cần rửa sạch hậu môn, bôi dung dịch natri bạc 2%.

+) Khi điều trị bằng chế độ ăn không khỏi thì mới nên sử dụng tới dược phẩm như dùng thuốc và thụt tháo theo chỉ dẫn của bác sĩ. Như cho trẻ uống dầu Parafin vào buổi sáng, các loại thuốc có chứa magie sunphát có tác dụng nhuận tràng hay các loại thuốc có chứa vi khuẩn sống dưới dạng đông khô như: cốm vi sinh (Biobaby); Biosyptin, lactomin, lactylac, biofidin… làm cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.

+) Thụt tháo là biện pháp cuối cùng có thể dùng nước ấm có pha Glyxerin hoặc mật ong: 30-40ml đối với trẻ dưới 1 tuổi và 100-250 ml đối với trẻ trên một tuổi. Tuy nhiên nếu dùng kéo dài có thể gây giãn trực tràng và đại tràng sichma tạo thành thói quen nếu không thụt tháo trẻ không tự đi ngoài được.

Khi nào cần đưa bé tới bệnh viện?

- Táo bón kéo dài trên một tuần, thay đổi chế độ ăn không có tác dụng

- Táo bón sau khi trẻ mới sinh, bụng chướng.

- Táo bón ảnh hưởng đến sức khoẻ : kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng, kèm theo nôn.

Các thuốc chống táo bón bây giờ hiện tại đều có một mục đích duy nhất là làm mềm phân như: Duphalac; Sorbitol; Polyethylene glucol có hiệu quả thẩm thấu nhưng không bị thủy phân nên không bị trướng bụng.

Cách chữa táo bón theo đông y

Bài thuốc đông y điều trị táo bón hiệu quả

Uống PQA Nhuận tràng hàng ngày trong tới 2 tuần để giúp phục hồi nhu động ruột.
siro-nhuan-trang-pqa-sua1.jpg
Quý khách có nhu cầu tư vấn về sản phẩm chữa táo bón, xin vui lòng gọi về Hotline: 0912.534.859 để được các Dược sỹ đại học tư vấn sức khoẻ miễn phí (24/7)
ly-do-lua-chon-pqa.jpg

(Sưu tầm bởi: PQA
 
×
Quay lại
Top