Nguyên nhân Máy tính không vào được win và cách khắc phục lỗi nhanh

ToanThang2018

Banned
Tham gia
27/5/2021
Bài viết
0
Máy tính Không vào được Windows là một trong những vấn đề trầm trọng nhất mà bạn có thể gặp trên máy vi tính, song các phiên bản Windows mới (7 8 10 ) cũng đã cung cấp nhiều tính năng hữu ích giúp bạn có thể giải quyết được vấn đề của mình, hoặc ít nhất là cứu vãn tình hình trước khi máy ngừng hoạt động hoàn toàn.

Những lỗi thường gặp khi máy tính không vào được win

  1. Lỗi ổ cứng không vào được win – không tìm thấy ổ cứng HDD

Nếu các bạn khởi động máy tính lên mà nhận được thông báo giống như hình bên dưới đây.

lỗi không nhận được ổ cứng HDD hard disk boot device

Lúc này bạn hãy khởi động lại và bấm phím DELETE phím F2, hoặc nhìn thông báo của màn hình rằng hãy bấm phím nào đó để vào BIOS, tùy loại BIOS mà chúng ta có cách vào khác nhau, cũng tùy loại BIOS mà chúng ta có giao diện khác nhau, các bạn vào phần nào có chữ HDD để xem thông tin kiểu như hình bên dưới.

Khắc phục:

  1. kiểm tra lại dây nguồn và cáp kết nối với ổ cứng HDD, bạn cũng có thể dùng tay chạm lên ổ cứng kiểm tra xem HDD có hoạt động không, nếu thấy ổ cứng không chạy bạn nên thay dây nguồn hoặc cáp tín hiệu.
  2. Nếu có ổ cứng khác bạn nên thay ổ cứng vào để kiểm tra BIOS có nhận được ổ cứng không
image-20180626224707-4.jpeg


.Lỗi ổ cứng không vào được win – ổ cứng bị Bad sector

Ổ cứng sau một thời gian sử dụng sẽ có hiện tượng báo lỗi khi truy xuất dữ liệu và có thể không thể khởi động được, máy bị đứng (treo) trong khi đèn tín hiệu báo ổ dĩa cứng vẫn sáng liên tục… đó là dấu hiệu cho thấy ổ dĩa cứng bị lỗi Bad Sector.

Khắc phục: Sử dụng chương trình HDD Regenerator của Hirent boot hoạc win mini boot để kiểm tra tình trạng ổ cứng có còn tốt hay không.

Nếu ổ cứng có quá nhiều bad sector nằm trong phần vùng khởi động thì tốt nhất ta nên thay ổ cứng mới
Nếu Bad sector chỉ chiếm khoản 10% – 15% dung lượng ổ cứng, bạn có thể dùng chương trình chia ổ đĩa Norton Partition Magic để cắt đoạn sector bị hỏng và tiến hành cài lại win trong phân vùng ổ đĩa còn lại.

Xung đột thiết bị

Chúng ta kiểm tra xem máy tính hiện có cắm thiết bị ngoại vi gì không, như là máy in, đầu đọc thẻ nhơ, usb … Chúng ta hãy rút hết các thiết bị ra khỏi máy tính của mình sau đó hãy khởi động lại

Xung đột phần mềm

Đôi lúc khi chúng ta cài đặt thêm phần mềm nhưng vô tình chưa khởi động lại, để hôm sau chúng ta mới bật máy lên và khi bật lên máy xảy ra hiện tượng trên, nếu đúng là như vậy giờ là cách chúng ta xem xét và xử lý nó bằng cách khi khởi động lại bấm liên tục F8 để windows ra màn hình menu.

Hãy chọn chế độ Safe mode để khởi động nếu vào được windows hãy vào control Panel để gở bỏ các phần mềm không dùng

Lỗi RAM

RAM máy tính sau 1 thời gian dài sử dụng thường hay bị ten chân hay còn gọi là bị oxi hóa làm giảm khả năng tiếp xúc với khe gắn RAM, gây nên tình trạng máy tính không vào được windows

Khắc phục:

  • Bạn dùng 1 cục gôm hay tẩy vệ sinh chân RAM và khe cắm RAM, sau đó gắn lại. Hoặc bạn có thể dùng dung dịch RG7, xịt 1 ít vừa đủ ướt vào khăn bông mền, sau đó lau sạch bề mặt chân RAM một cách nhẹ nhàng, vệ sinh khe gắn chân RAM. Sau đó gắn vào khe RAM, chú ý chiều gắn, không được gắn ngược đầu gây hỏng RAM
  • Cách này chiếm hơn 40% lỗi máy tính không vào được win
  • Nếu không được, bạn nên kiếm một thanh ram đang sử dụng ở máy tính khác, chạy bình thường và bạn cắm vào và thử bật nó lên xem thế nào.
  • Bạn nên chú ý là RAM gắn vào máy bạn phải cùng chủng loại RAM, cùng băng thông thì khi gắn vào mới tương thích. Dưới đây là hình ảnh minh họa thông số trên thanh RAM, bạn có thể dựa vào để đọc được những chỉ số cơ bản, chọn đúng thanh RAM máy mình đang hoạt động
  • Sau khi cắm các bạn bật máy tính lại xem thế nào. Nếu OK thì tốt còn nếu không được tiếp có lẽ bước cuối cùng là bạn cài lại windows xem thế nào.
  • Ngoài ra, có thể sử dụng phần mềm Memtest ( memory test) có trong đĩa Hirent boot để kiểm tra tình trạng RAM.
  • Chú ý: nếu máy có 2 thanh RAM thì nên test từng cây để biết được thanh nào lỗi, thanh nào còn sử dụng được

Nguồn cấp cho main yếu:

Sau khi kiểm tra RAM và vẫn bị tình trạng trên, bạn thử sử dụng 1 bộ nguồn khác cấp cho main. Nguồn máy tính sau 1 khoảng thời gian dài sử dụng thường bị tình trạng tuột áp, không đủ nguồn cấp cho main nên bị tình trạng máy tính không vào được win

Ngoài ra, có thể còn 1 trường hợp là máy tính sau khi nâng cấp phần cứng như gắn thêm card màn hình, thêm ổ cứng có dung lượng lớn, nên nguồn không đủ công suất cấp cho các thiết bị máy tính để chạy

Máy tính không vào được win 7 do lỗi hệ điều hành

Cách nhận dạng lỗi hệ điều hành là khi máy tính khởi động, khi vào tới màn hình log on của Windows thì máy tự khởi động lại ( Restart ), sau đó lại tiếp tục tới màn hình chờ và khởi động lại máy

Cách khắc phục:

Tiến hành cài lại hệ điều hành windows, tùy theo hệ điều hành mà bạn đang sử dụng mà bạn có thể cài win 7, 8.1 hay win 10.

Bạn có thể cài bằng đĩa CD hoặc dùng phần mềm để ghost lại, đa phần thì mình hay sử dụng phương pháp ghost, vừa nhanh, vừa tiết kiệm thời gian mà lại full các phần mềm cơ bản dùng cho văn phòng

Đa phần sau khi cài lại win sẽ khắc phục tình trạng lỗi không vào được win

Máy tính không vào được win – báo lỗi NTLDR is missing

Lỗi NTLDR là tập tin dùng để boot ổ đĩa cứng, một lỗi thỉnh thoảng hay gặp ở các hệ điều hành của Windows họ NT như Windows NT, 2000, XP nếu như bị xoá một số tập tin khởi động của chúng. Lỗi này có thể do sự vô ý của người sử dụng, virus hoặc lỗi đĩa.

Nếu đã bị lỗi NTLDR thì bạn không thể khởi động vào được hệ điều hành của mình và thông thường là phải nhờ sự giúp đỡ của người khác nếu như bạn không hiểu về chúng.

Khắc phục:

Dưới đây là một cách xử lý lỗi này rất hiệu quả và nhanh chóng.
Bước 1 : Chuẩn bị sẵn các thứ sau đây
– 1 Đĩa Hirentboot CD mới nhất (có thể là 11.0 hoặc hơn)
– 1 USB, nếu USB đã được tạo thành USB Hirentboot thì tốt hơn, khỏi phải dùng đến CD Hirentboot.

Bước 2: Thực hiện.
+ Như đã nói ở trên, thì các file hệ thống khởi động đã bị xóa hay máy tính bị các virus tấn công, hoặc có thể là ổ cứng của bạn bị lỗi (đây là trường hợp hiếm gặp). Các file khởi động bao gồm 3 file sau:

  • NTLDR: (không có phần mở rộng tập tin, có lẽ chúng không cần thiết phải kết hợp với một ứng dụng nào để có thể thực thi chúng trong môi trường hệ điều hành). Dung lượng tập tin: 244 KB (có kích cỡ trên đĩa cứng: 248 KB). Tập tin này được chứa tại thư mục I386 của bộ cài đặt hệ điều hành (thư mục này nằm trên đĩa cài đặt Windows hoặc được chứa trên một thư mục nào đó trên ổ cứng do người sử dụng sao lưu dự phòng vào đó để phục vụ cho quá trình cài đặt hoặc sửa chữa hệ điều hành được thuận tiện hơn.
  • NTDETECT.COM có dung lượng 46,4 KB. Tập tin này cũng được chứa trong thư mục i386 của bộ cài đặt hệ điều hành.
  • boot.ini là tập tin dùng cho lưu trữ chế độ khởi động hệ điều hành ở các phân vùng làm việc, việc quy định khởi động các hệ điều hành khác nhau của hãng Microsoft cũng được thiết đặt trong tập tin này.
Các bạn vào BIOS thiết lập để máy tính của bạn được boot bằng CD ROM hoặc bằng USB, Save lại và thoát ra ngoài. Cho đĩa Hirentboot CD vào ổ CD ROM hoặc USB
+ Bạn dùng USB sang máy tính chạy windows xp khác đang chạy tốt và chép 3 file hệ thống ở trên vào USB ( 3 file này nằm trong ổ đĩa hệ thống, cần phải chọn chức năng Show hidden files, folders, and driver trong mục Folder Options của Windows Explorer thì các bạn mới thấy được).
+ Sau khi máy tính của bạn được boot bằng đĩa Hirenboot CD thì các bạn cắm USB vào và chọn Load Mini Windows Xp.

Sau khi vào được windows Xp mini thì các bạn chép 3 file trong USB vào ổ đĩa C:\.

Sau khi vào được windows mini rồi hãy tìm 3 file NTLDR, NTDETECT.COM, boot.ini copy vào ổ chứa hệ điều hành, thường là ổ C các bạn nhé, Sau khi copy xong hãy khởi động lại, nhớ là rut usb boot và cd boot ra để boot từ ổ cứng máy tính.
 
×
Quay lại
Top