Nguyên nhân ho có đờm là gì

datttran

Thành viên
Tham gia
13/12/2018
Bài viết
0
Ho là một phản xạ có lợi của cơ thể. Bởi vì, ho giúp tống đẩy bụi, dị vật và các tác nhân có hại xâm nhập vào đường hô hấp qua mũi miệng. Ho có đờm xảy ra khi trong đường thở có chất xuất tiết sinh ra quyện lẫn với tạp chất. Ho giúp làm sạch phổi, tiêu đờm, dịch tiết và dị vật ra khỏi đường thở.

Đờm hay còn gọi là đàm, đó là chất tiết của đường hô hấp gồm có chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ và các chất độc hại xâm nhập vào đường hô hấp trên (vi sinh vật, bụi...). Các chất này được tiết ra từ khí phế quản, phế nang, họng, các xoang hàm trán, các hốc mũi. Khối lượng tiết dịch đờm khoảng 100ml/24 giờ và sẽ được nuốt hoặc chảy qua thực quản rồi đào thải theo đường tiêu hóa theo phân ra ngoài. Đờm có thể là hậu quả của nhiều nguyên nhân gây bệnh ở đường hô hấp như viêm họng, mũi, thanh quản, khí quản, ápxe phổi, nhồi máu phổi, viêm phổi, hen phế quản, giãn phế quản, khí phế thũng, bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính... Vì vậy, có các loại đờm như đờm thanh dịch, đờm nhầy, đờm có mủ, đờm có máu, đờm bã đậu (lao phổi).

Ho có đờm có thể là bệnh cấp tính hoặc mạn tính. Thường các bệnh gây ho và có đờm kéo dài trên 3 tuần là bệnh mạn tính.

Bệnh cấp tính:
Ho có đờm gặp ở NCT trong các bệnh cấp tính như: cảm lạnh, viêm họng mũi cấp, viêm amiđan cấp hoặc viêm xoang cấp, viêm thanh, khí quản cấp. Sở dĩ viêm xoang cấp cũng gây ho và có đờm là do khi viêm xoang, các xoang bị viêm sẽ bị tắc, kèm theo bị nghẹt mũi, các chất nhầy tiết ra sẽ chảy xuống mặt sau của cổ họng. Vào ban ngày, các dịch nhầy này được người bệnh xì ra hoặc tự trôi xuống đường tiêu hóa. Nhưng về ban đêm, dịch nhầy dễ ứ lại nơi cổ họng và kích thích gây ho. Chứng nghẹt mũi do viêm xoang khiến người bệnh khi ngủ dễ phải thở bằng miệng, do vậy họng rất dễ khô, rát và bị ho về đêm.

ho-co-dom-keo-dai-khong-nen-chu-quan-1Ho và đờm kéo dài cần được khám bệnh, không nên chủ quan xem thường

Bệnh hô hấp dưới:
Một số bệnh đường hô hấp dưới mạn tính gây ho, có đờm kéo dài như viêm phế quản mạn tính. Bệnh viêm phế quản mạn được đặc trưng bởi sự tạo lập đờm nhớt nhiều trong phế quản. Triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là ho khạc đờm kéo dài từng đợt hoặc liên tục và tổng thời gian ho khạc đờm ít nhất 90 ngày trong 1 năm và ít nhất 2 năm liên tiếp. Đờm thường có màu trắng đục, về sau có màu vàng; đờm nhày hoặc nhầy mủ trong đợt cấp. Đờm của viêm phế quản mạn thường khạc nhiều vào buổi sáng với lượng ít. Đờm thường là màu trắng đục, đặc biệt có thể thấy màu vàng (có thể do họ cầu khuẩn gây bệnh, nhất là tụ cầu vàng sản sinh ra sắc tố màu vàng ) hoặc màu xanh (có thể do trực khuẩn mủ xanh, bởi vì trực khuẩn này sản sinh ra sắc tố màu xanh).

Bệnh giãn phế quản:
Một trong số những bệnh gây ho và có đờm kéo dài lâu ngày. Đây là bệnh do hậu quả gây ra bởi các bệnh viêm phế quản cấp, mạn tính điều trị không dứt điểm. Bệnh ho kéo dài, xuất tiết nhiều nhất là ban đêm bởi vì khi nằm nhiều các chất xuất tiết (đờm) càng ứ đọng càng gây ho. Giãn phế quản có thể đưa đến một số hậu quả xấu cho người bệnh, các trường hợp ổ giãn phế quản tồn tại một thời gian dài, không phát hiện sớm và điều trị đúng thì giãn phế quản có thể lan rộng ra sau nhiều đợt bội nhiễm tái phát, gây ápxe phổi hoặc gây mủ phế quản, mủ phổi, mủ màng phổi, xơ phổi, khí phế thũng và vẫn gây ho và có đờm. Bệnh giãn phế quản gây ho nhiều vào buổi sáng khi thức dậy, đờm màu trắng đục như mủ thường đóng thành khuôn
 
×
Quay lại
Top