Nguy cơ “chiến tranh” từ những dòng status

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Thay vì gặp nhau “ba mặt một lời” ở ngoài đời, nhiều teen sử dụng status để công kích lẫn nhau.

Status nghĩa là trạng thái. Viết status là một trong những hoạt động thường xuyên, phổ biến trên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter… để chia sẻ bạn đang cảm thấy thế nào, bạn đang muốn làm gì,... Thông qua status, người viết thể hiện một phần cá tính và suy nghĩ của mình đối với cuộc sống.

Ngày xưa, các trang mạng xã hội chưa được phổ biến rộng rãi, khi xảy ra mâu thuẫn, bất đồng với bạn bè, người thân, thầy cô giáo… các bạn trẻ có nhiều cách để giải toả như tâm sự với người thứ ba, trao đổi trực tiếp cùng đối phương, viết nhật kí hay thậm chí là nói xấu sau lưng… Giờ đây, Facebook và Twitter đã chiếm một vị trí không hề nhỏ trong đời sống tinh thần của xã hội, các bạn lại sử dụng chức năng viết status mà các trang mạng xã hội này cung cấp nhằm giải toả bằng cách tranh luận hay công kích đối phương.

“Cuộc chiến” không khoan nhượng

Uyên và Anh là hai người bạn học cùng lớp. Một lần nhóm học tập của Uyên và Anh được chọn thuyết trình trong cùng một tiết học. Nhóm Uyên chọn cách thuyết trình lồng ghép vào chương trình gameshow được cả lớp hưởng ứng hơn là cách thuyết trình truyền thống của nhóm Anh. Sau buổi học hôm ấy, Uyên vào trang mạng Facebook và nhìn thấy status của Anh: “Dù sao cũng đã xong rồi. Cảm ơn các bạn nhóm trước đã dìm hàng nhóm mình!”. Uyên không phản ứng gì khi đọc dòng status ấy nhưng trong bụng thì luôn mong chờ có cơ hội được “đáp trả” cô bạn của mình.

facebook-1.jpg

Và Uyên đã không bỏ lỡ cơ hội khi bắt gặp Anh đăng lời chúc cả lớp thi tốt trước kì thi sắp đến cùng với thông điệp “YOLO” - You Only Live Once (bạn chỉ sống một lần). Uyên liền chia sẻ vlog “YOLO” của D-trix trên status với lới nhắn nhủ: “Rượu nhạt uống lắm cũng say/ Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm. “YOLO” là một từ mang thông điệp ý nghĩa. Nhưng nếu bạn cứ chèn từ ấy vào mọi lúc, mọi nơi, mọi tình huống dù chẳng liên quan gì, bạn chỉ đơn giản là người chạy theo xu hướng”.

Vậy là chiến tranh status chính thức nổ ra. Anh phản ứng trên trang cá nhân: “Sao bạn có thể nói người khác hoạt ngôn khi chính bạn cũng như vậy?”, và Uyên cũng không ngần ngại đáp trả ở “tường nhà” mình: “Khi viết status đó, mình muốn gửi đến số đông. Nếu bạn nghĩ thông điệp đó là dành cho số ít thì mình đành chịu!”…

Những người bạn cùng lớp với Uyên và Anh vừa là độc giả của những dòng status mà hai bạn “phát hành”, vừa là nhà hoà giải với lời khuyên: “Dù sao cũng bạn chung lớp, đừng làm căng quá mà sau này không nhìn mặt nhau luôn”. Cuối cùng khi đã bình tĩnh, nhận ra là mình đã để cơn nóng giận đưa đi quá xa, Uyên và Anh lại âm thầm xoá đi những dòng status đó… như một cách “xin lỗi và làm hoà” với người bạn cùng lớp.

face-book-2.jpg

Đừng trút giận vào thế giới ảo để làm rạn nứt mối quan hệ ngoài đời.

Bài học từ chiến tranh…

Những ai tình cờ vào trang cá nhân của người đang tham gia một cuộc chiến status khi nhìn thấy vũ khí bằng lời đanh thép được treo công khai trên đó đều có xu hướng khuyên người trong cuộc hãy “dĩ hoà vi quý”, hoặc nên im lặng mà mặc kệ những lời công kích thiếu tính xây dựng. Nhưng tâm lý của người trong cuộc một là muốn bày tỏ quan điểm, chính kiến cá nhân, hai là không cam tâm im lặng để người khác công kích mình. Người ta càng công kích, mình càng phải đáp trả.

Thế nhưng, khi đánh giá hay phê phán một quan điểm sống, một cá tính của ai đó, bạn cũng đồng thời thể hiện quan điểm và nhân cách của bản thân thông qua những lời lẽ của bạn. Bạn là người văn mình, mang lại cho mọi người những đóng góp mang tính xây dựng hay chỉ là kẻ thích chỉ trích, phê phán nhằm bôi nhọ người khác, câu trả lời sẽ hiện lên cùng những dòng chữ được đăng trên trang cá nhân của bạn.

facebook-3.jpg

Việc bạn viết status để nêu lên suy nghĩ, chính kiến cá nhân không có gì là sai cả vì xét cho cùng đó quyền tự do của mỗi người. Tuy nhiên, nếu bạn lợi dụng quyền tự do đó nhằm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, bạn sẽ mang lại những hệ quả không tốt cho chính bản thân bạn và cho xã hội.

PGS - TS Huỳnh Văn Sơn, Phó Chủ tịch hội tâm lý học xã hội VN, chia sẻ: “Viết status cần lắm sự nghiêm túc hay suy nghĩ cẩn trọng, sâu sắc nhằm tạo ra những cảm xúc tích cực. Đừng chỉ nhằm thoả mãn cảm xúc nhất thời mà tạo cơ hội để cho trang cá nhân, mạng xã hội trở thành sàn diễn của sự giận dữ… Hệ luỵ của một cuộc chiến không đơn giản khi chính khổ chủ hai phía đều mất thời gian, tâm trí, tiền bạc để “chém” qua lại, vô tình làm xấu đi hình ảnh của chính mình, tạo hiệu ứng tiêu cực về kênh thông tin cá nhân và phải thủ thế, phải rút lời, phải xin lỗi thì đau lắm cho cả hai phía… Quan trọng nhất là cần biết dừng đúng lúc khi thể hiện cá tính, thể hiện đúng thái độ và cầu thị mới là đáng quý dù đã gây ra cuộc chiến hay không…”.


Theo Mực Tím
 
toàn trẻ trâu không nhờ, mấy chuyện cỏn con cũng đi chấp nhặt.
 
một cú nhảy ngoạn mục cho KSV, post bài liên tục
 
Giống như hôm bữa chị dzô Nhật ký KSV coi bài đã post, thấy hai bạn kia post bài liền nhau, nói qua nói lại, tuy không hề nhắc tới tên nhau, nhưng đọc mà mình cứ nghĩ thực chất là giống như họ đang đôi co vậy....
 
×
Quay lại
Top