Nguồn nhân lực cho biến đổi khí hậu: Thiếu và yếu

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) đang trở thành nhiệm vụ cấp bách của tất cả các ngành, các địa phương. Bên cạnh việc phát triển nền kinh tế tăng trưởng xanh, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, việc đào tạo nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực BĐKH là rất cần thiết.

gtd_10683.jpg
Vai trò tích cực của cộng đồng đóng góp rất lớn tới việc tuyên truyền BĐKH​
- Nguồn nhân lực thiếu nghiêm trọng

Theo TS Tạ Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ TN&MT), sau gần 3 năm triển khai “Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH” ở tất cả các bộ, ngành, địa phương cho thấy, trở ngại lớn nhất là sự yếu kém về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Cán bộ, công chức hiện chủ yếu là kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa phù hợp với chức năng, nghiệp vụ được giao.

TS Trần Hồng Thái, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường cho biết, nhu cầu nhân lực cho quản lý, nghiên cứu về BĐKH ở cả Trung ương và địa phương đã rất cấp bách. Trong khi đó, để có được một cán bộ khoa học về BĐKH phải mất 15 năm đào tạo, nghiên cứu và cần thêm 5 năm nỗ lực nữa mới có thể trở thành chuyên gia. Cũng theo TS Thái, hầu hết các tỉnh không có cán bộ chuyên môn về BĐKH, trong khi mỗi tỉnh cần ít nhất 10 cán bộ về lĩnh vực này. Đó là chưa kể khoảng 700 huyện và 9.000 xã trên cả nước đều cần có cán bộ có kiến thức về BĐKH. Vì vậy, bên cạnh việc phát triển hướng đào tạo chính quy ở các trường đại học, các viện nghiên cứu, cần tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo ngắn hạn cũng như tăng cường tuyên truyền tới cộng đồng. Hiện Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường đang phối hợp với Đại học TN&MT Hà Nội và Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội xây dựng chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành BĐKH. Tập huấn, đào tạo ngắn hạn cho cán bộ trong lĩnh vực BĐKH ở các bộ, ngành, địa phương, hướng đến các đối tượng là nhà quản lý TN&MT, phụ nữ, thanh niên, học sinh, người cao tuổi…

Việc đào tạo nhân lực cho lĩnh vực này cần hướng đến cả 4 nhóm: Cán bộ quản lý cấp trung ương và địa phương; các nhà khoa học chuyên sâu; chuyên gia tư vấn các dự án liên quan đến BĐKH và một phần quan trọng là tiềm lực hiểu biết của người dân. Đây là nguồn hạt nhân trong công tác thông tin, tuyên truyền và tư vấn cho cộng đồng về phương cách thích ứng với môi trường sống tự nhiên trước những tác động của thiên tai, bão lũ.

Phát huy vai trò của cộng đồng

Theo nhiều chuyên gia, cộng đồng dân cư là chìa khóa giải quyết những vấn đề cơ bản của BĐKH. Người dân không hề biết đến khái niệm “biến đổi khí hậu” nhưng vốn tri thức bản địa của họ kịp thời có sự điều chỉnh, bổ sung để thích ứng một cách hợp lý trước mọi sự thay đổi, biến động của điều kiện tự nhiên, có hành vi thân thiện môi trường và khí hậu. Vì vậy, cần phát huy tốt vai trò của cộng đồng, học hỏi từ tri thức, kinh nghiệm tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, xây dựng lối sống xanh cho cả cộng đồng nhằm làm chậm lại tần suất của BĐKH. Cần có chính sách, chiến lược nhằm ứng phó với BĐKH để bảo tồn văn hóa ở các cấp độ cộng đồng.

Phát triển nguồn nhân lực là 1 trong 10 nhiệm vụ quan trọng trong Kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH từ nay đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Điều cần làm ngay là phải đánh giá và dự báo đúng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của toàn hệ thống quản lý nhà nước về lĩnh vực BĐKH. Trên cơ sở đó lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực trung và dài hạn, xây dựng cơ chế, chính sách đào tạo ngắn hạn.

Theo baocongthuong.com.vn

 
Nguồn nhân lực cho biến đổi khí hậu là gì :KSV@02:
 
Nâng cao ý thức cộng đồng về chuyện biến đổi khí hậu. Tình hình càng lúc cấp bách nhưng đâu có ai để ý đâu.
 
×
Quay lại
Top