Nguồn gốc của tên của 7 nốt nhạc

hanoiguitarist

Thành viên
Tham gia
19/3/2012
Bài viết
2
Trong thời Trung cổ, các nhạc sĩ Tây Âu đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trong việc hệ thống hóa âm nhạc. Đó là sự hoàn thiện không ngừng cách ghi, đọc nhạc.Hiện nay vẫn còn giữ lại được những bản nhạc từ khoảng thế kỷ IX ghi âm theo lối "nơm" gồm những ký tự để thể hiện những âm thấp, cao, từ cao xuống thấp và ngược lại, 1 âm cao - 2 âm thấp, 2 âm thấp - 1 âm cao ...
Lối ghi này dùng cho các bài đồng ca Gregoire có tiết tấu đều, nhịp độ tùy tiện và độ cao được quy ước trước. Mặc dầu lối ghi đó đã được cố gắng cải tiến nhiều nhưng để đạt được một bước tiến rõ rệt trong vấn đề ghi âm vẫn phải đợi Guido da Arezzo (Guido xứ Arezzo 990_995? -1050) Guido cho rằng: Vì giai điệu hát chỉ có một số âm không nhiều lắm nên sẽ rất tiện lợi nếu ghi nhớ các âm này tới mức khi nghe có thể nhận biết và phân biệt được chúng .” Để thực hiện được điều đó, ông chọn bài Him Cầu nguyện Thánh Joan của Diacon có lời như sau:
Ut queant lascis
Resonnare fibris
Mira gestorum
Famuli tuorum
Solve poluti
Labii rearem
Sancte Iohanes
Bài Him này có đặc điểm: những vần thứ nhất của sáu câu đầu tiên được phổ bằng những âm cao dần thêm một cung sau mỗi câu, riêng câu thứ tư cao hơn câu thứ ba nửa cung. Guido chọn 2 ký tự đầu của sáu vần đầu tiên đó đặt tên cho âm thanh và sáu âm có cao độ cao dần lần lược được ông đặt tên là Ut, Re, Mi, Fa, Sol, La.
Đến cuối thế kỷ XVI, Anxen ở Falandri (chưa rõ nguyên ngữ) ghép 2 ký tự đầu của câu thứ bảy thành SI để đặt cho âm thứ bảy có cao độ cao hơn âm La 1 cung.
Năm 1673, trong luận án “Âm nhạc thực hành” Bonôntrini (chưa rõ nguyên ngữ)đã đổi tên âm Ut thành Do vì cho rằng âm Ut khó hát vang. Đến thời kỳ này, lối ghi âm của Guido về cơ bản đã giống như ngày nay: các âm có tên gọi và được thể hiện trên năm đường kẻ.
Theo Lịch sử âm nhạc thế giới Tập I – Nguyễn Xinh – Nhạc viện Hà nội 1983
 
cứ đọc tên nốt nhạc mà không biết gì về nó suốt bao nhiêu năm:KSV@16::KSV@16::KSV@16::KSV@16:
 
×
Quay lại
Top