Nguồn gốc của sự tự tin

GeniusPrint

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
2/7/2015
Bài viết
114
Đã bao giờ bạn tự thắc mắc là "Tại sao người này, người kia tự tin thế?" Sự tự tin đó bắt nguồn từ đâu? Tại sao mãi mà mình vẫn không thể tự tin nổi? Khám phá ngay những nguồn gốc của sự tự tin sau đây !
1. Kiến thức

knowledge3.png


Với mình, mình coi kiến thức cũng giống như thức ăn hay thức uống vậy. Nếu thức ăn hay thức uống có thể cứu sống được con người chúng ta thì kiến thức cũng vậy. Ở rất nhiều khía cạnh, kiến thức vẫn đang nuôi sống chúng ta (cái này thì ai ai cũng hiểu rồi, ai cũng cần một kiến thức nào đó để kiếm tiền mà). Điều này có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là kiến thức cũng cần được hấp thụ vào chúng ta hàng ngày, thậm chí là hàng giờ. Có như thế thì chúng ta mới “sống” được.

Ngoài ra còn một lý do nữa làm cho chúng ta cần kiến thức là bởi vì kiến thức là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp chúng ta xây dựng sự tự tin. Bạn sẽ chia sẻ gì? Bạn sẽ nói gì? Bạn sẽ tranh cãi như thế nào nếu bạn thiếu kiến thức?. Cứ thử hình dung trong một buổi phỏng vấn xin việc chẳng hạn: Bạn sẽ đáp lại nhà tuyển dụng như thế nào nếu trong đầu bạn chưa sẵn sàng một kiến thức chuyên môn chắc chắn về lĩnh vực mà bạn đã tham gia ứng tuyển? Để rồi bạn phải xuất hiện với một vẻ “tái nhợt” và vang mãi câu “uhm ah”. “Out” có lẽ là cái kết xứng đáng dành cho cả bạn và tôi đúng không?. Và trong những trường hợp như vậy thì kiến thức sẽ là vị cứu tinh cứu nguy cho chúng ta. Hãy sẵn sàng để đối phó với mọi thứ bằng một kiến thức “sắt thép” nhé. Khi ấy chỉ sợ bạn dư sự tự tin đến mức “thao thao bất tuyệt” mà nhà tuyển dụng “không thể cản nổi” ấy chứ.

2. Tâm Lý

Có rất nhiều người cảm thấy không tự tin chỉ đơn giản là vì tâm lý. Mặc dù họ là người có học thức, kiến thức uyên thâm cũng như sự dày dặn trong kinh nghiệm thực tế tuy nhiên khi họ đứng trước đám đông thì họ vẫn không thể thoát khỏi cảnh rụt rè, lời nói thiếu sức mạnh, thiếu sự cương quyết. Nói một cách khác là họ thiếu sự “chuyên nghiệp”.

Tất cả những vấn đề này chỉ nằm ở tâm lý, bạn chưa “chế ngự” được tâm lý của mình từ đó để tâm lý “trôi nghiêng ngã” và “vượt ra” khỏi sự kiểm soát. Hãy sẵn sàng với một tâm thế chia sẻ, coi mình là trọng tâm, coi mình là sức mạnh và chúng ta đang đi “truyền lửa” sức mạnh đó cho người khác. Bạn có thể luyện tập bằng cách hình dung ra mình đang đứng thuyết trình hay hướng dẫn một ai đó chẳng hạn. Chỉ là vấn đề tâm lý thôi mà.

3. Sự quan sát

observation.jpg


Có thể thoạt đầu bạn chưa hình dung được tại sao sự quan sát lại có thể làm cho chúng ta trở nên tự tin hơn? Tuy nhiên nó lại ảnh hưởng rất nhiều đấy. Tôi đã từng được nghe một câu chuyện như thế này. Có một cô bé người châu phi. Cô bạn này có một khát khao hay mong muốn là được thành lập một quỹ tiền nào đó để ủng hộ cho một cô nhi viện gần nơi cô ở. Cô đã suy nghĩ rất nhiều nhưng vẫn không dám thực hiện khát khao đó chỉ đơn giản là bởi vì cô tự ti với chính cơ thể không lành lặn của mình. Tuy nhiên sau những lần ngồi chiếc xe bus để đi đến cô nhi viện và chứng kiến nhiều hoàn cảnh đáng thương khác thì cô đã hét to rằng: “Mình phải làm được”. Và rồi cô bạn nhỏ ấy cũng đã làm được cái điều mà tưởng chừng như sẽ không bao giờ dám làm chỉ vì thiếu tự tin hay tự ti về bản thân của mình. Bạn thấy đó, sự quan sát đã cho chúng ta thêm sức mạnh, “tiếp lửa” thêm cho chúng ta để rồi chúng ta sẽ không phải sợ bất cứ điều gì nữa.

4. Sự trải nghiệm

Nếu bạn đã chuẩn bị đủ tất cả những yếu tố ở trên mà vẫn thiếu sự tự tin thì có lẽ đó là do bạn thiếu sự trải nghiệm. Rất rất nhiều người. Và ví dụ cụ thể nhất là các bạn sinh viên. Mặc dù một số bạn học rất giỏi, kiến thức rất tốt tuy nhiên lại rất rụt rè. Và trong trường hợp này rất có thể là các bạn đang rơi vào trường hợp thiếu sự trải nghiệm. Chính sự trải nghiệm về nghề, sự cọ xát thực tế sẽ làm cho bạn cứng rắn hơn, kiên cường hơn. Đó là lý do sau một vài tháng hay vài năm đi làm thực tế công việc thì các bạn tự tin hơn rất nhiều. Các bạn làm chủ được bản thân và cả những “cuộc chơi” xung quanh mình. Những trường hợp ngoại lệ thì các bạn tiếp tục tham khảo những “nguồn gốc” khác của sự tự tin trong phạm vi bài viết này.

5. Sự chăm chút bản thân

Nhiều lúc bạn quá đam mê công việc hay học tập mà quên đi việc chăm sóc bản thân. Nếu các bạn muốn mình tự tin hơn thì hãy biết quan tâm đến bản thân của bạn đặc biệt là diện mạo bên ngoài. Hãy xuất hiện với một trang phục lịch sự, thơm mát, gương mặt rạng ngời nhất mà bạn có thể. Khi ấy chỉ sợ bạn muốn nói chứ không muốn ngừng ấy chứ. (Thích được người khác ngắm nhìn mình mà).

6. Một sự đam mê, có lý tưởng, mục đích sống rõ ràng và có ích

Would-Your-Business-Pass-The-Passion-Test.jpg


Đến đây thì chắc có lẽ là các bạn đã hiểu được gần hết những nguồn gốc của sự tự tin rồi đó và tất nhiên cũng tới đây thì các bạn đã tự tin hơn rất nhiều rồi (Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng mà, hiểu rồi sợ gì nữa). Một nguồn gốc nữa mà nếu chúng ta nhận biết và làm tốt được nó thì chúng ta sẽ trở nên tự tin hơn rất nhiều, vững trãi hơn rất nhiều.

Nhắc đến chủ đề này các bạn hãy tham khảo thêm chủ đề “Quy luật hấp dẫn – Hãy để nó thay đổi cuộc sống của bạn”. Bạn có tin là bạn sẽ làm những gì bạn yêu thích và đam mê chứ, bạn sẽ làm mọi thứ bằng cả tâm huyết của mình chứ. Nếu vậy thì chúc mừng bạn. Sẽ không có gì có thể ngăn cản hay làm chùn bước đôi chân bạn tiến về phía trước. Sự tự tin sẽ được cung cấp sức mạnh hay từ chính những điều này.

7. Sự tin tưởng từ những người xung quanh

Ngoài những vấn đề nội tại là do chính bạn sẽ quyết định sự tự tin của mình thì một vấn đề khác từ bên ngoài cũng sẽ là nguồn cung cấp năng lượng, nhiệt huyết cũng như sự tự tin cho bản thân đó là sự ủng hộ từ những người xung quanh. Chỉ cần một lời động viên từ một người bạn thân, một người đồng nghiệp tốt hay một người thân trong gia đình là đủ rồi. Khi ấy niềm tin chiến thắng sẽ cứ văng vẳng mãi đâu đó trong đầu bạn, không bao giờ dứt.

8. Hiểu rõ về bản thân

IMG_0526(4).jpg


Một trong những lý do cuối cùng khiến bạn thiếu sự tự tin đó chính là thiếu "sự thấu hiểu về bản thân". Làm sao bạn có thể tự tin với bản thân được trong khi bạn chưa biết bạn là ai?, Bạn có điểm mạnh gì? Bạn có điểm yếu gì?...Một khi bạn đã hiểu được sứ mệnh riêng của bản thân thì bạn sẽ không ngại gì việc thể hiện những điều đó ra bên ngoài. Mà trong trường hợp bạn không muốn thể hiện nó ra bên ngoài đi chăng nữa thì chính "bản thân nó" cũng sẽ tự bộc lộ qua những ánh mắt hay cử chỉ của bạn.

Theo: Genius Print
 
kiến Thức
Tâm lí
sự quan sát
Trải nghiệm
Đam mê
Bản thân
....... Hừm .......:-?
Cái nào cũng phải chăm hết á
 
làm thế nào để có nhiều trải nghiệm?
 
@Mr_ED Hoặc bạn trải nghiệm bằng kiến thức hoặc bạn trải nghiệm bằng thực tế. Bạn muốn trải nghiệm bằng hình thức nào ?
 
@Mr_ED Hoặc bạn trải nghiệm bằng kiến thức hoặc bạn trải nghiệm bằng thực tế. Bạn muốn trải nghiệm bằng hình thức nào ?
đã gọi là trải nghiệm thì tất nhiên phải thực tế chứ :v
 
Với mình kiến thức cũng dc gọi là trải nghiệm :))
 
Niem dam me va tu cham soc ban than. Hi vong la minh se lam duoc tot hon.
 
×
Quay lại
Top