Người xấu tính ( Difficult people )

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Tham khảo :” Thank you for being such a pain – spiritual guidance for dealing with dificult people” của Mark I.Rosen,Ph.D
Link : https://www.mediafire.com/?68cjiff7664sirv

Bạn không thể thoát khỏi họ.
Khi bạn đang phải vật lộn với 1 người xấu tính , bạn cần hiểu rằng mình không đơn độc. Nhiều người trước bạn đã từng gặp vấn đề tương tự như bạn. Bạn cần biết rằng mình sẽ phải đương đầu với những người xấu tính trong tương lai. Và không có cách nào để thoát khỏi họ.


Định nghĩa về người xấu tính
1 người xấu tính là người có những từ ngữ hoặc hành động gợi lên những cảm xúc khó chịu và không mong muốn ở trong bạn. Đó là người gây ra cho chúng ta những cảm xúc mà bạn không muốn cảm nhận.
1 điểm quan trọng khi xử lý với người xấu tính, đó là bạn cần chú ý đến những gì đang diễn ra trong bạn , chứ không chỉ chủ ý đến những gì mà người xấu tính đang làm.


Tất cả mọi người đều là “ người xấu tính” trong mắt một số người.
Bất kể mức độ bực bội mà chúng ta gây ra cho người khác thì chúng ta cũng không sẵn sàng chấp nhận bị dán nhãn là “ người xấu tính”. Khi chúng ta làm điều gì đó gây bực bội cho người khác , chúng ta cũng không xem mình là “ người xấu tính”; chúng ta vẫn nhìn nhận hành động của mình là hợp lý, chính đáng. Chúng ta dễ dàng tập trung chú ý vào hành vi của người khác hơn là thừa nhận rằng mình cũng đang có những hành vi “ xấu tính”. Điều đó có nghĩa là những người xấu tính không khác gì với chúng ta; sự thật là, họ là chúng ta. Để hiểu vấn đề của chúng ta với người xấu tính, chúng ta cần phải chấp nhận sự thật là : chúng ta là họ.

Những cách thức bạn dùng để xử lý vấn đề với người xấu tính.
1. Không làm gì cả.

Cách thức đầu tiên chúng ta dùng để xử lý với 1 người xấu tính là phớt lờ/ bỏ quá những khó khăn, né tránh thảo luận chúng, giả vờ rằng chúng sẽ không xảy ra che giấu những cảm xúc trong chúng ta.

Rất nhiều người thực hiện cách này hằng ngày. Một số người làm tốt đến nỗi việc né tránh và phủ nhận trở thành phương pháp chủ yếu của họ dùng để xử lý những vấn đề trong mối quan hệ.

Có 2 lý do cơ bản lý giải tại sao việc né tránh như 1 cách thức dùng để xử lý với người xấu tính thường không đạt được hiệu quả. Thứ nhất : vấn đề người xấu tính thường không trở nên tự động tốt đẹp hơn; bằng cách không làm gì cả, chúng ta có xu hướng làm cho vấn đề tồn tại mãi mãi. Thứ 2, chúng ta phải trả giá cho việc không bộc lộ cảm xúc của mình. Những cảm xúc đó không mất đi, chúng vẫn khuấy động trong ta.

Thỉnh thoảng , những cảm xúc không được bộc lộ đó nổi lên bề mặt qua những hành động của bạn. Bạn có thể ăn quá nhiều, đánh bạc, mua sắm những thứ không cần thiết, uống rượu ... bởi vì bạn không xử lý với những cảm xúc tiêu cực bạn có với người xấu tính – khiến bạn đau khổ.

Chỉ có 1 trường hợp mà việc không làm gì cả là hợp lý. Đó là khi cảm xúc của bạn mãnh liệt, và bạn nên khôn ngoan đợi 1 thời gian trước khi hành động.

2. Tỏ ra tử tế.
Có những hoàn cảnh mà tất cả chúng ta cho rằng điều dễ nhất mình làm được là đành cười và chịu đựng vậy. Bất kể sự sai trái mà hành động của người khác gây ra , chúng ta chỉ mỉm cười, chịu đựng và để yên cho người khác tiếp tục hành vi của họ . Về lâu dài, chúng ta sẽ trả giá đắt vì luôn luôn tán thành với những yêu cầu từ người khác. Họ sẽ lợi dụng bạn và cơn giận dữ sẽ chất chứa trong bạn. Khi người xấu tính nhận ra chúng ta luôn luôn nói “vâng” , họ sẽ kỳ vọng và đòi hỏi nhiều hơn nữa . Và khi những nhu cầu của bạn càng không được đáp ứng, bạn sẽ ngày càng tức giận.

3. Rời bỏ.
Điều này phụ thuộc vào việc bạn là người có xu hướng là 1 người rời bỏ hay là 1 người ở lại. Mỗi người chúng ta có cách thức riêng để xử lý với sự chia tách và mất mát, và phong cách cá nhân có thể được xem là quan trọng hơn tình huống.

Một số người có xu hướng rời bỏ ngay từ đầu khi gặp vấn đề. Họ rời bỏ vì họ lạc quan quá mức. Họ nghĩ rằng mình sẽ tìm được 1 người khác, cơ hội khác tốt hơn ở đâu đó.

Nếu bạn là người có xu hướng rời bỏ, có lẽ sẽ khôn ngoan hơn nếu bạn không từ bỏ 1 mối quan hệ khi có những vấn đề rắc rối xuất hiện. Đó là cơ hội vàng đề bạn đương đầu với những nỗi sợ của bạn và chữa lành những cảm xúc. Nó cũng mang lại cho bạn 1 cơ hội học hỏi, đánh giá cao những gì mình có hơn là luôn luôn ở trạng thái tìm kiếm 1 thứ khác tốt hơn.

Nhưng trở thành 1 người ở lại cũng có thể là 1 vấn đề. Những người ở lại cần học cách chăm sóc bản thân tốt hơn bằng cách từ bỏ những tình huống, những mối quan hệ không thể giữ được. Lo sợ về những điều chưa biết là 1 lý do tại sao người ở lại muốn ở lại với mối quan hệ này. Trong khi hoàn cảnh hiện tại của họ có thể đi từ tệ đến rất tồi tệ , người ở lại có thể còn sợ hãi hơn về những gì có thể xảy ra nếu họ rời bỏ mối quan hệ. Họ nghĩ rằng tốt hơn là nên duy trì 1 sự không thoải mái nhưng quen thuộc ở hiện tại hơn là đón nhận 1 sự không quen thuộc ở tương lai.

1 số người ở lại với mối quan hệ tồi tệ vì sự cam kết lâu dài với con người đó hoặc hoàn cảnh đó. Sự chung thủy/ trung thành có thể là 1 chất keo dính mạnh mẽ trong mối quan hệ. Những người khác thì vì lý do kinh tế ; hoặc trong vô thức họ cảm thấy mình xứng đáng bị đối xử tệ bạc.

Rời bỏ hay ở lại, không có sự lựa chọn nào là sai, vì chúng ta học hỏi được từ cả hai. Mỗi lựa chọn có thể giúp chúng ta trở thành 1 người tốt hơn hoặc mang lại cho bạn những trải nghiệm- sẽ có lợi cho bạn trong tương lai khi bạn gặp hoàn cảnh tương tự.

4. Chống lại.
Trả thù thường được xem là 1 cách thức chủ yếu nhằm loại bỏ những cảm xúc khó chịu, không mong muốn. Ví dụ, nếu có 1 ai đó lừa dối, phản bội hoặc xúc phạm chúng ta, chúng ta có thể sẽ mắc kẹt trong những cảm xúc tồi tệ mà bạn muốn thoát khỏi những cảm xúc đó. Trả thù có thể được xem là đem lại 1 cách thức nhằm chuyển hóa những cảm xúc không thể chịu đựng nổi đó của bạn. Phần lớn thì sự trả thù khiến ai đó cảm thấy tốt hơn. Trong tiếng Đức có 1 từ đặc biệt là “schadenfreude” nghĩa là cảm thấy vui sướng trước nỗi đau của người khác.
Nhưng cảm giác vui sướng đó chỉ mang tính tạm thời và đó là ảo tưởng. Sau một thời gian, nếu chúng ta có ý thức, chúng ta có xu hướng cảm thấy tồi tệ.

Động cơ thứ hai của việc trả thù là bạn muốn gửi 1 thông điệp đến người xấu tính. Chúng ta hy vọng là người xấu tính sẽ nhận thấy sai lầm của họ và hối hận về những gì họ đã làm với ta. Nhưng tất cả chúng ta đều hiểu điều này hiếm khi xảy ra. Người xấu tính ít khi quan tâm đến nỗi bất hạnh của bạn. Nếu cô ấy làm được như vậy thì có lẽ cô ấy đã không có những hành vi xấu tính ngay từ ban đầu rồi.

5. Làm cho người xấu tính thay đổi.
Vấn đề là chúng ta đã đặt hạnh phúc của mình dựa vào hành động của người khác. Điều này đem lại cho họ quyền lực to lớn đối với trạng thái tâm lý của chúng ta. Khi họ tử tế, chúng ta cảm thấy thoải mái. Khi họ xấu tính, chúng ta trở nên điên loạn/

Để xử lý hiệu quả với 1 người xấu tính, chúng ta cần chấp nhận sự thật là : làm cho người khác thay đổi có thể là 1 mục tiêu không thực tế.

6. Làm cho 1 người xấu tính thay đổi : vẫn đáng để thử.
Sự thay đổi của 1 cá nhân gồm có 3 yếu tố : sự nhận thứ, sự sẵn sàng và khả năng thay đổi của họ.
Thứ nhất, 1 người phải nhận thức được rằng hành động của anh ấy đang tạo ra vấn đề đối với người khác. Ví dụ, nếu anh ta gọi điện thoại cho bạn quá nhiều, khiến bạn nổi giận, nhưng nếu anh ta không nghĩ rằng mình đang làm 1 việc sai trái và nếu bạn không nói ra thì anh ấy vẫn sẽ tiếp tục hành vi này.

Thứ hai, 1 người phải có mong muốn thay đổi. Người xấu tính sẽ chỉ thay đổi nếu anh ta mong muốn thay đổi. Vì sự thay đổi đòi hỏi 1 động lực to lớn; những thói quen cũ không dễ dàng vượt qua. Người xấu tính phải quan tâm đủ đến mối quan hệ này để làm cho anh ta thay đổi, vì mối quan hệ này quan trọng với anh. Hoặc anh ta muốn thay đổi vì những lợi ích của sự thay đổi rõ ràng nhiều hơn so với những hình phạt của việc không thay đổi.
Thứ ba, 1 người phải có khả năng để thay đổi. Trong 1 thế giới lý tưởng, mọi người muốn thay đổi đều có thể thay đổi khi họ cần. Nhưng trong thế giới chúng ta đang sống, 1 số người không thể thay đổi, ngay cả khi họ cố gắng.

Làm thế nào chúng ta có thể khiến người khác thay đổi ? Có nhiều cách tiếp cận : bằng quyền lực, sự ảnh hưởng và tình yêu.

Quyền lực là khả năng làm cho 1 ai đó làm điều gì đó mà cô ấy không muốn làm. Để làm được điều này, bạn chỉ cần đạt được 1 số nguồn lực của quyền lực. Một nguồn lực , ví dụ , là tiền bạc, hoặc khả năng mang lại phần thưởng. Với 1 phần thưởng phù hợp, tôi có thể làm cho bạn hành động theo những cách thức làm tôi thỏa mãn. Nếu tôi có một số thứ bạn cần và tôi sẵn sàng trao nó cho bạn nếu bạn đồng ý 1 số điều kiện của tôi, điều này mang lại cho tôi quyền lực đối với bạn.

1 nguồn khác của quyền lực là khả năng trừng phạt. Sự sợ hãi được sử dụng như 1 phương tiện khiến người khác làm những gì chúng ta muốn.

1 nguồn khác của quyền lực đến từ địa vị của bạn. 1 ông sếp, cha mẹ, thầy tu hoặc giáo viên – tự động có quyền yêu cầu ai đó làm điều gì trong 1 mối quan hệ. Ở bên ngoài mối quan hệ thì quyền lực của họ biến mất.
1 người cũng có quyền lực nếu họ là chuyên gia. Khi bác sỹ bảo bạn cởi áo ra, bạn tuân theo vì bạn muốn những gì ông ấy có – kiến thức y học.

Sức thu hút cũng mang lại quyền lực. Nếu bạn tôn trọng, ngưỡng mộ ai đó, bạn có khả năng làm những gì người đó yêu cầu.

Sự ảnh hưởng
Có nhiều chiến lược ảnh hưởng mà chúng ta có thể dùng trong những tương tác hằng ngày.
- dùng những sự kiện và logic.
- thương lượng, hối lộ.
- đe dọa.
- sự thân thiện, nồng ấm.
- kết hợp với những người khác để tạo ảnh hương lớn hơn đến người mà ta muốn ảnh hưởng.
- Tạo ra cảm giác tội lỗi là 1 chiến lược ảnh hưởng cổ điển.
- Thỉnh thoảng chúng ta cố ảnh hưởng người khác 1 cách gián tiếp.

Tình yêu
Tình yêu là cách tiếp cận thứ ba nhằm thay đổi người khác. Đây là cách mạnh mẽ nhất, có tính chất chữa lành nhất và khó dùng nhất.

7. Thay đổi bản thân .
Đây là lựa chọn có hiệu lực nhất để xử lý với 1 người xấu tính. Sự thay đổi bản thân ( thay đổi bên trong ) không tránh khỏi sẽ dẫn đến thay đổi bên ngoài.

Tại sao con người lại xấu tính ?

1. Một số người xấu tính không thực sự xấu tính.
Một số người không xấu tính; họ chỉ ở trong 1 tình huống hoặc 1 vai trò yêu cầu họ hành xử theo 1 cách thức nhất định.

2. Một số người là khác biệt với bạn chứ không phải họ xấu tính.
Mọi người là khác nhau. Con người khác nhau ở khí chất và những giá trị sống, nhân cách; họ có những tài năng, sở thích và mục tiêu khác nhau. Họ không phải luôn luôn hành xử xấu khi chúng ta nghĩ về họ như vậy; họ chỉ là sống thật với con người họ. Họ nhìn thế giới khác với chúng ta, được nuôi dạy về những giá trị từ gia đình họ, lịch sử cuộc đời họ, nền văn hóa, và tôn giáo của họ . Vì họ khác với chúng ta nên chúng ta xem họ là xấu tính. Chúng ta thất bại trong việc đánh giá về cách thức họ nhìn nhận thế giới khác với chúng ta.

3. Một số người xấu tính bị mắc kẹt trong quá khứ.
Thời thơ ấu ảnh hưởng mạnh mẽ đến chúng ta, và kiểu mối quan hệ mà chúng ta có trong quá khứ ( thơ ấu ) ảnh hương đến tất cả những mối quan hệ tiếp theo trong suốt cuộc đời của chúng ta.

Rất nhiều những lý thuyết tâm lý học lâm sàng bao gồm việc phân tích việc làm thế nào mà những mối quan hệ thời thơ ấu với bố mẹ, anh chị em và người chăm sóc ảnh hưởng đến chúng ta trong hiện tại, 1 khái niệm được gọi là sự chuyển dịch ( transference ). Một số ít người may mắn có những mối quan hệ với bố mẹ thời thơ ấu đầy yêu thương, nuôi dưỡng và lành mạnh. Những người đó không có những vấn đề khó khăn chưa được xử lý trong thời thơ ấu; và khi họ gặp gỡ những người mới/lạ thì quá khứ không can thiệp vào mối quan hệ hiện tại, và họ có khả năng nhìn nhận người khác như những gì người đó là.

Nhưng với phần lớn chúng ta, vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn chưa được xử lý trong quá khứ, và khi chúng ta tiếp xúc với người khác, ta có xu hướng vô thức xem người đó như 1 sự phản ánh về 1 ai đó trong quá khứ của ta hơn là xem người đó như 1 con người độc đáo.

1 lý do khác khiến 1 người là xấu tính vì họ bị mắc kẹt trong quá khứ - họ tiếp xúc với bạn như thể bạn là 1 người khác ( có liên quan đến mối quan hệ với ai đó trong quá khứ của họ ).
Khi 1 người trở nên xấu tính thì có 2 điều có thể xuất hiện. Bạn có thể gợi cho họ nhớ về 1 người xấu tính với họ trong quá khứ, hoặc họ có thể gợi nhắc bạn về 1 người xấu tính bạn gặp trong quá khứ của bạn.

4. Một số người xấu tính có những tổn thương về cảm xúc/ tình cảm.
Một số người xấu tính vì ho bị tổn thương về cảm xúc. Cách thức mà chúng ta đáp ứng lại về mặt cảm xúc với người xấu tính cũng thể hiện những tổn thương về cảm xúc của chính chúng ta, nó tiết lộ những phần bên trong bạn cần được chữa lành.

5. Một số người xấu tính có lòng tự trọng thấp.
Một số người xấu tính vì họ không thích bản thân họ và họ dùng nhiều chiến lược khác nhau nhằm tránh cho mình không bị tổn thương một lần nữa.

6. Không ai biết về những vẫn đề mà họ đã trải qua.
Hãy xem xét về khả năng 1 ai đó trở nên xấu tính không chỉ vì họ đang trải qua 1 ngày tồi tệ mà bởi vì họ đang có 1 cuộc sống tồi tệ.

7. Niềm tin của người xấu tính.
Một số người xấu tính vì họ lưu giữ những niềm tin, quan điểm sống, những giá trị sống.
Những niềm tin, quan điểm sống giúp chúng ta tìm thấy sự chắc chắn trong 1 thế giới không chắc chắn. Những niềm tin đó mang lại cho chúng ta 1 cách để diễn dịch về những sự kiện xảy đến bất ngờ. Niềm tin đem đến cho ta 1 lý do để kiên trì khi đối mặt với những trở ngại, những sự kháng cự và đối nghịch. Chúng đem đến cảm giác cộng đồng giữa những người cùng chia sẻ về niềm tin đó.

Đồng thời, niềm tin cũng giới hạn cuộc sống của chúng ta. Chúng ngăn cản khả năng trải nghiệm những sự kiện trong cuộc sống theo cách mới mẻ. Những niềm tin cũng tạo ra sự chia tách giữa những người tin và người không tin vào 1 điều gì đó.

Khi chúng ta nhận ra rằng, một số người xấu tính bởi vì họ cần lưu giữ những niềm tin cứng nhắc của họ để cảm thấy thoải mái và an toàn.

8. Một số người xấu tính muốn quá nhiều.
Một số người xấu tính vì họ đánh giá đồ vật/ vật chất cao hơn con người. Khi h.am m.uốn về 1 thứ gì đó vượt quá mức cần thiết, nó được gọi là sự tham lam.
Tiền bạc và vật chất không chỉ là đối tượng duy nhất của lòng tham. Con người cũng có thể tham lam về quyền lực, địa vị hoặc danh tiếng.
Một số người xấu tính vì họ xem người khác như 1 phương tiện để đạt được mục đích cá nhân của họ.

9. Một số người xấu tính là người nghiện chất .
Những người nghiện rượu có xu hướng lo sợ, cáu gắt và mất kiên nhẫn, ngay cả khi họ không uống.

10. Một số người xấu tính là người có bệnh tâm thần ( mentally ill)
11. Ốm đau và mệt mỏi.
Đôi khi con người ta trở nên xấu tính/ khó tính khi họ đang ốm hoặc mệt mỏi.

Bạn cần tránh giả định 1 người xấu tính là có ác ý chừng nào bạn có những bằng chứng không thể bác bỏ được.Khi bạn gặp 1 người xấu tính, luôn luôn giả định, ít nhất là lúc ban đầu, rằng người đó đang cố gắng làm tốt nhất những gì anh ấy có thể ; và còn có 1 lý do chuộc lỗi cho hành vi xấu của anh ấy. Nếu chúng ta có thể thay đổi cách thức mình nhìn về 1 người xấu tính, thì chúng ta có thể thay đổi cách thức mình cảm nhận về họ. Nhưng việc đặt câu hỏi “ tại sao “ thường không xuất hiện dễ dàng ở những người có xu hướng nhanh chóng đưa ra kết luận. Nếu bạn là người thích nhanh chóng xác định mọi việc, đặt câu hỏi “tại sao” sẽ làm bạn cảm thấy không thoải mái, bởi vì quá trình hỏi này sẽ không đưa đến những câu trả lời nhất định. Nó sẽ dẫn đến nhiều khả năng thay thế. Nó cho phép bạn xem xét nhiều lời giải thích. Nó ngăn không cho bạn buộc tội người khác chừng nào mà bạn hiểu về toàn bộ câu chuyện.

Nếu chúng ta nhìn lại những giải thích khác nhau về hành vi của người xấu tính, chúng ta thấy những điểm chung , đó là gần như tất cả hành vi của họ là kết quả của sự đau khổ, sự ngu dốt/ sự không biết. Con người làm những việc họ đang làm cho người khác bởi vì họ bị tổn thương, họ muốn, hoặc họ không biết ( việc mình làm là xấu ).
Chúng ta có thể kết tội những hành động của họ. Nhưng chúng ta không thể , với sự chắc chắn tuyệt đối, rằng bản thân mình sẽ không hành động tương tự nếu chúng ta từng trải qua những khó khăn , đau khổ, tai họa giống như họ.
Cuối cùng, một vài nỗ lực chân thành để hiểu lý do tại sao họ lại xấu tính sẽ khiến bạn cảm thông cho những đau khổ hoặc sự ngu dốt – là nguồn gốc của tất cả những hành động xấu.

Bài tập : Hãy chọn 1 người xấu tính bạn gặp trong cuộc sống. Bây giờ lập 1 danh sách tất cả những lý do bạn có thể nghĩ ra nhằm giải thích cho hành vi của người đó.

Người xấu tính dạy chúng ta về những hành động của bạn ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Người xấu tính dạy chúng ta rằng mọi chuyện sẽ như thế nào khi bạn nhận được 1 hành động không suy nghĩ, không quan tâm, không nhạy cảm. Người xấu tính cho chúng ta thấy sự khó chịu khi bị đối xử tệ. Người xấu tính cũng làm cho chúng ta trải nghiệm về nỗi đau tương tự mà chúng ta đã từng gây ra cho người khác. Lần tới khi có ai đó đối xử tệ với bạn, hãy tự hỏi bản thân mình là bạn đã từng làm điều gì tương tự với ai đó trong quá khứ chưa, và nếu có, hãy giải quyết nó với tất cả sự chân thành rằng mình sẽ không lặp lại hành động đó.

Có lẽ bạn gặp người xấu tính trong cuộc đời này không phải vì trước đây bạn đã từng gây tổn thương cho người khác, nhưng chúng ta sẽ không làm tổn thương ai đó trong tương lai. Nói cách khác, 1 người xấu tính có thể được xem là 1 sự phòng ngừa, 1 ai đó gây ra điều kinh khủng với mình sẽ thúc đẩy mình không bao giờ làm điều đó với người khác. Người xấu tính dạy chúng ta về những gì không nên làm. Điều không may là không phải ai cũng học được những điều tích cực từ những trải nghiệm tiêu cực.
Một số người gây đau khổ cho người khác 1 cách thiếu suy nghĩ, như là 1 cách vô thức nhằm làm tổn thương ngừi đã từng làm tổn thương họ. Những người đó không có khả năng kết nối giữa nỗi đau mà họ trải nghiệm và nỗi đau mà họ gây ra cho người vô tội.

Người xấu tính như là tấm gương phản chiếu.
Tất cả chúng ta đều có những phần bên trong mình mà chúng ta không quan tâm. Vì chúng ta thấy sự không hoàn hảo của mình không lôi cuốn, và bởi vì phần lớn chúng ta thậm chí không thích thừa nhận mình có chúng, chúng ta đè nén chúng. Chúng ta đẩy chúng ra và chỉ chú ý tới những phẩm chất tốt đẹp của mình.
Nhưng chúng ta càng đẩy 1 thứ gì đó ra khỏi nhận thức của mình thì chúng sẽ càng xuất hiện. Nhà tâm lý học Harold Bloomfield chỉ ra rằng, những gì chúng ta kháng cự sẽ kéo dài.

Nếu chúng ta né tránh nhìn vào bên trong mình, chúng ta sẽ có khuynh hướng nhìn thấy những tính cách mình né tránh đó ở người khác.

Nếu bạn là người muốn mở rộng sự tự nhận thức bản thân thì người xấu tính có thể mang lại cho bạn nguồn thông tin có giá trị. Mỗi lần bạn gặp ai đó với những nét tính cách bạn không thích, bạn đã nhận được những manh mối về những phần bên trong bạn mà bạn đã phớt lờ và nó đòi hỏi sự chú ý của bạn. Người xấu tính như những tấm gương phản chiếu những khía cạnh của chúng ta mà chúng ta đang che dấu. Bằng cách thừa nhận sự không hoàn hảo của mình và mang nó trở về nhận thức, chúng ta có khả năng sử dụng chúng 1 cách tích cực trong cuộc sống của mình.
 
×
Quay lại
Top