Người Việt và văn hóa vỗ tay

mai_lady

past - present - future
Thành viên thân thiết
Tham gia
2/3/2012
Bài viết
4.914
Người xưa có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” với hàm ý bất cứ việc gì trong cuộc sống cũng cần học. Học để làm cho tốt, cho đúng. Và đã đến lúc chúng ta phải học để tạo nên văn hóa vỗ tay.

Lần đầu tiên, tôi đã rất ngỡ ngàng vì điều này, nhưng sau đó nhận ra: “Bấy lâu nay, mình chỉ biết vỗ tay một cách hời hợt, vô thưởng vô phạt”. Không phải cứ điều gì là chuẩn mực trong nền văn hóa của quốc gia, dân tộc này thì cũng là chuẩn mực trong văn hóa quốc gia, dân tộc khác; nhưng có lẽ, cái gì hay thì ta nên học hỏi và loại bỏ dần những cái dở, cái tệ.

vo-tay.jpg

Người Việt cũng thật lạ khi vỗ tay “nhiệt liệt chào mừng các vị đại biểu, các vị khách quý” trong một chương trình, một buổi lễ, một cuộc họp, … ngay cả khi họ đến muộn. Vỗ tay chào đón như thế khác nào đồng ý với sự sai giờ giấc. Việc đặt ra nội quy đi học đúng giờ đối với học sinh, sinh viên, đi làm đúng giờ với công nhân viên chức còn có ý nghĩa gì khi sự chậm trễ của “các vị khách mời” luôn được vỗ tay tán dương và không bao giờ có sự khiển trách.

Thử nhìn xem các cuộc biểu diễn văn nghệ, hội nghị, nếu có người nước ngoài, cho dù họ chưa hiểu về tiếng Việt, văn hóa nghệ thuật của nước nhà nhưng cái vỗ tay của họ thật chân thành và đúng mực.

Chính phủ ra hẳn một nghị định chế tài rằng trong hội nghị chỉ cần “kính thưa” một bác “to” nhất. Thế nhưng nhiều năm qua, kể từ khi cái nghị định ấy ra đời, phần kính thưa tại hội nghị, hội thảo, tổng kết vẫn hơi bị dài. Sau mỗi lần giới thiệu, khổ chủ đứng lên, ngoái xuống, người giơ tay vẫy, vái, kẻ gật đầu chào. Dĩ nhiên sau màn đứng lên thụp xuống đáp lễ gượng gạo ấy lại là…vỗ tay. Khổ nhất cho mấy vị có chức vụ be bé cũng được giới thiệu, thường là sau cùng, vì thế chỉ được lộp độp vài ba tiếng vỗ tay rời rạc, nghe rất thảm.

Gần đây nhiều ca sỹ, có hạng hẳn hoi, khi hát, một tay họ vỗ vào micro ngõ ý xin được mọi người vỗ tay cùng hoặc chỉ trỏ bốn phương, tám hướng xuống khán giả để tìm fan hưởng ứng, rốt cuộc cũng chỉ để xin một tràng pháo tay cho xôm trò mà thôi. Rồi các MC từ tổ chức sự kiện lớn lao, hoành tráng đến tổ chức đám cưới, cũng xin quý vị và mọi người một tràng vỗ tay có được không ạ?,…

Nhiều đại biểu đứng trên lế đài, sân khấu khi phát biểu xong đã gương mẫu tự vỗ tay, tự tán thưởng mình trước, và như để bắt nhịp nhắc khán giả đừng quên mất cái … vỗ tay!

Có nhiều lần tôi chứng kiến sau lời phát biểu của diễn giả, hay xem xong một tiết mục văn nghệ, không chỉ người bị cụt tay mà nhiều người còn lành lặn nhưng họ chỉ góp phần “ âm thanh” qua việc dùng một tay vỗ vào đầu gối hoặc mặt bàn. Có kẻ lại lấy ngay bút viết gõ lên mặt bàn hoặc cuốn sổ tay để thay cho vỗ tay.

Nhớ lần cùng mấy người bạn mua vé xem biễu diến nghệ thuật, sau tiết mục của một SAO ca nhạc, mọi người võ tay râm ran, cậu bạn tôi khoanh tay im lặng. Nghe tôi hỏi vì sao cậu không vỗ tay tán thưởng ca sĩ? Cậu ta tỉnh bơ nói: Vỗ tay được tính trong giá vé cả rồi đấy. Tôi nói: Vỗ tay để tạo động lực cho nghệ sĩ tiếp tục cố gắng và cống hiến, nó như thay cho lời cảm ơn vậy.

Một số vụ án, khi quan tòa truyên án, bị can tái mặt, rụng rời chân tay nhiều kẻ ngất xỉu trong lúc tiếng vỗ tay nổi lên râm ran của mọi người. Trong phiên tòa phúc thẩm vụ án Nguyễn Đức Nghĩa, khi tòa tuyên phạt Nghĩa án tử hình, một loạt tiếng vỗ tay trong hội trường vang lên. Tiếng vỗ tay ấy tán dương cho quyết định đúng đắn của hội đồng xét xử về cái giá mà kẻ tử tù phải nhận? Hay đơn giản chỉ là tiếng vỗ tay một cách vô thức của những người có mặt tại phiên tòa? Dù mang ý nghĩa gì đi nữa thì vỗ tay trước cái chết của một con người, phải chăng là một hành động thiếu nhân đạo?

Nghĩ cũng lạ, ở ta, cái nơi cần vỗ tay đúng chỗ đúng lúc thì được tự do; trong khi ở một không gian khác, rất cần sự thoải mái, tự do khoáng đạt thì lại chỉnh tề đến khắt khe. Tôi đang nói tới tiếng vỗ tay ở chương trình “Chúng tôi là chiến sỹ” trên VTV, ở đó mang màu sắc quân đội, nghiêm cẩn như duyệt binh. Đúng nhịp và đều tăm tắp như thế chắc chắn phải tuân thủ chương trình của đạo diễn, quy định của Ban tổ chức.

Có lần xảy ra chuyện “ vỗ tay trong tang tóc” của tang chủ mới trớ trêu làm sao. Đó là lần nhạc sỹ Nguyễn Nam ra đi. Các nghệ sỹ bày tỏ lòng tiếc nhớ Nguyến Nam bằng cách đồng thanh hát. Kết thúc cách hát độc đáo đó là một tràng vỗ tay vô duyên hết mức. Cả hai hành vi này đã tước đoạt mọi cảm xúc thương tiếc cần có của một sự kiện chia buồn trong tang lễ.

Khi sinh ra mới tập đi, ta được nghe, thấy ông bà, cha mẹ, các anh chị vỗ tay cổ vũ bước đi chập chững của mình.

Khi lớn lên xem biểu diễn nghệ thuật, tham dự nhiều hội nghị, ….chúng ta đều thực hiện động tác vỗ tay. Hành động vỗ tay thì thật giản đơn, nhưng hãy suy nghĩ cho thấu đáo trước khi vỗ tay; vỗ tay ở đâu, khi nào, vỗ như thế nào là thích hợp thì chẳng dễ chút nào. Đã đến lúc, người Việt Nam chúng ta cần học vỗ tay sao cho lịch lãm, có văn hóa.
 
Đúng là trước giờ đã quen như vậy rồi, giờ khó thay đổi lắm
 
Đúng là trước giờ đã quen như vậy rồi, giờ khó thay đổi lắm
Cứ vỗ đến khi rát tay thì thôi, đất iu ạ :D vì mai vỗ tay rất nhiệt tình nên có khi được chú hơn cả ng cầm mic =))
 
giờ còn có cả nghề mà , mấy người tổ chức sự kiện họ thuê sinh viên đến vỗ tay và cười cười nói chung là đóng để họ quay lấy cảnh nữa @-)
 
Chị lại thấy khác, coi truyền hình trực tiếp mấy chương trình ca nhạc, thí dụ như Nhịp cầu âm nhạc chẳng hạn, thấy khán giả cũng đâu sung vỗ tay đâu, lơ thơ vài tiếng chứ đâu bộp bộp thành tràng pháo, nhiều khi có MC xin cho tràng pháo nhưng thấy khán giả vỗ cũng uể oải chứ đâu có sung/rần rần....
:KSV@08:
 
Nếu biểu diễn hay thì mình nên cổ vũ họ, còn dở thì ... thôi cũng vỗ tay cho họ mừng :))
 
×
Quay lại
Top