Người Việt Nam kỳ lạ.

ý kiến của bạn


  • Số người tham gia
    3

nam_neo

Thành viên
Tham gia
25/11/2011
Bài viết
10
Người Việt Nam yêu hòa bình nhưng cũng rất khoái đánh nhau, phải nói là hơi bị thiện chiến đấy. Người Việt Nam kỳ lạ, không bao giờ xâm chiếm người khác và không bao giờ tuyệt đường kẻ thất thế... Họ tha chết cho chính kẻ bắt mình làm nô lê, luôn cầu mong tất cả sống hòa bình, đều là bằng hữu cả, kiểu như Dế mèn đi khắp nơi nói với hội Kiến, Mối... rằng tất cả đều là bằng hữu hãy chung sống hòa bình.:KSV@12:


Người Việt Nam kỳ lạ, rất khoái đánh nhau, chẳng ngại bất kỳ đối thủ nào, dù là mạnh nhất hung hãn nhất. Ngày trước quân Nguyên đi đến đâu phá đến đó, khắp thế giới hỏi còn ai không khiếp sợ, người Hán hung hăng vậy cũng phải chào thua, vậy mà người Việt dám lĩnh chiến. Đối với họ dù quân Nguyên có 60 vạn hay 100 vạn thì cũng chỉ là con số thôi, không có ý nghĩa lớn lắm, dù bao nhiêu thì cũng đều bị dìm hết xuống cửa biển thôi.

Năm 1954, ở Điện Biên Phủ người Pháp không thể hiểu người Việt tại sao là châu chấu mà dám đá xe, đến cả hai ông bạn to béo là Nga với Trung Quốc cũng khuyên nên hòa hoãn tìm cách khác, vậy mà người Việt vẫn quyết đánh, cả thế giới nín thở lo cho số phận con châu chấu nhỏ bé mang tên Đại Việt. Vậy mà kết quả Điện Biên Phủ làm thức tỉnh toàn thế giới... Châu chấu mà vẫn đánh vì từ ngàn xưa hội nghị Diên Hồng các cụ bảo quyết đánh, giờ hàng con cháu không dám không nghe, với lại làm gì có vực nào sâu bằng chí căm thù đâu? Năm 1972, người Mĩ cậy có B52, muốn làm bá chủ bầu trời, đánh giá người Việt chỉ có mấy cái tên lửa cùi bắp của Liên Xô không đủ xua muỗi cho B52, tuyên bố sẽ cho thành Thăng Long về thời đồ đá. Vậy mà... người Mĩ nhầm, Thăng Long có phải đắp bằng đất sét đâu, với lại cùi bắp là với người khác thôi chứ với người Việt thì lại khác.:KSV@07:

Người Việt Nam kỳ lạ, trong hòa bình và trong chiến tranh thì tính cách hoàn toàn khác nhau. kể cả thời bình thì trong và ngoài quân đội cũng khác nhau. Trong chiến tranh thì tuyệt đối kỷ luật, đoàn kết bảo vệ nhau, sẵn sàng cướp lấy cái chết trên tay đồng đội cho dù người đồng đội ấy cũng chỉ mới quen, khi hòa bình lại khác có thể hại ngay cả bạn chí thân, tìm cách gạt người khác ra để đường cho riêng mình, thật là đáng lắc đầu.
33.gif
. Người Nhật nếu có va chạm cả hai bên đều cúi rạp đầu nhận lỗi với bên kia, để được vui vẻ, trong khi người Việt chỉ một va chạm nhỏ trên đường mà đã lôi mã tấu ra chém nhau, một bên đã phải vào viện rồi bên kia vẫn chưa thôi, lại tìm đến chém tung tanh bành cả bệnh viện, há chẳng làm cho người ta chê cười, thật là đáng thở dài... Nữ sinh bây giờ cũng học cả đánh nhau, thiệt là.. chẳng biết họ học cái đó ở đâu, sao không theo gương của bà Trưng, sao không phải là bà Lê Chân dám đốt trại để chết cùng tướng giặc, sao không phải chị Võ Thị Sáu, cài hoa trứng gà lên tóc hiên ngang giữa hai hàng lính? Khả năng kế thừa của con gái hơi bị kém thì phải.

Người Việt Nam kỳ lạ, học rất giỏi và học rất nhiều, nhưng càng học nhiều thì càng thích làm thuê. Người Việt sợ làm chủ, yên tâm học lấy cái bằng rồi thì vào làm thuê cho các ông chủ nước ngoài. Càng nhiều bằng cấp càng tốt. Ngày trước Cụ Hồ đi học ở đại học Phương Đông mọi người khuyên cụ nên bảo vệ luận án lấy bằng tiến sĩ, cụ bảo: "Bằng cấp không phải mục đích của tôi, tôi đi học để về giải phóng dân tộc tôi". Bây giờ, chưa thấy ai nói: "Bằng cấp không phải mục đích của tôi, tôi đi học để về phát triển đất nước tôi". Tuyệt nhiên chưa ai nói vậy. Vậy mà cả nước toàn Đảng toàn dân toàn quân vẫn hô hào học tập noi gương Hồ Chủ tịch. Khi hỏi sao không cố gắng làm ông chủ như người ta thì lại đổ lỗi cho hoàn cảnh, rằng điều kiện ko được rằng thế này rằng thế kia. Nhưng nếu đọc tiểu sử các ông chủ tập đoàn lớn thì mới biết điều kiện xuất phát của người ta mới khó khăn thế nào, phần đông chắc chắn không bằng những nhân viên của họ bây giờ, có khi còn nhỏ hơn con số không, sao người ta làm được?

Người Việt Nam kỳ lạ, mình còn nhớ ngày xưa đi học trong sách có câu: "Đất nước ta rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu". giờ sách mới chắc không còn vì thực tế rừng chặt hết rồi còn đâu. Người Nhật họ dạy hoc sinh là: "Đất nước ta bắt đầu từ con số 0", để nuôi ý chí. Còn người Việt cứ thoải mái mà ăn cả rừng vàng, biển bạc, giờ thì hết rồi, không còn gì để khoe nữa, xoay cách khác là mượn tiền của tư bản nước ngoài, vay tiền làm giàu và để con cháu trả nợ. Làm kinh tế thì phải vay rồi, chúng ta chỉ vay đủ làm giàu và đủ lót ví một số quan phi nhân tính, số vốn Ông Đòi Ai (ODA) ấy sẽ để con cháu chúng ta trả lời. Vậy là di sản chúng ta để lại cho con cháu đó là đồi_núi_trọc_lóccuốn_sổ_nợ. Để rồi sau này con cháu vừa đi làm thuê vừa trả nợ và chúng buộc phải trồng rừng khẩn cấp nếu còn muốn tồn tại trong thời đại của biến đổi khí hậu.

Người Việt Nam kỳ lạ, chúng ta vẫn giữ rất tốt lối tư duy nông dân, làm đến đâu mới mở đến đó, nhất là lối phát triển đô thị, đường của chúng ta nhỏ đến mức khó hiểu, lại toàn người và... bụi. Đường của người Việt không khác công trường là mấy. Diện tích nước ta là nhỏ bé so với thế giới, theo thống kê (của tổ chức nào đấy cũng ko nhớ rõ) chỉ có 6 thành phố được cho là bụi nhất thế giới, vậy mà 2 thành phố lớn nhất của nước ta vinh dự góp mặt trong đó, thật là đáng thở dài....

Người Việt Nam kỳ lạ, đáng ra phải xây vài cái lọc dầu Dung Quất thì lôi ra cãi nhau mãi om cả tỏi rồi mới xây có một cái, hôm nọ còn định xây tầu_cao_tốc cũng lôi ra cãi nhau rồi chắc là hoãn lại vì chưa có tiền. Chúng ta là nông dân, không cần phải mua Mẹc-sơ-đéc để đi cấy, ta đang cần máy cày máy cấy, nao ta có công ty lớn rồi thì đi Camry mười mấy chấm cũng không ai bảo sao.
Buôn bán đường biển là nghề mang về cả đống tiền nhưng chúng ta không dám làm, tất nhiên có làm nhưng quy mô nhỏ, tàu nước ngoài có muốn cũng không thể vào bến Việt Nam. Đất nước có vị trí cực thuận lợi, nhà mặt phố hẳn hoi, người ngoài thì ao ước có vị trí như ta để khai thác cảng biển, người Sing với Malai họ xây cảng lớn từ đời nào, họ giầu to rồi, giờ ta mới chạy theo, cũng ý định xây cảng nước sâu, nhanh còn kịp.

Người Việt Nam kỳ lạ, chúng ta vẫn giữ rất tốt nghề cổ truyền của tổ tiên - cấy cổ truyền. Ngày xưa người Nhật cũng cấy như ta, nhưng mà con cháu họ bảo: "Không chơi kiểu này đau lưng lắm, ta thử về nghĩ cách khác xem". Người lớn cũng đồng ý: "Ừ thử nghĩ coi". Kết quả là họ nghĩ ra máy cấy máy cày và ứng dụng cơ khí đã hàng trăm năm nay. Người Việt thì sao? Thực ra con cháu cũng nói vậy nhưng mà cha mẹ thì ngăn: "Thôi đi, đừng có mà trứng khôn hơn vịt, tưởng dễ lắm đấy, dễ đã không đến lượt mày". Kết quả là chúng ta tự hào vẫn giữ rất tốt nghề cổ truyền hàng ngàn năm nay. Người nước ngoài rất khoái sáng tạo, còn người Việt thì coi sáng tạo là cái gì đó mang tính mơ hồ. Gần như hầu hết những cái mới người Việt đang dùng được mang về từ bên kia biên giới. Tất nhiên cũng có sáng tạo nhưng tất cả những trường hợp đó lại trong những phút xuất thần hiếm hoi chứ không ngâm cứu sáng tạo bài bản như người ngoài.

Hiện tại người Việt Nam cũng có nhiều thay đổi và đang rất kỳ vọng vào thế hệ Y, hi vọng trong tương lai người Việt sẽ thu được nhiều kỳ tích.:KSV@05:
 
Nhảm quá!!!!!!!
 
Người Việt Nam kỳ lạ!!!
 
" Người Việt Nam kì lạ, học rất giỏi và học rất nhiều nhưng càng học nhiều thì càng thích làm thuê"
Cái này rất chuẩn!:-D:-D:-D:-D:-D
 
×
Quay lại
Top