“NGƯỜI VIỆT MUA THỊ TRẤN MỸ” GIỚI THIỆU TUYÊN NGÔN CÀ PHÊ VIỆT PHINDELI

GIẤC MƠ CÀ PHÊ VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ


Tháng 4/2012, có một “Giấc mơ Mỹ” đã được người Việt Nam viết nên: Lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ có một người ngoại quốc (lại là người Việt Nam!) mua được một thị trấn của Mỹ. Và đến nay, tháng 8/2013, sau hơn một năm ấp ủ, doanh nhân Việt Nam Phạm Đình Nguyên đã một lần nữa gây “sốc” bằng cách hoàn tất “giấc mơ” ấy. Thị trấn Buford của Mỹ từ nay sẽ được đổi tên thành… PhinDeli – một thương hiệu Cà phê Việt!


Từ “Giấc mơ Mỹ” mang tên Buford…

Năm 1931, lần đầu tiên nhà văn kiêm sử gia James Truslow Adams đã tạo ra thuật từ “Giấc mơ Mỹ” trong cuốn sách có tựa đề là Epic of America (Thiên hùng ca Mỹ). Và thú thật là trong những năm tháng “rực rỡ nhiệt huyết” tuổi đôi mươi của mình, không ít lần tôi cũng tràn trề cảm xúc khi đọc những tài liệu liên quan đến thuật từ này.

“Giấc mơ Mỹ” là một niềm tin mãnh liệt rằng tất cả công dân trên đất nước Mỹ đều có quyền “mưu cầu hạnh phúc” và theo đuổi các mục tiêu của họ trong cuộc sống. Mỗi người có thể đặt ra mục tiêu cao nhất của mình là đạt đến thành công bằng chính nỗ lực và khả năng chứ không phải bằng địa vị xã hội có sẵn. Giấc mơ Mỹ vì thế luôn phảng phất giống như những huyền thoại có thật: Không gì không thể! Ngày hôm qua không ai biết đến bạn thì hôm nay, bạn đã có thể khiến cho tất cả giới truyền thông phải xôn xao rồi!

ilA5P7HkDmZSJgIEq8OTeZrDnJQEEa2HdT7rqdCSFSs=w450-h300-p-no


Tháng 4 năm ngoái, lần đầu tiên trong đời tôi vội vã bấm điện thoại gọi cho bạn thân của mình chỉ để… “buôn chuyện” chứ không phải để bàn bạc công việc hay hỏi han. Câu chuyện được nhắc tới chính là một Giấc mơ Mỹ nhưng lại do một người Việt Nam chính gốc (đang sống ở Việt Nam) viết nên. Câu chuyện khó tin như có thật: Một doanh nhân người Việt giấu tên nào đó đã thành công trong cuộc đấu giá và giành được quyền sở hữu thị trấn Buford của Mỹ - một thị trấn có lịch sử lâu đời dù nhỏ nhất nước Mỹ!!!

Tôi nhớ, suốt 2 tuần sau đó, câu chuyện này nằm trong “tâm điểm” của báo giới. Nhiều phóng viên của báo này còn cố tìm cách “moi” thông tin từ đồng nghiệp ở báo kia chỉ để có được sớm nhất “lời giải”: Tên chính xác của vị doanh nhân người Việt đã mua thị trấn, và mua để làm gì? Chuyên gia tài chính người Mỹ gốc Việt - Bùi Kiến Thành đã trả lời trên báo chí ngay sau khi thông tin này được chính thức xác nhận, rằng ông rất vui và tự hào về quyết định táo bạo, bản lĩnh và đúng đắn này. Mua một thị trấn trên đất Mỹ dù lớn hay nhỏ thì cũng là một sáng kiến độc đáo, thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Với cộng đồng người Việt tại Mỹ nói riêng và người Việt trên toàn thế giới nói chung, việc làm này là một hành động “nở mày nở mặt”.

Ông Thành thẳng thắn: “Anh ấy (doanh nhân người Việt Phạm Đình Nguyên) mua thị trấn Buford với giá 900.000 USD. Việc làm ấy không chỉ mang đến lợi ích cho riêng mình mà còn có thể thấy được lợi ích quốc gia trong đó”. Quả thật, phải thừa nhận rằng không mấy khi một doanh nhân Việt Nam bỗng được xuất hiện trên hàng loạt những tờ báo nổi tiếng thế giới như Daily Mail, CNN, USA Today. Dư luận Mỹ xôn xao, bàn luận với việc “mua thị trấn” đã là một thành công đáng nể của doanh nhân trẻ này rồi, chưa cần biết đến việc chính xác mục đích mua là gì, để… “dưỡng già” hay để “kiếm thẻ xanh”, để “mở quán phở” hay để “phân lô bán”!!!

Một chi tiết nữa, ê-kíp Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV có mặt ở Buford cũng hơi bất ngờ khi thấy có người Việt cũng đến đấu giá. Và bất ngờ hơn khi được tuyên bố là người thắng giải.


… Đến giấc mơ cà phê Việt trên đất Mỹ!

Ca.phe.Phindeli.hoi.cho-6.JPG


Hơn một năm im hơi lặng tiếng. Không ít lần trong những cuộc cà phê với nhau, khi có người vui miệng hỏi: “Tình hình thị trấn Buford được doanh nhân người Việt mua đó sao rồi?”, tôi cũng tự hỏi: Nó… sao rồi nhỉ? Sao không thấy bất kỳ một kế hoạch nào được tiết lộ? Chắc đúng như những gì người ta suy đoán: tìm đường di dân!

Tuy nhiên, dường như khá thích “gây chuyện… sốc”, lần thứ hai tôi phải ngỡ ngàng với thông tin: Thị trấn Buford của người Việt kia vừa được đổi tên thành thị trấn PhinDeli - một thương hiệu cà phê Việt! Một quán cà phê Việt trên đất Mỹ. Logo Việt Nam, lá cờ Việt Nam được cắm trên đất Mỹ. Một thị trấn Mỹ trở thành “bàn đạp” cho hàng Việt Nam tiến vào thị trường rộng lớn này. Nhiêu đó đủ… ngạc-nhiên-chưa?

Hình dung xem, rồi đây, với 1.000 chiếc xe đi ngang Buford mỗi ngày, có bao nhiêu người trong ấy sẽ dừng lại để thưởng thức một tách cà phê Việt, ngắm thị trấn PhinDeli – thị trấn mang tên cà phê Việt đầu tiên trên đất Mỹ? Buford – PhinDeli là một thị trấn chỉ có một cư dân, đồng không mông quạnh ư? Đừng quên, Las Vegas cũng có thời là một vùng sa mạc bỏ hoang. Người đầu tiên đặt chân tới đó, khi ấy chỉ là một bãi sa mạc khát cháy nhưng anh ta đã làm nên một “thủ phủ” về… sòng bạc. Trăm năm sau, khắp năm châu đều biết đến cái tên Las Vegas - một thành phổ nghỉ dưỡng, đánh bạc và ẩm thực nổi tiếng thế giới. Vậy thì tại sao không có quyền mơ tiếp một “giấc mơ Mỹ”: PhinDeli sẽ trở thành một thị trấn “hàng Việt” độc đáo có một không hai?

Nhưng cũng chẳng cần phải Las Vegas gì cho nó cao xa. Chỉ là một thị trấn (dù nhỏ như PhinDeli) cũng đã có ý nghĩa về mặt tinh thần rồi. Cũng đủ cho những người như Phạm Đình Nguyên dám dấn thân gánh vác sứ mạnh “cà phê Việt”. Thành công hay không – đó là câu chuyện dài. Dám suy nghĩ đến những điều “không gì không thể” cũng đã là hay rồi.

Ở Mỹ, mọi giấc mơ đều có thể bất ngờ trở thành sự thật. Không gì không thể! Không ai đánh thuế giấc mơ, và với một người táo bạo như ông Nguyên (từng dám mua một thị trấn Mỹ), thì có gì “lạ” đâu nếu một ngày kia, cái tên PhinDeli sẽ được cả thế giới này nhắc tới. Nhiều người bảo chuyện này thật viển vông. Tôi lại không nghĩ thế. Với những gì ông Phạm Đình Nguyên đã làm, tôi tin câu chuyện “đổi tên thị trấn” này rồi sẽ trở thành một câu chuyện tiêu biểu được nhắc tới trong lịch sử ngành Tiếp thị.

Doanh nhân Việt đang thực hiện giấc mơ của mình. Và cá nhân tôi, tôi dám đánh cược cho sự thành công của “giấc mơ Mỹ” ấy. Giấc mơ cà phê Việt…
Thị trấn Việt PhinDeli: bàn đạp tinh thần cho hàng Việt?


Năm 2012, lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam đã vượt qua Brazil để trở thành nước xuất khẩu cà phê số một thế giới. Thế nhưng đến năm 2013, cà phê Việt Nam còn tạo nên một cơn địa chấn lớn hơnkhi lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và lịch sử nước Mỹ, một thương hiệu cà phê Việt mang tên PhinDeli đã chính thức trở thành tên… một thị trấn trên nước Mỹ, làm bàn đạp tinh thần cho hàng Việt thẳng tiến ra nước ngoài.


AWTsqNjE5ahiVGCdhOQBfoLqVZPxpEqueXz_efq6J5Y=w451-h300-p-no


Câu chuyện chưa từng có trên đất Mỹ

Tháng 4 năm 2012, giới truyền thông của cả Mỹ lẫn Việt Nam chấn động với sự kiện một người Việt mua thị trấn Mỹ Buford. Kết thúc buổi đấu giá tại Buford, khi những đài truyền hình lớn của Mỹ và đài CCTV của Trung Quốcchính thức đưa tin chủ nhân mới của Buford là một người Việt Nam,không ít người Mỹ và người Trung Quốc ngỡ ngàng(vì buổi đấu giá có một số người Trung Quốc tham gia và họ rất ngạc nhiên khi người giành chiến thắng không phải là đồng hương của họ).

Câu chuyện thị trưởng Buford từ nay sẽ là… người Việt gây “sốc” cho các công dân Mỹ. Ngay sau đó, hàng loạt diễn đàn tại Mỹ dấy lên làn sóng tranh luận “Tỉnh dậy đi nước Mỹ!” khi bất ngờ trước quyết định táo bạo mua thị trấn của một doanh nhân Việt. Còn tại Việt Nam, thông tin này cũng dấy lên không ít tranh luận, dự đoán khác nhau. Người cho rằng việc mua một thị trấn Mỹ là sai lầm. Người lại đánh giá đây chắc hẳn là một “lá bài” không đơn giản của doanh nhân người Việt. Tuy nhiên, sau sự kiện ấy, Buford dần trở về sự yên tĩnh khi vị thị trưởng mới có vẻ như khá kín tiếng, tuyệt nhiên không công bố bất kỳ kế hoạch gì.

Đùng một cái, sau hơn một năm, lần thứ hai cả giới truyền thông tại Mỹ và Việt Nam lại ngỡ ngàng với thông tin: Buford chính thức được đổi tên thành… thị trấn PhinDeli-tên một thương hiệu cà phê Việt. Và lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, một thị trấn được “lột xác” thành “showroom” giới thiệu hàng Việt một cách đầy kiêu hãnh,như một bàn đạp tinh thần đưa hàng Việt chính thức tiến vào thị trường rộng lớn hàng đầu thế giới này.




PhinDeli - Thương hiệu cà phê Việt vàcuộc chinh phục bất ngờ

Trong “Tuyên ngôn cà phê Việt PhinDeli” của mình, Thị trưởng Buford (Mỹ) Phạm Đình Nguyên, Chủ tịch HĐQT Công ty PhinDeli đã đầy tự hào khi giới thiệu về 6 sản phẩm cà phê rang xay cao cấp, đồng thời công bố kế hoạch xâm nhập thị trường Mỹ của mình. Ông cho biết: “Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê đứng hàng đầu trên thế giới, nhưng vị thế các thương hiệu cà phê thành phẩm của Việt còn rất khiêm tốn. Việc đổi tên một thị trấn của Mỹ thành tên một thương hiệu cà phê Việt - PhinDeli với chúng tôi là một Tuyên ngôn cà phê Việt, một lời hứa, một sự cam kết giới thiệu tinh hoa cà phê Việt cho những người thưởng thức cà phê trên thế giới, đồng thời khẳng định vị thế thương hiệu cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới”.

cafe-phindeli-cuahang-Buford-pham-dinh-nguyen35.JPG


Công ty sẽ tung sản phẩm PhinDeli gần như đồng thời tại thị trường Việt Nam và thị trường Mỹ. Một điều rất ý nghĩa nữa là chủ nhân của thị trấn Mỹ Buford đã quyết định mở quán cà phê Việt PhinDeli rộng gần 250m2 đầu tiên trên đất Mỹ. Ông Phạm Đình Nguyên còn dành một mảng tường dài gần 10m tại đây để thực hiện bức tranh hoành tráng mô tả các hoạt động trồng, thu hoạch, chế biến và thưởng thức cà phê ở Việt Nam cũng như ở Mỹ. Bức tranh sống độngsẽ được chính các họa sĩ Việt bay sang vẽ. Độc đáo hơn, quán cà phê sẽ trở thành nơi dừng chân thăm quan và cũng là nơi phục vụ miễn phí cà phê cho bất kỳ kiều bào cũng như khách người Mỹ nào ghé thăm. Công ty cũng sẽ bán các sản phẩm PhinDeli mang về tại đây, như một cách giới thiệu có một không hai về cà phê Việt trên đất Mỹ.

Thị trưởng Buford Phạm Đình Nguyên tự hào cho biết thêm: “PhinDeli hoàn toàn không sử dụng những chất độn và tuyệt đối không sử dụng các hóa chất độc hại tạo mùi, màu, tạo độ sánh, đắng… Bởi lẽ sứ mệnh của chúng tôi là đem đến cho khách hàng trên toàn thế giới thưởng thức những tách cà phê Việt đúng nghĩa - không chỉ có hương vị độc đáo mà còn an toàn tuyệt đối”. Từ cuộc đổ bộ ngoạn mục của thương hiệu cà phê Việt PhinDeli vào nước Mỹ cùng sự kiện đổi tên thị trấn Buford thành thị trấn PhinDeli, những “phin” cà phê Việt độc đáo nói riêng và sản phẩm hàng Việt Nam nói chung sẽ có một vị thế mới của mình. Ông Đỗ Quốc Tuấn, Tổng giám đốc công ty PhinDeli cho biết thêm:“Buford sẽ là bàn đạp tinh thần cho PhinDeli từng bước xâm nhập vào thị trường hơn 300 triệu dân. Với tinh thần Không gì không thể, chúng tôi tin rằng, PhinDeli sẽ có một chỗ đứng tại thị trường lớn nhất thế giới này!”.
 
Từ K-Pop Hàn đến cà phê Việt…

Trong thời đại truyền thông xã hội, mọi thứ tưởng chừng như không thể - đều có thể. Từ bà cô nhà quê Susan Boy cho đến Gangnam Style “mắt híp”. Chỉ một đêm thôi mà đã “rũ bùn đứng dậy chói lòa”. Gần đây nhất là cà phê Việt PhinDeli…
Thương vụ mua lại thị trấn Buford, với một người bình thường không quan tâm thế sự thì có vẻ là một việc lẩm cẩm, chơi ngông. Mà ngay cả người trong giới kinh tế cũng đặt rất nhiều nghi ngờ khi ông Phạm Đình Nguyên chiến thắng trong cuộc đấu giá giành quyền sở hữu thị trấn gần như bị bỏ hoang, chỉ có 1 cư dân duy nhất.

Nhưng khi chứng kiến cơn sốt truyền thông rầm rộ trên báo chí chính thống cùng tốc độ lan tràn thông tin khủng khiếp trên mạng xã hội quanh sự kiện hiếm có này, thì người ta hiểu ông Nguyên đã có một nước cờ đầy thông minh.

PR.cafeViet-f6c9e.jpg

PhinDeli thâm nhập thị trường Mỹ với tinh thần “Không gì không thể!”

Ông Phạm Đình Nguyên có lợi thế gì khi chuyển lợi thế thương hiệu cá nhân của chính ông - đã rất thành công trong cơn sốt truyền thông ngay sau thương vụ trị giá 900.000 đô-la – sang cho thương hiệu cà phê mới mà ông gây dựng?

Câu hỏi này không khó trả lời nếu nhìn vào những gì mà truyền thông đã đem lại cho ông. Mà truyền thông ngày nay nên được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả những gì đã được mặc định là chính thống – báo in, phát thanh truyền hình, báo điện tử với làn sóng truyền thông thời đại mới đầy quyền lực mang tên “mạng xã hội”.

Chính mạng xã hội đã khiến tên tuổi vị thị trưởng mới của “thị trấn 1 thần dân” Buford đến được với đông đảo mọi đối tượng trong xã hội, thay vì chỉ được biết đến trong giới kinh doanh. Không nghi ngờ gì, chính mạng xã hội sẽ lại một lần nữa trở thành cú buzz lớn cho PhinDeli trở thành một cái tên quen thuộc (household name) ngay khi vừa xuất hiện, điều mà nhiều thương hiệu kinh doanh theo cách truyền thống khát khao có được. Hoặc nếu có phải mất nhiều năm và đốt một núi tiền.

Thế mạnh của mạng xã hội giờ đây là điều mà tất cả những đầu óc kinh doanh lớn nhỏ đều phải tính đến. Chính truyền thông xã hội chứ không ai khác đã biến Gangnam Style thành cơn sốt vượt mặt cả một hiện tượng K-Pop được chăm bẵm cả chục năm trời. Làm sao mà Psy có thể chinh phục được nước Mỹ trong khi cả dàn K-Pop làm mưa làm gió khắp châu Á đều bất lực? Không nhờ hiệu ứng Youtube và những nút Like trên Facebook thì từ đâu?

Rồi trước đó, một hiện tượng tưởng như bất thường là cuộc nổi lên của Susan Boyle. Hàng loạt kỷ lục mạng bị người “đàn bà quê mùa” này xô đổ. Điều này không thể có ở thời không có Youtube hay Facebook. Rõ ràng sức mạnh phi thường từ những trang cá nhân hay cộng đồng là không thể coi thường.

Và những người đứng sau thương vụ Buford hiểu rất rõ sức mạnh đã biến họ trở thành hiện tượng và sự kiện ấy. Nay, mạng xã hội sẽ lại một lần nữa trở thành công cụ để một thương hiệu mới tinh dùng sản phẩm đang là thế mạnh của Việt Nam nhằm chinh phục nước Mỹ.

Thời nay, cách truyền thông hấp dẫn nhất là tạo ra những câu chuyện hấp dẫn. Bản thân câu chuyện về thị trấn Buford qua bao thăng trầm, từ hàng ngày dân cư xuống còn một người, từ tay ông chủ Mỹ sang ông chủ Việt… đã hội tụ đủ những yếu tố hấp dẫn kích tính cả tính phiêu lưu và mộng kinh doanh của vô số người.

Nay, thị trấn bí ẩn bỗng dưng nổi tiếng ấy sẽ tiếp tục trở thành trung tâm dư luận khi được đổi tên thành thị trấn PhinDeli? Trong thời đại của truyền thông xã hội, mọi thứ đều có thể. Một bà cô nhà quê Susan Boyle chỉ một mùa thôi đã lên hàng “sao”, cũng ra đĩa hit như các diva danh giá khác. Rồi Gangnam Style “mắt híp” cũng đã đưa K-Pop lên hàng đỉnh. Và nếu như thế, thì một thương hiệu “mới ra ràng” như PhinDeli cũng có thể trở thành biểu tượng của cà phê Việt trên đất Mỹ. “Không gì không thể!”.

K.T

Nước Mỹ tỉnh ngủ với cà phê Việt!

Sự kiện “Người Việt mua thị trấn Mỹ” Buford đã tạo cơn “địa chấn”, dấy lên cuộc tranh luận “Tỉnh dậy đi nước Mỹ ơi!”. Và khi Thị trưởng Phạm Đình Nguyên tuyên bố đổi tên Buford thành tên thành thị trấn PhinDeli, thì dư luận lại… “dậy sóng”!

Mua Buford…

Còn nhớ đầu tháng 4 năm ngoái, cộng đồng người Việt tại Mỹ và giới truyền thông “sôi động” bởi tin: “Vượt qua 46 nước, người Việt “ẩn danh” đã mua thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ!”

Việc người nước ngoài mua bất động sản tại Mỹ không phải là chuyện lạ. Họ mua cả một toà nhà, căn hộ triệu đô nhưng người mua thị trấn thì quả là hy hữu. Nhất là một thị trấn có bề dày lịch sử, mang tên danh tướng người Mỹ John Buford thì là quá chuyện… “lớn”. Ý kiến xung quanh “Người Việt mua thị trấn Mỹ” rất trái chiều, nhiều cung bậc…

PhinDeli---Pham-Dinh-Nguyen-db1bc.JPG

Thị trưởng thị trấn Buford, ông Phạm Đình Nguyên.

Sự kiện “giọt nước làm tràn ly” này, thời đó đã tạo ra một tranh luận “nảy lửa” về khả năng bị thôn tính bởi người nước ngoài. Có người nói: Vị doanh nhân Việt có thể bỏ ra thêm ít tiền nữa để sở hữu thành phố Detroit (và thực tế vừa qua TP này đã tuyên bố phá sản). Hoặc nhín thêm một tẹo nữa là có thể mua luôn cả Cleveland của bang Ohio". Cũng có quan điểm:: “Nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ”, nước Mỹ rộng lớn, 4ha đất thì có gì mà phải lo!

Trong khi đó, một số ý kiến lai chắc như đinh đóng cột: Chắc tụi “cò” lừa rồi. Chỗ khỉ ho cò gáy như thế này mà 900.000 đô (!?). Lại có người “mỉa mai”: Mua thị trấn này còn rẻ hơn “con Roll-Royce” mà! Nhưng cũng có không ít người Việt cảm thấy tự hào cho người đồng hương của mình… Còn nhiều người “biết chuyện” thì rất dè dặt. Họ chờ xem mục đích thật sự của vị doanh nhân này là gì. Đặc biệt là ông thị trưởng mới này sẽ làm gì với danh tiếng sắp tới?

Mọi việc hạ hồi phân giải!


Và thực – hư ý định đổi tên ?!

Có thể, trong lúc cao hứng ông Nguyên tuyên bố cho vui miệng vì họ là chủ thị trấn đó mà. Còn về mặt pháp lý thì sao? Có cần phải thông qua Hội đồng thành phố hay không? Mà Buford thì chỉ có 1 người – coi như là biểu quyết chấp thuận rồi.

Cũng theo ông Phạm Đình Nguyên, ngày 3.9 họ sẽ làm lễ chính thức tung hàng ở Mỹ và cũng chính thức đổi tên thị trấn Buford 147 năm lịch sử - thành thị trấn PhinDeli. Ông cũng chia sẻ thêm: Giấy mời đã được chuyển đến thống đốc bang Wyoming - Ông Matt Mead – cách đây hơn một tháng. Ông Don Sammons, hiện là đồng thị trưởng Buford, đã đích thân chuyển thư mời đến văn phòng Thống đốc Bang. Và nếu không có gì thay đổi Matt Mead sẽ đến dự và có thể sẽ đọc phát biểu khai trương thị trấn mới.

Còn nhớ, năm 1999; trang web half.com khi khai trương cũng tạo ra một cơn địa chấn khi yêu cầu thị trấn Halfway lúc đó chỉ có 350 người sinh sống (Bang Oregon) đổi tên (dù chỉ 1 năm) thành thị trấn half.com. Chủ của trang web đã “trầy da tróc vảy” thuyết phục các thành viên hội đồng thị trấn lợi ích về việc đổi tên.

Tất nhiên, trang web cũng đã đồng ý hỗ trợ 100.000 đô để xây dựng phòng vi tính và làm trang web riêng cho thị trấn. Sự kiện này đã làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực của báo giới. Tạp chí Time lúc đó đã nhận xét: “Đây là sự kiện truyền thông ầm ĩ nhất trong lịch sử nước Mỹ!”.

Sự kiện PhinDeli không làm tốn giấy mực (như Half.com) mà là tốn... băng thông của các trang mạng xã hội như Facebook, các diễn đàn lớn cũng như hàng triệu trang blog cá nhân khác với tốc độ lan tỏa ấn tượng.

Cũng lại nhiều ý kiến trái chiều, nhiều nhận xét, khen chê khác nhau. Không ít người cảm thấy “hố hàng”. Bởi, thị trấn này hoàn toàn không “phục vụ” cho việc di dân như nhiều người đoán non đoán già. Cũng chẳng phải là phân lô bán nền hay “chơi trội”. Đơn giản là ông chủ thị trấn PhinDeli chỉ muốn xây dựng một thủ phủ cà phê Việt ngay trong lòng nước Mỹ. Nên, ngay cả nếu như có những vấn đề pháp lý, ngăn cản việc đổi tên này – thì ý tưởng “đổi tên thị trấn” cũng là điểm son cho doanh nhân Việt, thể hiện tinh thần “không gì không thể”của thương hiệu PhinDeli “mới ra ràng”.

Lại nữa, khi tìm hiểu kỹ, Buford không phải là một đơn vị hành chính chính thức như Halfway. Nó đơn thuần là một thị trấn mang tính lịch sử mà thôi. Và do vậy, những người chủ của thị trấn có thể toàn quyền quyết định tên gọi của nó. Tuy nhiên, nói gì thì nói. Việc đổi tên thị trấn Buford ít nhiều cũng làm nước Mỹ “tỉnh ngủ”!

T. Hương
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top