Người Nhật rất hạn chế ăn bột ngọt, sao bạn vẫn còn dùng?

ly quoc

I'm fine!
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/4/2013
Bài viết
12.616
Nhật Bản có một thương hiệu bột ngọt nổi tiếng khắp thế giới, nhưng người Nhật trong nhiều năm nay đã không còn sử dụng bột ngọt trong nấu ăn nữa. Sản phẩm này chủ yếu chỉ bán ra nước ngoài.


2x1-bestie-bot-ngot-2-20150716150626.jpg


Theo nguyên tắc, bột ngọt được làm từ nguyên liệu tự nhiên, đó là từ tinh bột. Bột ngọt sẽ tạo ra vị ngọt umami (vị ngọt thịt). Gia vị này không có hại vì chỉ là tinh bột mà thôi. Tuy vậy, nếu bạn nạp một lượng lớn thì nó sẽ gây hại.

Nguyên nhân là do cơ thể không hấp thu được hết lượng bột ngọt dư thừa và sẽ tự đào thải. Việc đào thải liên tục khiến cơ thể mệt mỏi và phát sinh nhiều chứng bệnh. Giống như vitamin, tuy cần cho sự sống nhưng nếu bạn nạp quá nhiều thì lại thành chất độc do cơ thể phải đào thải thường xuyên.

Người Nhật hiện nay dường như không còn biết đến bột ngọt. Họ tạo vị ngọt cho món ăn bằng các nguyên liệu tự nhiên có lợi cho sức khỏe như tảo bẹ Kombu, cá bào Katsuobushi, cá khô Niboshi và các loại rau củ quả. Chính vì thế, đồ ăn ở Nhật rất có lợi cho sức khỏe. Người Nhật khỏe, trẻ và sống lâu dù làm việc cường độ cao một phần là nhờ ăn uống lành mạnh, ít bột ngọt.


bestie-mi-ramen-20150716160258.jpg

Người Nhật sống khỏe nhờ thực đơn ít bột ngọt.

Dưới đây là 5 phát hiện từng được công bố trên website Livestrong.com về các tác dụng phụ nguy hại của bột ngọt:

1. Gây đau đầu

Ăn thực phẩm có chứa bột ngọt khi đói làm tăng nguy cơ dị ứng. Triệu chứng thường gặp nhất là đau đầu. Điều này có thể xảy ra từ 30 phút đến vài giờ sau khi ăn phải bột ngọt. Theo Trung tâm y tế đại học Illinois, đau đầu thường biến mất sau vài giờ, tuy nhiên bạn có thể cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi 1-2 ngày sau đó.

2. Đau ngực và tim đập nhanh

Theo Trung tâm Y tế đại học Maryland, những người nhạy cảm với các thành phần của bột ngọt và thực phẩm chứa bột ngọt có thể gặp phải triệu chứng tim đập nhanh. Bột ngọt cũng làm giảm lượng không khí đi vào phổi, gây tức ngực và đau ngực.

Bên cạnh đó, đối với những người không nhạy cảm với gia vị này, bột ngọt sẽ kích thích vị giác, khứu giác và gây hiện tượng đói, đó là lý do tại sao nó được sử dụng trong thực phẩm chế biến.

3. Đổ mồ hôi và khò khè

Theo MayoClinic.com, lượng không khí có thể bị ức chế đi vào phổi, nên dễ xảy ra hiện tượng thở khò khè. Những người dị ứng với bột ngọt có thể cảm thấy yếu, choáng váng, bị ốm cho đến khi các triệu chứng giảm dần, thường sau 3-4 giờ.


bestie-bot-ngot-3-20150716160656.jpg

Bột ngọt gây đói nên thường được đưa vào thực phẩm chế biến.

4. Buồn nôn và nôn

Vì bột ngọt là một phụ gia thực phẩm, thường đi theo những cái tên khác trên nhãn hàng hóa, chẳng hạn như nấm men và protein thực vật thủy phân, nên nhiều người sẽ nhầm lẫn rằng họ bị dị ứng một loại thực phẩm nào đó, trong khi thực tế, tình trạng dị ứng của họ chỉ do bột ngọt gây ra. Nôn mửa có thể là tình trạng tồi tệ nhất mà những người dị ứng bột ngọt gặp phải khi ăn những món chứa quá nhiều gia vị này.

5. Tê mặt

Theo Trung tâm Y tế đại học Illinois, ăn bột ngọt có thể làm cơ mặt bị co thắt. Cảm giác nóng bừng cũng xuất hiện ở các bộ phận như cánh tay, cổ, ngực, bụng, vai và đùi.

NHỮNG LƯU Ý ĐỂ SỬ DỤNG BỘT NGỌT ĐÚNG CÁCH

- Tránh nhiệt độ cao khi nấu ăn:

Nêm bột ngọt ở nhiệt độ cao dễ làm thay đổi thành phần hóa học trong gia vị này, không những làm mất hương vị mà còn có hại cho sức khỏe. Nhiệt độ 70-90°C là tốt nhất để bột ngọt hòa tan trong các món ăn.

- Tránh nhiệt độ thấp:

Nêm bột ngọt khi món ăn đã nguội quá cũng không tốt, bột ngọt sẽ khó hòa tan hết, ảnh hưởng nhiều đến vị giác khi thưởng thức.


bestie-nem-bot-ngot-20150716161137.jpg

Đừng để món ăn quá nguội mới nêm bột ngọt.


- Thời điểm để nêm bột ngọt:

Cách tốt nhất là nêm bột ngọt khi món ăn đã được chế biến xong và bạn vừa tắt bếp. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn cho sức khỏe mà nó còn làm tăng hương vị cho món ăn. Đối với các món trộn hoặc nộm, bạn có thể hòa tan bột ngọt với một chút nước nóng rồi mới cho vào.

- Kiêng các món ngọt:

Khi nấu các món có độ ngọt hay đã sử dụng các loại rau củ quả có vị ngọt tự nhiên như củ cải, cà chua… bạn không nên cho thêm bột ngọt vào vì sẽ dễ phá hủy hương vị ngọt tự nhiên sẵn có.

- Tránh các món chua:

Khi nấu các món có vị chua, không nên cho bột ngọt vì những thực phẩm có tính axit cao dễ làm thành phần trong gia vị này thay đổi, gây ảnh hưởng đến lục phủ ngũ tạng của cơ thể.

- Cấm kỵ với các món chiên:

Với các thực phẩm chiên vàng, cháy xém cạnh, không nên cho trực tiếp bột ngọt lên trên bề mặt vì vừa mất hương vị đặc trưng của món ăn, vừa gây tổn hại dạ dày.

- Lượng vừa đủ:

Một người không nên tiêu thụ nhiều hơn 6g bột ngọt mỗi ngày. Quá lượng này sẽ dễ gây đau đầu, sốt, buồn nôn, đường trong máu cao và các triệu chứng khác. Người cao tuổi và bị cao huyết áp, viêm thận, phù nề nên cẩn thận khi dùng bột ngọt.

Theo SKCĐ
 
Hiệu chỉnh:
@ly quoc không có, tại chỉ muốn biết bột ngọt có vị gì ai ngờ....|||
 
:KSV@09: à...hiểu chết liền...
 
×
Quay lại
Top