Người lập di chúc có quyền và nghĩa vụ nào?

taquocviet2

Thành viên
Tham gia
28/6/2021
Bài viết
5

Đối với người lập di chúc sẽ xác định, chỉ định một hoặc nhiều người trong di chúc và sẽ nhượng lại cho những người thừa kế được hưởng một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình. Như vậy, người lập di chúc có những quyền và nghĩa vụ nào? Pháp luật quy định như thế nào đối với người lập di chúc có những quyền và nghĩa vụ gì? Dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra các giải đáp về vấn đề thắc mắc trong ngay bài viết này.

court-and-trial-vocabulary-english-for-everyone-1567589214108172730096.jpg


Xem thêm: Everest - công ty quy tụ luật sư giỏi

Quyền của người lập di chúc trong pháp luật hiện hành​

Trước tiên, người lập di chúc phải là các cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi, tiếp đó dựa trên các quy định tại Điều 648 Bộ luật dân sự 2015 thì người lập di chúc có các quyền sau đây :

Chỉ định ra người thừa kế hoặc truất đi quyền hưởng di sản thừa kế của người thừa kế​

Người lập di chúc có quyền để lại bất kì một hay toàn phần di sản cho bất cứ cá nhân hay các tổ chức nào. Theo đó, người được nhận di sản có thể là cá nhân trong hoặc ngoài diện nhận thừa kế theo quy định của pháp luật hoặc người được thừa kế di sản cũng có thể là nhà nước, các tổ chức xã hội, kinh tế...

Tiếp đó người lập di chúc còn có thể truất quyền hưởng di sản của người thừa kế theo pháp luật như: cha, mẹ, chồng, vợ, con cái, anh, em ruột… mà không cần phải nêu lí do, người lập di chúc có thể chỉ định một hoặc nhiều người để thừa kế theo pháp luật mà không được hưởng di sản thừa kế của mình.

Có quyền phân định phần di sản cho từng người được thừa kế​

Trường hợp muốn phân định di sản cho người thừa kế trong khi có nhiều người cùng được thừa kế một lúc. Lúc này, người lập di chúc có quyền phân chia các di sản của mình cho mỗi người, tuy nhiên các phần di sản không nhất thiết phải ngang bằng nhau và không nhất thiết cần phải nêu lí do nếu không phân định tài sản.

Có quyền được phép dành một phần tài sản trong khối di sản để đem di tặng, thờ cúng​

Người lập di chúc có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản của mình để thực hiện việc di tặng hay thờ cúng theo quy định của pháp luật.

Người lập di chúc có quyền được sửa đổi, bổ sung, thay thế hay hủy di chúc thừa kế​

Sửa đổi di chúc​

Việc sửa đổi di chúc là việc mà người lập di chúc sẽ có thể chọn thay thế một phần quyết định cũ trước đó của mình đối với các phần trong di chúc trước đó. Theo đó, đối với sự sửa đổi di chúc đã lập thường biểu hiện ở những nội dung sau đây:

– Được phép sửa đổi người được hưởng thừa kế

– Được phép có quyền sửa đổi về quyền và nghĩa vụ cho người thừa kế

– Sửa đổi về câu chữ

Bổ sung di chúc​

Cũng giống với việc sửa đổi di chúc, phần bổ sung cho di chúc cũng có thể không hợp pháp nếu như lúc bổ sung di chúc người lập di chúc không còn minh mẫn, tỉnh táo hoặc nội dung của di chúc trái với pháp luật và đạo đức xã hội.

Nếu người lập di chúc thực hiện bổ sung di chúc, mà phần di chúc bổ sung vẫn còn hợp pháp thì di chúc đã lập và phần di chúc bổ sung đều có hiệu lực pháp luật.

Thay thế di chúc​

Thay thế di chúc là việc người lập di chúc trước đó đã lập di chúc khác thay thế cho di chúc cũ vì họ cho rằng những quyết định của mình trong di chúc trước đó đã không còn phù hợp với ý chí của họ trước đây nữa. Vì vậy, di chúc trước đây xem như không có. Cho nên một người lập nhiều di chúc vào các thời điểm khác nhau mà nội dung của các di chúc không phủ định lẫn nhau thì trong trường hợp này tất cả di chúc đều có hiệu lực. Ngược lại, nếu nội dung phủ định nhau thì coi đó là thay thế di chúc.

Hủy bỏ di chúc​

là việc người để lại thừa kế từ bỏ di chúc của mình bằng cách không công nhận di chúc do mình lập ra là có giá trị. Trường hợp này được coi là không có di chúc. Do vậy, di sản thừa kế sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: luật sư tư vấn hình sự miễn phí

Nghĩa vụ của người lập di chúc​

Phải bàn giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản​

Người lập di chúc phải bàn giao từng nghĩa vụ cụ thể cho người thừa kế. Phải kể đến như giao cho người thừa kế được hưởng một căn nhà nhưng phải để cho một người bạn thân tàn tật mà trước đây vẫn sống nương nhờ vào người để lại di sản hoặc ở nhờ một phần căn nhà cho đến khi người đó chết. Hay trường hợp phải chuyển giao cho người thừa kế phải trả một món nợ mà người để lại di sản chưa trả

Người lập di chúc có thể giao nghĩa vụ cho người mà không cho họ hưởng di sản. Đối với tình huống này không ép buộc người được giao nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đó. Nếu người lập di chúc giao nghĩa vụ và cho hưởng di sản thì người được giao các nghĩa vụ sẽ bắt buộc phải thi hành, thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi di sản đã được hưởng đó.

Xem thêm: https://everest.org.vn/mau-hop-dong-vay-tien-moi-nhat/
 
×
Quay lại
Top