Người lao động phải làm thế nào khi nợ tiền bảo hiểm xã hội ?

mlawkey

Banned
Tham gia
18/3/2019
Bài viết
0
Công ty luật Lawkey sẽ tư vấn về người lao động bị công ty nợ tiền bảo hiểm xã hội thông qu trường hợp sau đây:
"Tôi có đóng bảo hiểm từ tháng 4/2011, đến tháng 3/2015 tôi sinh con, do công ty tôi nợ tiền bảo hiểm năm 2015 nên đến nay con tôi đã được 08 tháng mà tôi vẫn chưa nhận được tiền trợ cấp thai sản, Tôi phải làm sao để tôi có thể được hưởng trợ cấp này?"
TH1:
Bạn làm đơn yêu cầu công ty thực hiện:

"Căn cứ Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản

1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:

a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chứcchi trả cho người lao động.

4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do."

Như vậy theo quy định này thì người trực tiếp có trách nhiệm chi trả chế độ thai sản khi bạn đủ điều kiện là cơ quan quan bảo hiểm xã hội. Đây là quy định mới so với Luật bảo hiểm xã hội năm 2006.

Căn cứ điểm b Mục II Công văn 2266/BHXH-BT:

"b) Đối với doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn nợ BHXH, BHYT, nếu giám đốc doanh nghiệp có văn bản gửi cơ quan BHXH cam kết trả đủ tiền nợ BHXH, BHYT và thực hiện đóng trước BHXH, BHYT đối với người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH, người lao động thôi việc để giải quyết chế độ BHXH và chốt sổ BHXH, thì giám đốc BHXH tỉnh xem xét, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xác nhận thực trạng khó khăn của doanh nghiệp để giải quyết."

Do đó để bạn được hưởng chế độ trong trường hợp này thì doanh nghiệp của bạn cần có văn bản gửi cơ quan bảo hiểm xã hội cam kết trả đủ tiền nợ bảo hiểm xã hội và thực hiện đóng trước bảo hiểm xã hội với trường hợp của bạn để giải quyết chế độ cho bạn thì trường hợp này bạn mới có thể được chi trả chế độ trên.

TH2: Bạn nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm hành chính với hành vi chậm đóng bảo hiểm của doanh nghiệp tới Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện để lập biên bản xử lý hành vi trên:

Căn cứ Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP:

"2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;

b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này."

Căn cứ Điều 36 Nghị định 95/2013/NĐ-CP:

"Điều 36. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội;

c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này."

Căn cứ Điều 40 Nghị định 95/2013/NĐ-CP:

"Điều 40. Lập biên bản xử lý vi phạm

Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao phải kịp thời lập biên bản và thực hiện theo quy định tại Điều 58 của Luật xử lý vi phạm hành chính"
Xem thêm:Dịch vụ kế toán thuế Hà Nội.
 
×
Quay lại
Top