Người đạt giải Nobel kinh tế 2015: Có thể mua được hạnh phúc bằng... tiền

nhipcautre0904

Keep moving forward
Thành viên thân thiết
Tham gia
6/3/2012
Bài viết
4.114
Nguoi-dat-giai-Nobel-kinh-te-2015-Co-the-mua-duoc-hanh-phuc-bang-tien_510.jpg


Giáo sư Angus Deaton, người vừa đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2015, vừa công bố một nghiên cứu chỉ ra rằng người ta sẽ hạnh phúc hơn khi thu nhập tăng và mức thu nhập lý tưởng là 75.000 USD/năm.
Trước khi đưa ra kết luận hạnh phúc sẽ tự động tìm đến khi thu nhập của con người đạt mức 75.000 USD/năm, nghiên cứu trên chỉ ra rằng, thực chất con người chỉ có 2 xu hướng cảm xúc phổ biến. Một là tâm trạng thay đổi theo ngày: hôm nay vui vẻ, mai buồn bực hay ngày kia thư thái. Sự thất thường này được dự đoán là do tác động của khả năng tài chính không ổn định. Hai là khi ngày nào trong túi cũng "rủng rỉnh", đồng nghĩa với tâm lý ổn định hơn trước. Lúc này, bạn sẽ thực sự cảm nhận được cuộc sống đang diễn ra.

Dù giáo sư Deaton không được nhiều người biết tới, nhưng ít nhất một trong những nghiên cứu của ông cũng thu hút nhiều sự chú ý của dư luận. Nghiên cứu này tập trung vào mối tương quan giữa thu nhập và hạnh phúc, là thành quả sau nhiều năm hợp tác của 2 đồng tác giả Angus Deaton và chuyên gia tâm lý Daniel Kahneman cũng từng đoạt giải Nobel Kinh tế. Cả 2 đều đang đảm nhận chức vụ Giáo sư tại Đại học Princeton.

21685_1_nguoi_dat_giai_nobel_kinh_te_2015_co_the_mua_duoc_hanh_phuc_bang_tien.jpg


Khoa học đã chứng minh: Tiền có thể mua được hạnh phúc!

Nghiên cứu này phân tích phản ứng của 450.000 người Mỹ trong năm 2008 và 2009. Bên cạnh việc cung cấp thông tin về mức thu nhập hàng năm, những người tham gia được hỏi họ cảm thấy như thế nào về ngày hôm qua, và liệu họ đang có một cuộc sống tốt nhất có thể không? Khảo sát yêu cầu những người tham gia đặt mình vào một nấc thang thỏa mãn cuộc sống, với nấc thứ nhất chỉ cuộc sống diễn ra không suôn sẻ và nấc thứ 10 chỉ cuộc sống không thể tuyệt vời hơn.

Trong nghiên cứu công bố năm 2010, Deaton và Kahneman cho biết: “Câu hỏi liệu tiền có mua được hạnh phúc thường xuyên xuất hiện tại các cuộc thảo luận giữa các học giả và công chúng về sự giàu có. Qua kết quả có được từ nghiên cứu này,chúng tôi không kết luận nhiều tiền sẽ giúp con người hạnh phúc hơn. Nhưng chắc chắn ít tiền sẽ đồng nghĩa với đau khổ".

21685_2_nguoi_dat_giai_nobel_kinh_te_2015_co_the_mua_duoc_hanh_phuc_bang_tien_1_.jpg


Làm thế nào để hạnh phúc hơn? Có nhiều tiền hơn!

Cụ thể, công trình nghiên cứu này chỉ ra rằng: Người ta sẽ hạnh phúc hơn khi thu nhập tăng, và mức thu nhập lý tưởng hàng năm là 75.000 USD (khoảng 1,7 tỷ đồng, tương đương 141 triệu đồng mỗi tháng). Deaton và Kahneman cũng phát hiện ra rằng, người giàu hơn thường nhìn nhận cuộc sống theo hướng tích cực hơn. Tuy nhiên, đó không phải là điều khiến Ủy ban Giải Nobel quyết định vinh danh ông. Thay vào đó, họ đánh giá cao nghiên cứu này về giá trị trong định nghĩa thói quen tiêu dùng của con người, cụ thể là về cách chúng ta sử dụng hàng hóa và dịch vụ. Chính vì thế, trường hợp của Deaton vô cùng đặc biệt và chẳng hề giống bất kỳ một người được trao giải Nobel nào trước đó.

Các tác giả phát hiện ra rằng, 85% người Mỹ cảm thấy hạnh phúc mỗi ngày mà không màng đến thu nhập hàng năm của mình. Khoảng 40% người trả lời nói họ cảm thấy căng thẳng và 24% bày tỏ sự buồn bã. Nhưng hầu hết mọi người thỏa mãn với cuộc sống của mình. Vậy khoản thu nhập 75.000 USD đóng vai trò như thế nào? Các nhà nghiên cứu phát hiện, bản thân mức thu nhập thấp không phải tác nhân gây buồn chán mà chỉ khiến người ta cảm thấy dễ nhụt chí khi phải đối mặt với nhiều vấn đề khúc mắc trong cuộc sống.

Chẳng hạn, nghiên cứu cho thấy, trong số những người bị hen suyễn, 41% số người có thu nhập thấp cho biết họ không thấy vui, trong khi con số này ở nhóm thu nhập khá hơn chỉ là 22%. Như vậy, ở một khía cạnh nào đó, tiền sẽ đưa bạn thoát khỏi nghịch cảnh. Và ở mức thu nhập 75.000 USD, tình thế lúc này sẽ đảo chiều. Đối với những người kiếm được bằng từng đó hoặc hơn, tính khí và hoàn cảnh sống sẽ dần có xu hướng nghiêng sang cảm xúc hơn là những vấn đề "cơm áo gạo tiền".

21685_3_nguoi_dat_giai_nobel_kinh_te_2015_co_the_mua_duoc_hanh_phuc_bang_tien_2_.jpg


Giáo sư Angus Deaton - 1 trong 2 tác giả của công trình nghiên cứu - vừa đoạt giải Nobel Kinh tế 2015.

Ở phép thử thứ 2 của cuộc khảo sát, những người có thu nhập cao thường có xu hướng chọn nấc thang thỏa mãn với cuộc sống cao hơn. Từ đây, 2 tác giả cho rằng: Số phần trăm thỏa mãn tăng theo thu nhập sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến cách đánh giá cuộc sống của mọi người, bất kể giàu nghèo. Theo đó, cứ tăng 10% thu nhập hàng năm, người ta lại leo thêm cùng số nấc thang thỏa mãn, bất kể họ kiếm được 20.000 USD hay 100.000 USD.

Nghiên cứu không chỉ rõ tại sao 75.000 USD lại là điểm chuẩn, nhưng theo 2 nhà nghiên cứu, dường như đó là một con số hợp lý khi những người đạt được sẽ không còn coi tiền là một vấn đề nữa. Ở mức thu nhập này, người ta có thể thoải mái chi tiêu để mua những thứ họ cần, làm những việc họ thích mà không phải suy nghĩ quá nhiều về khả năng tài chính. Cuộc sống nhờ vậy cũng trở nên đơn giản hơn nhiều. Bộ đôi giáo sư cũng kết luận, thu nhập cao không đơn thuần mang lại hạnh phúc, nhưng nó mang lại cho bạn một cuộc sống mà bạn nghĩ là tốt hơn.

theo genk.vn
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top