Người cha 53 tuổi vào đại học cùng con

HuongNguyen_93

怠惰なエディタ
Thành viên thân thiết
Tham gia
31/12/2011
Bài viết
3.333
Người đàn ông 53 tuổi vào đại học

Muốn cùng con trai học hết 4 năm đại học, ông Hoàng Văn Toán (53 tuổi, Thanh Hóa) quyết định đi thi và đạt 22 điểm khối C của ĐH Hồng Đức.


Chuyện cha con người nông dân Hoàng Văn Toán đi thi đại học đạt điểm cao làm cả xóm nhỏ Tào Sơn, xã Thanh Thủy (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) xôn xao mấy ngày qua. Tại xưởng mộc của gia đình, nhấp ngụm nước trà, người đàn ông tóc hoa râm cho hay, con trai cả mới lên mạng xem điểm thi. Năm nay, cả hai bố con cùng dự thi ĐH Hồng Đức. Bố thi vào khoa Sư phạm Lịch sử được 22 điểm (Văn 6,5; Sử 8,5; Địa 7), còn con trai thi Sư phạm Toán đạt 22,5 điểm.

Chia sẻ về quyết định thi đại học, giọng ông trầm buồn bảo đi thi phần vì con, phần cũng vì bản thân bởi hai cha con đều dang dở học hành. Con trai đầu của ông tên Hoàng Văn Tĩnh (sinh năm 1985) học khá giỏi các môn khối A. Tĩnh từng là sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội, rồi HV Quân y (hệ dân sự), nhưng đều bỏ dở.

Vài năm nay, thi thoảng ông lại giật thót mình khi nhận được giấy báo nhập học của các trường. Thì ra, con trai giấu bố mẹ đi thi lại đại học.

Thấy con bỏ hết trường nọ đến trường kia, ông Toán buồn lòng và bỏ công tìm hiểu. “Lúc đầu, tôi tưởng nó đua đòi chúng bạn mà lơ là việc học, nhưng không phải. Con trai tôi không học được các môn xã hội, thi toàn bị thiếu điểm đâm ra chán nản, dù các môn tự nhiên nó học khá giỏi”, người cha tâm sự.

ongtoan-1375153584_500x0.jpg
Ở tuổi 53, ông Hoàng Văn Toán vẫn quyết định đi thi đại học. Ảnh: Hoàng Phương.

Nhiều người khuyên ông không cho con đi học nữa mà cho đi làm. Lòng người cha bộn bề suy nghĩ, trong thâm tâm ông không muốn con trai “đứt mạch học”, đi vào vết xe đổ của bố năm xưa nên quyết tâm phải cho con học đi hết chặng đường đại học. Ông bàn với vợ sẽ cùng đi thi, cùng đi học để động viên tinh thần con trai. Biết tâm nguyện của chồng, người vợ rất ủng hộ.

“Tôi muốn mình nắm thật chắc kiến thức các môn xã hội ở trường đại học để về dạy cho con. Bản thân cũng muốn hoàn thành việc học dang dở trước đây”, ông giải thích. Năm 1981, ông từng là sinh viên trường mỹ thuật, nhưng nhà đông anh em, lại là con trai đầu nên đành bỏ dở, về nhà đi làm phụ mẹ nuôi các em. Nhưng dù đi làm phụ hồ, làm nông, rồi làm thợ mộc, nhưng khát khao được học của ông vẫn luôn cháy bỏng.

Vậy là hai cha con ông cùng làm hồ sơ thi đại học. Ông Toán thi vào sư phạm Sử (khối C), còn Tĩnh thi sư phạm Toán (khối A) của ĐH Hồng Đức.

Người đàn ông đầu hai thứ tóc cười khà khà bảo mấy ngày thi ông thường đến muộn vì ngại mình tuổi cao lại đi thi với con cháu. Bị sinh viên tình nguyện chặn lại, ông phải nói dối là phụ huynh mang thẻ dự thi cho con trai bỏ quên và năn nỉ mới được đồng ý cho vào. Gặp hai công an kiên quyết mời ra khỏi khu vực thi, ông gãi đầu gãi tai rồi xuất trình thẻ dự thi, họ mới tin ông là thí sinh.

Bước vào phòng thi, ông hốt hoảng khi bao con mắt đổ dồn về mình, kể cả giám thị. Để tự trấn an tinh thần, ông viết vào giấy nháp “Hãy tự tin lên, đừng để ý xung quanh” rồi bắt đầu làm bài bằng tất cả lòng say mê đối với sự học và kiến thức mình có.

“Tôi không bất ngờ về điểm thi của bố vì kiến thức ông cụ khá uyên thâm”, anh Tĩnh cho hay. Anh chờ ở cổng trường thi mới hết 2/3 thời gian đã thấy bố ra. Người con trai tâm sự, anh tự hào về bố song cũng tự ti về bản thân vì còn trẻ tuổi mà không có quyết tâm như ông. Anh bảo nếu hai cha con cùng đi học sẽ cố gắng vừa đi học vừa dạy thêm để trang trải việc học. Sở dĩ Tĩnh chọn thi ĐH Hồng Đức vì gần nhà, vừa học vừa đỡ đần được công việc giúp bố mẹ.

Tâm sự về lý do dang dở các trường đại học, Tĩnh tự nhận mình không kiên nhẫn. Anh không ghét các bộ môn xã hội nhưng không đam mê nên khi học thấy như một cực hình.

Nghe con trai nói, ông Toán tự nhận sai lầm của mình là hướng cho con học thiên hết về khối A mà không coi trọng những môn xã hội. Theo ông, các môn Văn, Sử, Địa không khó học, chỉ cần người học có ý chí và chăm chỉ một chút là được. Trong các môn khối xã hội, ông yêu thích nhất Lịch sử. “Tưởng chừng khô khan nhưng khi đọc rồi, say mê rồi thì thấy nó là một thế giới cực kỳ sinh động. Lịch sử Việt Nam đáng tự hào lắm chứ”, ông nhận xét.

ongtoan1-1375153584_500x0.jpg
Công việc thường ngày của ông Toán ở xưởng mộc. Ảnh: Hoàng Phương.

Để ôn thi đại học, ông Toán tự mua sách giáo khoa và tài liệu về đọc. Ngoài ra, ông bỏ thời gian học qua tivi. Ban ngày làm việc ở xưởng mộc, ban đêm ôn bài và kèm con trai ôn thi Lý, Hóa khối A. Ôn thi trong vòng hai tháng, ông tự tin đi thi khối C và giành 22 điểm dù thế mạnh của ông là kiến thức về các môn tự nhiên.

Ngoài công việc ở xưởng mộc, ông nhận dạy thêm một số con em của bạn bè, người thân tại nhà. Nhiều người trong số đó giờ đang là sinh viên các trường công an, quân đội, y dược. Có người đã làm bác sĩ bệnh viện lớn, thi thoảng về thăm vẫn coi ông như một người cha thứ hai.

Ba đứa con vào đại học cũng một tay ông dìu dắt. Ngoài cậu cả mới biết điểm thi, cô con gái thứ hai vừa tốt nghiệp ĐH Kỹ thuật y tế Hải Dương. Con trai út đậu HV An ninh, được gửi sang đào tạo chuyên ngành Bác sĩ đa khoa của HV Quân y.

Ngồi kế bên con trai, cụ Nguyễn Thị Hạp (mẹ ông Toán) bước sang tuổi 87 rơm rớm bảo rất mừng vì con và cháu cùng đi thi đạt điểm cao. Cụ luôn hối hận vì ngày xưa do hoàn cảnh quá khó khăn, phải để con trai nghỉ học giữa chừng. Giờ cụ chỉ mong cả hai bố con hoàn thành được ước nguyện hoàn tất việc học.

Đang dở câu chuyện, ông nhận điện thoại chúc mừng của người bạn học giờ đã là hiệu trưởng một trường cấp ba có tiếng ở huyện. Ông bảo bạn bè giờ thành đạt hết, có người còn được an hưởng tuổi già bên con cháu. “Nhưng việc học của con người là vô cùng nên tôi không muốn dừng lại ở tuổi 53. Các con học đại học cả rồi, tôi không muốn thua chúng”, ông Toán nói.

Giờ hai cha con ông chỉ còn chờ ĐH Hồng Đức công bố điểm chuẩn. Năm trước, Sư phạm Sử lấy 14,5 điểm, còn Sư phạm Toán lấy 13 điểm. Ông tin hai bố con đều đậu dù điểm năm nay tăng. Ông cũng tin sẽ học tốt, nhưng vừa học, vừa nuôi cả gia đình cũng là một điều mà người đàn ông 53 tuổi đang trăn trở.

Hoàng Phương
 
Bác này bữa anh cũng đọc trên dân trí rồi, thấy nể ghê luôn!
 
ngưỡng mộ bác ấy quá!
 
tinh thần học mà tụi trẻ còn phải nể phục và học tâp.
 
Bác này đã dùng hành động rất hay để động viên người con !
 
Người cha có chí mà người con không thừa hưởng đượccũngbuồn, mà chú này học giỏi đi làm thầy giáo được vạymà làm mộc cũng tiếc nhỉ
 
Nhưng cũng có khi bác ấy đi học, hiểu rõ được thực trạng của sinh viên và hệ thống giáo dục ngày nay lại buồn thêm.
 
:KSV@16:xúc động quá, nhớ ngày nhập học mình không cho bố mẹ đi cùng :KSV@15: cứ đòi đi một mình rồi một tuần sau bố lại phải nên để tìm nhà trọ mới cho :Conan08:
 
Cuộc sống đúng là còn có những điều rất đáng trân trọng <3
 
Bác đi học mà không theo ngành giáo viên thì sẽ thiếu mất những con người có tài và có chí như này để thay đổi nền giáo dục
 
×
Quay lại
Top