Ngôn ngữ cơ thể: Phần 3 (cuối, hết biết viết gì rồi)

aclongsu

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
15/11/2010
Bài viết
357
NHẬN BIẾT THÁI ĐỘ CỦA ĐỐI TÁC.
(Nhận biết & khống chế Ngôn Ngữ Cơ Thể.)

Phần I: Nhận biết sự lừa dối
Phần II: Một số thái độ tiêu cực & cách phá giải
Phần III: Cách thức làm tăng giá trị của bản thân.

*****@$@****

Phần III: Cách thức làm tăng giá trị của bản thân.
1.Phân loại các cử chỉ bàn tay đối với người nước ngoài:
Khi giao tiếp với người nước ngoài có thể bạn sẽ vô tình làm những điệu bộ hết sức bình thường (đối với bạn) nhưng lại là điều thật khủng khiếp đối với họ. Dựa vào một số ghi chú dưới đây mình hy vọng các bạn sẽ ko gặp rắc rối trong khi giao tiếp chỉ vì sự hồn nhiên và bất cẩn của mình.
aclongsu@yahoo.com.vn


a.Biểu tượng thứ 1:
KenhSinhVien.Net-untitled(2).jpg


Ở châu Âu và bắc Mỹ thì đây là OK, thể hiện sự đồng ý nhưng ở Bỉ, Pháp, Tunisia là số ko hoặc là vô dụng.:KSV@07:

b.Biểu tượng thứ 2:
KenhSinhVien.Net-untitled2.jpg


Đây là biểu tượng được mọi người sử dụng nhiều nhất, do văn hóa phương tây đã thâm nhập hầu hết các nơi. Nhưng đối với người Hy Lạp là “Cút xéo mau”
c.Biểu tượng thứ 3:
KenhSinhVien.Net-untitled3.jpg

Lòng bàn tay hướng vào trong, mu bàn tay hướng vào người đối diện. Ở Mỹ là số 2, ở Đức là biểu tượng chiến thắng và đặc biệt ở Anh, Úc, New Zealand, Malta thì nó là “Đồ chó chết”. Đừng bao giờ xài cái này là tốt nhất. ^_^’ Hình như mình từng thấy cs Minh Hằng trong một tấm ảnh có xài biểu tượng này đó, hj chăc chắn là đối tượng hướng đến không phải người Anh hay Úc rồi. :KSV@05:aclongsu@yahoo.com.vn
d.Biểu tượng thứ 4:
KenhSinhVien.Net-untitled4.jpg


Ở các nước phương tây là No.1, ở Hy Lạp là “Đồ chó chết” và ở Úc thì nó là “Mẹ mày”. Hjc. (Mấy cái này là nguyên văn trong sách luôn chứ ko phải mình nghĩ ra đâu)
e.Biểu tượng thứ 5:
KenhSinhVien.Net-untitled5.jpg

Biểu tượng này ta gặp rất nhiều trong các phim hành động của Mỹ, nó có nghĩa là “mẹ mày, đồ chó chết”. Đúng là mấy hành động đơn giản mà ý nghĩa của nó có thể dẫn đến một cuộc đấu súng.:KSV@07:

f.Biểu tượng cuối cùng:

KenhSinhVien.Net-untitled6.jpg


Theo người Mỹ thì là I LOVE U. hj, cái này là mình xài thường xuyên được này.:KSV@12:

Đối với mỗi nền văn hóa khác nhau thì những ngôn ngữ này có giá trị nhất định, nếu bạn có giao tiếp thường xuyên với người nước ngoài thì nên chú ý những dấu nhiệu nhỏ nhặt này nhé. aclongsu@yahoo.com.vn


2.Các hành động làm người khác chú ý đến bạn & khẳng định địa vị của mình:
a.Cách thuyết phục cơ thể người khác đồng ý với bạn:
Như phần trước đã đề cập đến, tron các buổi thuyết trình bạn nên làm tăng sự chú ý của người khác bằng cách giảm thiểu tối đa những đối tượng có biểu hiện tiêu cực như khoanh tay + chân bắt chéo hình chữ bát, chống tay đở lấy đầu.. thể hiện sự mất tập trung hay thậm chí là có thái độ tiêu cực với những gì bạn nói. Các dấu hiệu nghi ngờ như sờ mũi, đưa ngón tay vào miệng… trong khi bạn nói cũng thể hiện sự hoài nghi của họ về bạn và vấn đề đang trình bày. Tốt nhất là lôi kéo họ tham gia vào bày thuyết trình hay hướng họ sang một tư thế khác để họ dể tiếp nhận những gì bạn nói hơn. Tư thế đón nhận tốt nhất là thả lỏng hai tay và không có “rào chắn” nào xuất hiện giữa bạn và người nghe. Nếu từng tham gia bán hàng trực tiếp thì bạn dể dàng nhận thấy các biểu hiện này xuất hiện rất thường xuyên ở khách hàng của mình, kinh nghiệm thực tế mình quan sát được thì có hơn 80% đúng như những gì đã nói, đối với những khách hàng nghe mình nói nhưng ở trong tư thế khoanh tay và bắt chéo chân hình chữ bát thì những sản phẩm mình giới thiệu họ đều ko quan tâm chút nào cả, nhưng với những người thả lỏng và nhập cuộc với mình thì có đến 85% chịu mua những sản phẩm ngay lần chào hàng đầu tiên. Có thể thấy tư thế cũng làm con người đón nhận hay từ chối vấn đề một cách vô tình.:KSV@08:
b.Cách làm tăng địa vị và giành quyền khống chế tình hình trong cuộc họp nhóm hay đối tác:

- Đứng dậy trong khi nói: trong khi đứng dậy bạn sẽ tạo ra một không khí hoàn toàn khác, chuyển cuộc họp sang thế chủ động hơn là bàn bạc. Trong khi đứng lên, quyến định bạn đưa ra sẽ có động lực hơn khiến người nghe phải tập trung hoặc ít nhất cũng khiến họ cảm thấy cuộc họp nghiêm túc và khẩn trương hơn, đặc biết nhất khi đứng dậy bạn cũng thấy địa vì mình cao hơn khi trình bày vì đa số những người đứng phát biểu có vẻ lãnh đạo hơn.:KSV@07:
- Chỗ ngồi: aclongsu@yahoo.com.vn
Trong hình bên mình sẽ phân tích các địa vị ở chỗ ngồi và ảnh hưởng của nó trong bàn họp.
KenhSinhVien.Net-untitled7.jpg

Vị trí A và B là vị trí cạnh tranh, ranh giới về “vùng sở hữu”(*) của 2 người sẽ được chia làm 2, đây là tư thế phổ biến nhất trong đàm phán, kinh doanh.
Ví trí D là vị trí trung lập, có tác động ổn định tinh thần của cả cuộc thảo luận, vị trí này bạn nên sắp xêm cho 1 người tin tưởng tốt nhất là nữ và có khả năng dàn xếp về tinh thần cho cuộc thảo luận.
Vị trí C và E là vị trí của “chuyên viên kinh doanh” ở đây chỉ những người có khả năng đặc câu hỏi và biết cách dẫn dắt vấn đề, vị trí này rất quan trọng trong các cuộc đàm phán kinh doanh giữa 2 đối tác ở vị trí A và B, góp phần làm rõ những nội dung thảo luận.
Trong hình này địa vị được phân theo thứ tự từ người A đến B (nếu A không ngồi hướng lưng ra cửa) hoặc B đến A (nếu A quay lưng ra cửa) đến D sau đó là C và E.
(*)khi ngồi quay lưng ra cửa sẽ tạo cảm giác không an toàn từ phía sau, làm giảm khả năng kiểm soát tình hình, đây cũng chình là lý do tại sao bàn làm việc của giám đốc thường hướng lưng về phía tường hay cửa sổ có rèm che.:KSV@15:

Đến đây mình xin kết thúc loạt bài, hy vọng sẽ có ích đối với những bạn quan tâm đến ngôn ngữ cơ thể. Nếu chưa tin vào những gì mình viết, bạn có thể thử quan sát trong các buổi họp và đọc thêm “The Definitive Book of Body Language” để kiểm chứng nha. Thank!

Các bạn có thể liên hệ với mình qua email: aclongsu@yahoo.com.vn để biết thêm về “The Definitive Book of Body Language”


Ghi chú:(*) bài viết có tham khảo The Definitive Book of Body Language
 
×
Quay lại
Top