Ngôi trường nhận học sinh cá biệt trên khắp Việt Nam

blackstar1620

Thành viên cấp 2
Thành viên thân thiết
Tham gia
17/11/2010
Bài viết
2.062
Hơn 200 học sinh cá biệt trên khắp cả nước đang "phục thiện" tại một ngôi trường có cách dạy và học đặc biệt. Từ chỗ "sống như đồ bỏ đi", nhiều thanh thiếu niên đã biết cách sống tốt hơn, đàng hoàng hơn.

Cầm dao đuổi bố mẹ, ném phích vào mặt bố, thách người khác chém mình, nghĩ rằng mọi người xung quanh đều là người xấu và muốn đánh, nghiện game nặng muốn chế tạo bom nguyên tử… là “quá khứ” của những học sinh đang học tập tại trường Phổ thông Nội trú - Viện nghiên cứu phát triển võ Việt Nam và thể thao (thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam - VUSTA). Ngôi trường đặc biệt này có địa chỉ tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Học sinh cá biệt trên khắp cả nước - những thanh thiếu niên đã từng có suy nghĩ “sống chẳng còn gì để mất”, “mình là đồ bỏ đi” - được nhà trường dang tay nhận về và chăm sóc, giáo dục.


Đến ngôi trường nội trú đặc biệt này, ấn tượng đầu tiên của chúng tôi đó là tất cả ban công 3 tầng của trường đều phủ lưới kín, để tránh học sinh tự tử. Tại đây, không khó để bắt gặp các em học sinh hoặc có kiểu đầu "đầu gấu", có vẻ bề ngoài bặm trợn hoặc mang dáng dấp "công tử nhà giàu". Nhưng nếu đến hỏi han các em, các em nói chuyện từ tốn, chào hỏi rất lễ phép. Theo nhà trường, việc giúp các em sống chan hòa, lễ phép là thành quả lớn, ròng rã nhiều tháng trời của hơn 30 cán bộ, giảng viên của tường. Khi chúng tôi đến, tại sân vận động của trường đang là tiết học bóng đá và học võ. Tuy là giờ học ngoài trời, nhưng không khí học rất nghiêm túc, khuôn phép.



904275-ngoi-truong-nhan-hoc-sinh-ca-biet-tren-khap-viet-nam.jpg



904275-ngoi-truong-nhan-hoc-sinh-ca-biet-tren-khap-viet-nam-1.jpg

Ban công các tầng của trường đều được bịt kín bằng lưới, chấn song sắt để đề phòng trường hợp học sinh nhảy lầu tự tử.


904275-ngoi-truong-nhan-hoc-sinh-ca-biet-tren-khap-viet-nam-2.jpg



904275-ngoi-truong-nhan-hoc-sinh-ca-biet-tren-khap-viet-nam-3.jpg



904275-ngoi-truong-nhan-hoc-sinh-ca-biet-tren-khap-viet-nam-4.jpg



Được thành lập từ năm 2009, ngôi trường nhỏ này nằm trọn trong khuôn viên Trường Đại học Thể dục thể thao Từ Sơn (Bắc Ninh) với khu liên hợp khép kín gồm giảng đường, sân tập, ký túc xá, nhà ăn, công viên... Giảng viên vừa đứng lớp dạy văn hóa vừa đảm trách các hoạt động văn thể mỹ.

Trao đổi với chúng tôi, Thạc sĩ Phạm Quang Long, Viện phó phụ trách trường nói: "Những học sinh cá biệt suy cho cùng là những tâm hồn bị khiếm khuyết ở một điểm nào đó, mình phải tìm ra chỗ đó để bù đắp. Vì vậy, sự đồng cảm, chia sẻ và tôn trọng các em chính là phương pháp giáo dục trên hết của nhà trường. Thầy và trò đều ăn ở, sinh hoạt cùng một nơi. Ngoài giờ lên lớp, thầy cô và học trò như những người bạn đúng nghĩa".




Những học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 không cần phải ngày đi học 5 tiết như học sinh các trường bình thường, mà chủ yếu là các giờ học đan xen giữa việc rèn luyện kỹ năng, học làm người và vận động thể chất. Kiến thức các môn văn hóa được giảm tải ở mức căn bản. Đến lớp 10 - 12, nhà trường mới bắt đầu chú trọng giảng dạy kiến thức phổ thông cho các em. Nhà trường muốn cho các em "có tuổi thơ được vận động, vui chơi lành mạnh thay vì đi học ngày 2 buổi nặng nề". Nhà trường chú trọng đào tạo về văn thể mỹ, đặc biệt dùng võ thuật, tinh thần võ sỹ đạo để giáo dục, uốn nắn các em cách làm người, cách hành xử. Giờ đọc sách, giờ âm nhạc được đặc biệt chú trọng để giáo dục, giúp các em luôn trong trạng thái phấn chấn, yêu ca hát, từ đó yêu đời, suy nghĩ tích cực.


904275-ngoi-truong-nhan-hoc-sinh-ca-biet-tren-khap-viet-nam-5.jpg
Học sinh trường Phổ thông Nội trú trong giờ đọc sách. Các em được nhà trường giao đọc những cuốn sách về các câu chuyện Hạt giống cho tâm hồn, Chuyện kể về Bác Hồ hoặc những câu chuyện về Tinh thần thượng võ. Để đảm bảo việc các em đọc hết sách, thầy cô giao bài tập viết cảm nghĩ về cuốn sách được giao đọc.


Khi được hỏi, nếu học sinh không đọc sách, không làm đúng yêu cầu thầy cô giao cho thì nhà trường phản ứng như thế nào. Thầy Long nói: " Sách nhà trường tuyển chọn là những cuốn sách không quá nhiều chữ hoặc không quá giáo điều. Các em cũng như bao người cũng thích được biết đến cái hay, cái đẹp nên nếu sách hay, có giá trị thật thì các em rất ham đọc. Bên cạnh đó, nếu các em không đọc, nhà trường có những biện pháp phạt như đứng tấn, chống đẩy, vào bếp nấu ăn, rửa bát... Nặng hơn là các em sẽ bị đưa vào phòng cấm túc, vào đấy một mình một phòng, với bản tính thích chạy nhảy, đó mới thực sự là hình phạt các em sợ nhất. Và nếu muốn ra được phòng cấm túc, các em phải viết được 50 - 100 từ mới tiếng Anh thì mới được ra".

904275-ngoi-truong-nhan-hoc-sinh-ca-biet-tren-khap-viet-nam-6.jpg

Nhà trường chú trọng dạy các em về âm nhạc, học sinh nữ học piano, học sinh nam học guitar. Chấm điểm tổng kết học lực như một môn học chính khóa. Các em rất hào hứng với tiết học nhạc, bởi các em được học nhạc bài bản chứ không phải học "hình thức".


904275-ngoi-truong-nhan-hoc-sinh-ca-biet-tren-khap-viet-nam-7.jpg

Yêu ca hát, đánh đàn khiến các em yêu đời, yêu cuộc sống hơn. Nhà trường khuyến khích các em học đàn hay, hát giỏi vì đó là một trong những yếu tố giúp các em hình thành sự tự tin. Sắp tới, nhà trường mở cuộc thi tuyển để thành lập Ban nhạc, khiến học sinh trong trường đang hăng say luyện tập.

904275-ngoi-truong-nhan-hoc-sinh-ca-biet-tren-khap-viet-nam-8.jpg

Từ một thiếu niên cá biệt, nam sinh này đã chơi đàn thành thạo, cậu cũng khám phá được khả năng ca hát của mình từ khi vào nhập học, mà trước đây cậu nghĩ mình là "đồ bỏ đi".

904275-ngoi-truong-nhan-hoc-sinh-ca-biet-tren-khap-viet-nam-9.jpg

Nhà trường xác định việc học sinh chán học đều bắt nguồn từ việc mất kiến thức cơ bản, nên kiên nhẫn dạy kèm từng em một, quyết tâm để các em có thể nắm được vững kiến thức, cho đến lúc hăng say học. Theo các thầy, khi đã nắm được kiến thức căn bản rồi, các em có hứng thú để học tiếp.

904275-ngoi-truong-nhan-hoc-sinh-ca-biet-tren-khap-viet-nam-10.jpg

Đây từng là một học sinh không nắm được bảng cửu chương, nhưng hiện tại đã có thể giải những bài toán phương trình cấp THPT.


904275-ngoi-truong-nhan-hoc-sinh-ca-biet-tren-khap-viet-nam-11.jpg

Khi sinh nhật một thành viên trong trường, học sinh toàn trường tụ họp lại chúc mừng sinh nhật. Nhà trường cho biết, bài học về tình bạn, tình bằng hữu, đồng đội luôn được thầy cô chú trọng lồng vào các bài dạy của mình. Vì vậy, ở trong trường, tuy mỗi người đến từ một nơi, nhưng ai cũng yêu thương nhau và rất đoàn kết. Các em có nhiều cách bảo vệ nhau rất láu cá và đáng yêu.

904275-ngoi-truong-nhan-hoc-sinh-ca-biet-tren-khap-viet-nam-12.jpg

Các em được học gói bánh chưng cùng nhau, không kể nam sinh hay nữ sinh.

904275-ngoi-truong-nhan-hoc-sinh-ca-biet-tren-khap-viet-nam-13.jpg

Cùng nhau dựng trại cho những buổi trại của nhà trường tổ chức sinh hoạt văn hóa văn nghệ.

904275-ngoi-truong-nhan-hoc-sinh-ca-biet-tren-khap-viet-nam-5.jpg




Sau một thời gian học tập tại trường, việc từng là “cá biệt” của các em đã trở thành chuyện “quá khứ”. Em N.T.T (SN 1998, TP.Hồ Chí Minh) từng nhiều lần bỏ học, bỏ nhà theo bạn bè đi đua xe, đánh nhau, chơi game, có tiếng "anh chị" ở Sài Gòn... Trên cánh tay em chằng chịt vết cắt hành xác và tử tự. Bốn tháng trước, khi vào đây em thu mình, tuyệt thực, xem đây là nhà tù, đã có ý định tự tử. Thầy cô đã đến bên em, không hề khuyên giải, chỉ trò chuyện bằng sự cảm thông, đồng cảm. Sau một tuần, em đã bắt đầu hòa vào nhịp sinh hoạt, học tập chung của toàn trường. Đến bây giờ, T đã khám phá rằng mình có khiếu ăn nói. Trong lớp học MC của trường, T nổi bật với khả năng dẫn dắt lưu loát, điều mà trước đây em không tưởng tượng được. Cùng sự hướng dẫn của thầy cô giáo, giờ T đang rất nỗ lực học tập để thi đỗ đại học.


T nói: "Trước đây, đánh nhau, chửi bậy hay đua xe mới có thể giúp em thoát khỏi chán nản, em không có động lực gì để sống, sống chỉ để qua ngày. Bây giờ em biết mình phải sống cho tốt, cho đường hoàng".



Còn trường hợp của T.Q.H (Quảng Ngãi), cậu học sinh đã tát mẹ mình ngay trước phòng giáo vụ của trường vì mẹ của H đưa cậu đến đây học. H cho rằng mẹ mình đưa mình tới chỗ chết. Cậu đã đập phá phòng giáo vụ và chỉ thẳng vào mặt các thầy, rồi chạy trốn khỏi trường vào một nhà dân gần đó. Thời gian đầu giúp đỡ H thoát khỏi thái độ sống tiêu cực là bao nhiêu vất vả, khó khăn của thầy cô ở đây. Ngày xưa, H còn có "sở thích"“mang gạch đá đi ném vỡ kính nhà người ta rồi thích thú bỏ chạy”. H nghiện game đến mức nghĩ ai cũng là người xấu. Nhưng khi bắt đầu tham gia vào các lớp học của nhà trường, H dần được "cảm hóa". Bây giờ H là một trong những học sinh học giỏi võ của nhà trường, H học rất nhanh và sống rất phép tắc.


Không giấu giếm những chuyện sai trái của mình ngày trước, H nói với chúng tôi, sau khi vào đây học em mới nhận ra ngày trước mình sai. "Mọi người nhìn em với ánh mắt không ra gì, nên em rất chán, thích phá phách cho quên. Chơi game mới khiến em quên hết mọi điều chán nản. Vào đây rồi, mỗi sáng ngủ dậy, em biết mình cần phải làm gì, muốn làm cái gì, có nhiều người sẽ quan tâm mình. Còn ngày trước, em chơi game không biết sáng hay tối hoặc nếu biết sáng ngủ dậy, em cũng chẳng muốn làm gì ngoài việc chơi game”, H nói.


H trầm ngâm rồi nói tiếp: "Vào đây các thầy rất quan tâm em, còn nói em có nhiều khả năng, sau này sẽ thành công. Em cũng thương các thầy lắm. Khi nào em làm sai quá, mắc lỗi lớn quá, điều em sợ nhất là khi thầy không còn nói gì nữa, thầy im lặng, em nói gì thầy cũng không trả lời. Vì thế em luôn dặn mình phải đường hoàng, không được như trước nữa. Ở đây, ngoài buổi sáng đi học, buổi chiều em còn được đi học nhảy hip hop. Thích lắm".


Còn N.H.A (Gia Lâm, Hà Nội), em sinh năm 2001. Bố A chết vì nghiện ma túy từ hồi em còn nhỏ, mẹ A cũng là con nghiện đã nhiều lần định mang con bán qua Trung Quốc để đổi tiền hút chích nhưng bất thành. Sau khi được cứu thoát, cô bé A trở nên lì lợm, bất cần và được đưa về ở với chị của bà ngoại. Ngày đầu vào nhập học, khi phạm lỗi, thầy dạy võ dọa sẽ phạt đứng tấn, A lạnh lùng hất ngược hàm, rồi một tay cầm dao nhọn, tay còn lại chỉ vào dưới cổ thách thức: “Thầy đâm đây này, chỗ này nhiều máu lắm, đâm cho nhanh chết”.


Nhưng bây giờ A đã nhún nhường hơn nhiều. Đối với thầy cô, A chỉ là một cô học trò nhỏ, bị tổn thương nặng nề về tinh thần nên dễ nói những lời thách thức, nhưng bên trong A là một cô bé khá nội tâm. Biết cách yêu thương A, A tiến bộ rất nhanh. Bây giờ A là một nữ sinh học võ giỏi cũng như chủ động trong học tập và sinh hoạt.


Theo nhà trường, những học sinh đặc biệt này thường rất tinh nhanh, hiếu động, tuy không nhanh về học tập nhưng rất tinh nhanh trong vận động thể thao, yêu ca hát. Nếu biết cách khuyến khích, trân trọng từng cố gắng nhỏ của các em, các em sẽ rất nhanh tiến bộ.



Với tâm huyết của mình, đội ngũ giáo viên của trường xác định ngay từ đầu, trường không phải là trại giáo dưỡng thiếu niên hư mà là một ngôi trường học đúng nghĩa cho các em học sinh tìm lại được “giá trị” của mình, giúp các em rèn luyện nhân cách. Nhà trường đón nhận tất cả những học sinh được xếp vào diện cá biệt từ lớp 1 cho đến lớp 12, để giúp các em từ việc nghĩ bản thân “vô dụng, học dốt” thành những người biết phấn đấu, biết ước mơ trong cuộc sống. Thầy cô được tuyển vào ngôi trường này thường có yêu cầu cao hơn bình thường, điều quan trọng đó là có tấm lòng của người làm sư phạm.



Theo thống kê của trường, trong những niên khóa vừa qua, 100% các em học sinh lớp 12 đều tốt nghiệp THPT, nhiều em trong số đó thi đỗ các trường đại học, cao đẳng trên cả nước, trong đó có các trường danh tiếng như Học viện An ninh, Học viện Cảnh sát,... Ngoài ra, nhiều em còn đoạt huy chương tại các giải đấu Vovinam, Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc...


Bài hát được hát nhiều nhất ở trường Phổ thông Nội trú - Viện nghiên cứu phát triển võ Việt Nam và Thể thao, do học sinh trong trường "chế" lời:
TRƯỜNG NỘI TRÚ – VIỆN IVS (chế theo lời bài Thành Phố Trẻ – Trần Tiến )

Intro : lơ mơ em ngủ... còi tuýt hồi ba, em bật ngay dậy... Chăn màn chưa gấp, vào hàng bị muộn. Là là lá lá lá la la... là la.

Và sáng nay, ối giời! Chàng vác theo màn chiếu vào hàng... Thầy bắt em, đứng đầu, màn chiếu... chăn cùng vác, đi ăn (sáng)! là la la... là la.

Hôm nay em được, điểm toán điểm văn: môn 10, môn bảy.... thế là đã chữa... được tội chửi bậy. Là là lá la la... là la!

Đang trong lớp học, thầy bắt được Quân, Quân ngồi Quân nghịch, bút chì, Quân vẽ... 1 bà cụ già... là là lá... là la!

Phòng chúng em rất đẹp, buổi sáng luôn, sách sẽ, gọn gàng. Ngày mới lên... thì rất bẩn. gi.ường chiếu chăn, phòng rất bừa bộn....

Thầy đã lên, nhắc nhở, dạy chúng em thực hiện tốt, nội quy! Là là lá...là la!.

Năm xưa theo học, trường lớp địa phương, em nghịch không học, không cần lên lớp, giờ học là chuồn... là là lá lá la...

Ham chơi gây lộn, hàng quán, nghiện game, Lô đề, cá độ...thêm tật hút thuốc., và tật chửi bậy... là là lá la la...là la!.

Và đến nay, khác rồi, vì chúng em nguyện gắng học hành. Trường chúng em đã dạy, hãy sống sao thật tốt!!!

Nguyện ước sao chúng mình, cùng hát vang bài hát, về trường... Trường chúng em rất đẹp, trường có tên, Viện võ Việt Nam.!!!


Theo: Kênh 14
 
×
Quay lại
Top