Ngộ nghĩnh thế giới động vật

nhipcautre0904

Keep moving forward
Thành viên thân thiết
Tham gia
6/3/2012
Bài viết
4.114
Từ chú chuột sóc mặt béo tới chú ếch 'cười' mắt đỏ sống trên cây, thế giới động vật có những sắc thái biểu cảm vô cùng ngộ nghĩnh. Mời quý vị xem một số khoảnh khắc thú vị trong bộ ảnh dưới đây.

'Miệng đầy hạt', ảnh của Barb D'Arpino
150409171537_funny_animal_faces_1_640x360_barbdarpino_nocredit.jpg

Chuột sóc (Tamias spp) là loài nhỏ nhất trong họ nhà sóc và rất sống động. Chúng thường được đưa vào làm nhân vật trong các phim hoạt hình ăn khách của Hollywood. Trong tổng số 25 loài chuột sóc khác nhau thì có tới 24 loài có mặt tại Bắc Mỹ.

"Nó luôn khiến chúng tôi thấy vui vẻ, không thể nào không mỉm cười khi theo dõi và chụp ảnh các hành động của nó," Barb nói với BBC Earth.

'Tiếng thét', ảnh của Peter Brannon
150409171759_funny_animal_faces_2_640x360_peterbrannon_nocredit.jpg

Chú diệc tam sắc (Egretta tricolor), còn được gọi là diệc Louisiana heron, là loài chim cỡ trung bình và có màu sắc sặc sỡ ở các vùng đầm lầy ven biển ở châu Mỹ. Khi bay cũng như khi đứng nghỉ chúng để cái cổ dài uốn hình chữ "S".

Đó cũng là lý do khiến Peter so sánh bức hình chụp chú diệc của mình với bức tranh 'Tiếng Thét' của danh họa Edvard Munch. "Đến tận hôm nay tôi vẫn không rõ ai là người kinh ngạc hơn, tôi hay chú diệc," ông nói với BBC Earth.

'Cái lắc đầu của chú nai sừng tấm', ảnh của Tor Atle H. Kleven
150409172356_funny_animal_faces_3_640x360_toratleh.kleven_nocredit.jpg

Nai sừng tấm, mà ở Bắc Mỹ gọi là 'moose' (Alces alces) còn ở châu Âu gọi là 'elk' là loài lớn nhất trong họ nhà hươu nai. Chúng có thể cao lớn đến hai mét hoặc hơn nữa, tính đến vai. Chúng chỉ sống được ở các vùng lạnh giá, do cơ thể không toát được mồ hôi, còn ruột thì luôn xả ra hơi nóng.

Tor chụp được hình con nai sừng tấm cái đang lắc đầu này ở Thụy Điển.

'Bởi tôi đang vui', ảnh của Giorgia Marinoni
150409172604_funny_animal_faces_4_640x360_giorgiamarinoni_nocredit.jpg

Các chú ếch cây mắt đỏ (Agalychnis callidryas) thuộc số các cư dân sặc sỡ nhất, lạ thường nhất của vùng Trung Mỹ. Chúng được đặt tên do có màu mắt đặc biệt. Khi bị đe dọa, loài lưỡng cư đặc trưng của vùng rừng nhiệt đới này phát sáng nhấp nháy đôi mắt đỏ, những bàn chân màu cam và cạnh sườn màu xanh dương để hăm dọa kẻ thù và tranh thủ những khoảnh khắc ngắn ngủi để thoát thân.

Hình do Giorgia chụp tại Oasi di Sant'Alessio, Pavia, Italy.

'Lúc ngủ trưa', ảnh của Haydn Bartlett
150409172908_funny_animal_faces_5_640x360_haydnbartlettphotography_nocredit.jpg

Khỉ vàng Orangutans (Pongo spp.) là loài linh trưởng to lớn duy nhất ở Á châu, chỉ có một loài ở đảo Borneo và một loài khác ở Sumatra của Indonesia. Những "người dân của núi rừng" này, nếu dịch nghĩa tên gọi của chúng, vô cùng thông minh.

Có những con biết dùng que để bắt mối làm thức ăn, và 'kiến thức' này đã được truyền sang các thế hệ sau. Các con đực thường lớn hơn con cái và có những b.ìu đặc biệt ở cổ họng và lớp da không có lông trên má.

'Uốn lưỡi', ảnh của Mike Franks
150409173054_funny_animal_faces_6_640x360_mikefranks_nocredit.jpg

Không ai lạ gì, hươu cao cổ (Giraffa camelopardalis) là loài động vật trên cạn cao nhất thế giới, sống ở châu Phi. Nhưng không phải ai cũng biết là lưỡi của chúng rất khéo léo, dài tới nửa mét. Khi thè lười ra, trông chúng có vẻ bất lịch sự nhưng rất có thể đó là lúc chúng đang cuốn lại để chén những chiếc lá ngon lành.

"Điều tuyệt vời về hươu cao cổ là mỗi khi tôi chụp hình, nó là thể hiện một gương mặt đầy biểu cảm khác nhau," Mike nói với BBC Earth.

'Tạo dáng trước ống kính', ảnh của Bob Hadfield
150409173257_funny_animal_faces_7_640x360_hadfieldphotography_nocredit.jpg

Khỉ celebes (Macaca nigra) là loài bị đe dọa tuyệt chủng, nay chỉ còn thấy ở các vùng rừng núi của một số đảo của Indonesia, trong đó có đảo Sulawesi (tên trước đây là đảo Celebes). Các con khỉ đực tỏ thái độ khiêu chiến bằng cách nhe răng, há mồm, ngáp và bất thình lình lao lên. Chúng cũng thể hiện bằng cách chép miệng và nhăn mặt.

Bob nói, “Chú khỉ này rõ là đang mỉm cười trước ống kính... Trông giống như là phản ứng ở người vậy."

'Gương mặt hài hước', ảnh của Ranveig Marie Nesse
150409173509_funny_animal_faces_8_640x360_ranveigmarienesse_nocredit.jpg

Nai đỏ (Cervus elaphus) sống khá phổ biến ở châu Âu, châu Á và bắc Phi. Chúng ăn cỏ và có hệ tiêu hóa với dạ dày bốn ngăn. Chú nai đỏ này, do Ranveig chụp được tại Namsskogan, Na Uy.

'Chân dung đà điểu', ảnh của Steven Fischkoff
150409173942_funny_animal_faces_9_640x360_stevenfischkoff_nocredit.jpg

Đà điểu (Struthio camelus) thường khó bị nhầm lẫn thành bất kỳ loại chim nào khác, trừ đà điểu emus ở châu Úc. Đà điểu xuất xứ từ châu Phi, còn đà điểu emus là cư dân gốc của Úc.

Chúng là loài chim lớn nhất trên thế giới ngày nay, có thể chạy với vận tốc đến 70km/h, là tốc độ chạy trên mặt đất nhanh nhất trong các loài chim hiện nay.

Có cổ dài, chân dài trông đặc biệt và cặp mắt to nên trông chúng rất hài hước.

'Nụ cười', ảnh của Paul Biggs
150409174208_funny_animal_faces_10_640x360_paulbiggs_nocredit.jpg

Ếch (Anura spp.) là loài lưỡng cư có tới 5 ngàn giống khác nhau mà con người biết đến tính đến nay, mà mỗi giống lại có những nét rất riêng. Ếch mắt lồi có tầm nhìn lên tới gần 360 độ.

Hình này là một ví dụ điển hình, trông giống như cảnh xuất hiện trong phim hoạt hình thời đầu, Noughties, nhưng thực ra nó chính là ảnh chụp một chú ếch qua gương.

'Lạc đà không bướu Alpaca', ảnh của Aaron Sarauer
150409174424_funny_animal_faces_11_640x360_aaronsarauer_nocredit.jpg

Lạc đà không bướu Alpaca (Vicugna pacos) là một giống lạc đà đã được thuần hóa ở Nam Mỹ từ hàng ngàn năm nay. Chúng nổi tiếng với việc "nhổ" nước miếng và chất acid từ dạ dày vào các con lạc đà Alpaca khác để tỏ ý không hài lòng hoặc trách yêu, nhưng không phải lúc nào chúng cũng làm vậy.

'Mộng mơ', ảnh của Haydn Bartlett
150409174649_funny_animal_faces_12_640x360_haydnbartlettphotography_nocredit.jpg

Chớ cả tin vào "cặp mắt lác" trông rất buồn cười này, bởi chim cú là một trong những loài chim săn mồi thiện nghệ nhất trên hành tinh. Chúng thường được coi là biểu tượng của sự khôn ngoan và bí hiểm.

BBC Earth
 
×
Quay lại
Top