Nghiên cứu phương pháp viết tiểu thuyết

sherry2111

Love, be loved, leave, be left
Thành viên thân thiết
Tham gia
16/2/2013
Bài viết
6.108
Một phương pháp hữu ích giúp bạn viết truyện nhanh, tình tiết hợp lý, không sai sót



Các bước viết truyện/tiểu thuyết của các nhà văn chuyên nghiệp (cái này mình tìm hiểu trên 1 web nước ngoài cách đây khá lâu, tác giả bài viết đó là 1 nhà văn chuyên viết truyện viễn tưởng) :

1. Nếu tác phẩm của bạn có thể tóm tắt thành 1 câu duy nhất thì đó là câu gì ? Bạn phải trả lời vấn đề này đầu tiên vì đó chính là tinh thần và cốt lõi của tác phẩm.

2. Truyện của bạn nên khởi đầu và kết thúc như thế nào (trình bày một cách tổng quát vì lúc này bạn vẫn chưa tạo ra nhân vật cũng như các tình tiết truyện). Nhiều người thường có xu hướng viết đến đâu nghĩ đến đó nên hầu như không xác định trước được truyện sẽ kết thúc như thế nào mà thường mong chờ ý tưởng sẽ xuất hiện trong quá trình viết, cách viết như vậy sẽ làm cho câu chuyện mất đi tính thống nhất, nếu không cẩn thận có thể tạo ra các tình tiết mâu thuẫn, không nhất quán với nhau.

3. Phát triển tóm tắt một câu ở trên thành 1 đoạn khoảng 10 câu (có thể ít hoặc nhiều hơn tùy bạn) về các sự kiện lớn của câu chuyện, đồng thời xây dựng nhân vật một cách sơ lược (nhân vật chưa cần phải có tên)

4. Mỗi câu trong đoạn tóm tắt bạn phát triển lên thành một đoạn, mỗi đoạn là 1 sự kiện lớn (sau này khi viết thành tác phẩm, bạn có thể phát triển mỗi sự kiện khoảng từ 10 đến 30 chương hoặc hơn, tùy bạn) trong câu chuyện, một sự kiện bao gồm các tình tiết nhỏ hơn. Trong quá trình tạo các đoạn sự kiện lớn, bạn sẽ tìm cách mở nút, thắt nút cho các sự kiện, xác định cao trào của mỗi sự kiện nằm ở đâu, giữa các đoạn có liên hệ với nhau như thế nào. Các nhân vật sẽ được phân bố trong các sự kiện như thế nào

5. Xây dựng bản tóm tắt các nhân vật (ít nhất cũng phải làm đối với các nhân vật chính) bao gồm : tên, tuổi, giới tính, xuất xứ, các đặt điểm ngoại hình, tính cách, lối suy nghĩ, cách làm việc, kỹ năng, năng lực đặc biệt (nếu có), động lực của nhân vật là gì, ước mơ là gì, sở thích, sở ghét như thế nào, là bạn của ..., là người yêu của ..., là kẻ thù của ..., các mối quan hệ khác, có liên hệ chặt chẽ với nhân vật nào khác, nhân vật sống tới cuối truyện hay sẽ chết ở sự kiện nào. Việc xây dựng nhân vật trước khi viết như thế này rất quan trọng vì nó giúp bạn nhất quán trong lúc viết, không làm cho nhân vật dở dở ương ương lúc này lúc khác. Mỗi tóm tắt nhân vật nên lưu vào một file word riêng để dễ dàng tham khảo lúc viết

6. Chắp ghép thử các đoạn sự kiện (ở bước 4) xem có gì mâu thuẫn, có gì cần phải chỉnh sửa hay thay đổi. Xong phần này coi như bạn đã có một cái sườn hoàn chỉnh cho tác phẩm từ lúc khởi đầu cho tới lúc kết thúc. Sau này việc viết sẽ dễ dàng hơn nhiều. Bạn sẽ viết nhanh hơn cách viết thông thường và không lo sẽ bỏ dở giữa chừng.

7. Tham khảo, sưu tầm các tài liệu phục vụ cho công việc sáng tác (ví dụ như kiến thức lịch sử, khoa học, y học, văn hóa, ẩm thực ...). Khi đã thực hiện xong bước 6 thì hầu như bạn sẽ biết được bạn cần những tài liệu, kiến thức như thế nào.

8. Viết

9. Xem lại, sửa lỗi chính tả, cách dùng từ đặt câu
 
CÁC QUY TẮC PHÁT TRIỂN VĂN PHONG BẢN THÂN

Đây là một bài viết mang tính cá nhân và chỉ có giá trị tham khảo, có thể không phù hợp với các tác giả có phong cách viết khác.

- Câu văn phải mạch lạc, rõ nghĩa, đủ ý và súc tích. Hạn chế lạm dụng những câu quá ngắn hoặc quá dài.

- Điều tồi tệ nhất trong văn bản là những từ ngữ sáo rỗng và cách diễn đạt tối nghĩa.

- Lặp từ tạo ra sự nhàm chán, tốt nhất nên sử dụng các từ đồng nghĩa hoặc lựa chọn một phương pháp diễn đạt khác để tránh tình trạng lặp từ.

- Cần liên tục thay đổi kiểu câu và cấu trúc câu trong đoạn văn, thay đổi cách kết cấu các đoạn văn trong một bài hoặc chương.

- Đọc từ điển tiếng Việt hàng ngày.

- Tạo thói quen phân tích ngữ pháp, cách hành văn và sử dụng từ ngữ khi đọc bất kỳ văn bản nào.

- Tránh trình bày lan man bằng một loạt những câu cụt ngủn, những gì mà người ta đã biết quá rõ rồi thì chỉ cần tóm lượt một cách ngắn gọn trong một câu. Thay vì nói: "Tuổi trẻ hiện nay thường có xu hướng học đòi, ưa chuộng văn hóa nước ngoài. Điều này cảnh báo nguy cơ xuống dốc của văn hóa nước nhà. Chúng ta cần phải... blah blah." thì hãy nói "Tình trạng đáng báo động của văn hóa nước nhà hiện nay, thể hiện qua trào lưu đua đòi, sùng ngoại của giới trẻ, nói lên rằng... blah blah". Thay vì nói "Tiếp đến, quân Mông Cổ tấn công Thổ Nhĩ Kỳ. Quân Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng đại bại. Không lâu sau, vua Thổ Nhĩ Kỳ bị giết." thì có thể nói "Rồi đến lượt Thổ Nhĩ Kỳ phải hứng chịu ngọn roi chinh phục của đội quân bất khả chiến bại này. Và lưỡi kiếm của Đà Lôi đã chẳng phải đợi lâu để uống máu quân vương đất Thổ."
 
VIẾT TIỂU THUYẾT - KỸ THUẬT CÁ NHÂN

Kỹ thuật chỉ mang tính cá nhân, phù hợp với văn phong của bản thân, có thể không phù hợp với các tác giả khác.

1. Luôn tạo công việc cho tất cả các nhân vật, ngay cả đối với những nhân vật ít khi xuất hiện. Nếu một nhân vật không xuất hiện trong phần được miêu tả của câu chuyện thì không có nghĩa anh ta không hành động, những hành động "ẩn" của anh ta sẽ tương tác tới các nhân vật khác hoặc được tóm tắt lại thông qua các lời kể.

2. Các vấn đề nên đan xen với nhau, không cần chờ cho đến khi vấn đề được giải quyết xong mới nảy sinh vấn đề mới. Vấn đề mới có thể xuất hiện lúc vấn đề cũ sắp kết thúc, đang diễn tiến hoặc thậm chí là đang cao trào.

3. Một nhân vật có sức sống là một nhân vật luôn thay đổi, không bị giới hạn bởi những mẫu tính cách, không bị đóng chặt vào trong những cái khung chính diện hay phản diện. Tuy nhiên, những sự thay đổi phải diễn ra một cách HỢP LÝ.

4. Tác giả không bao giờ "đọc" suy nghĩ của nhân vật. Tập trung miêu tả hành động, lời nói, cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt... của nhân vật nhưng không bao giờ được miêu tả TRỰC TIẾP những âm mưu, kế hoạch, tính toán, nỗi e ngại, sự vui mừng, lòng căm thù... hay bất cứ thứ gì ẩn sâu bên trong nhân vật; những thứ đó phải được thể hiện thông qua lời nói, cử chỉ, thái độ của nhân vật và độc giả có thể ĐOÁN chúng.

5. Đừng bao giờ dùng những tính từ trừu tượng, chung chung như "tức giận", "điềm đạm", "lịch sự", "khó ưa", "nham hiểm" ... để tả nhân vật. Tất nhiên vẫn có thể dùng những từ ấy một cách gián tiếp qua lời thoại của các nhân vật khác.

"Đừng sợ viết nhiều chi tiết nếu những chi tiết ấy đúng và hay, cái đáng sợ là tả nhiều chi tiết ấy sai và lạt lẽo. Thí dụ trong truyện, có một người đãng trí, nếu chỉ nói "Ông X có tính đãng trí lắm" thì ai nói chẳng được. Hơn nhau là ở chỗ tìm một vài việc xảy ra để tỏ rõ sự đãng trí. Nhưng mình phải cố tìm ra những chi tiết mới, chứ đừng mượn những việc người khác đã tìm ra trước. Thí dụ "bút chì giắt ở tai mà cứ đi tìm bút chì" là chi tiết mà nhiều người đã nói đến."

6. Tuyệt đối không gượng ép để bắt tình tiết phải phục vụ cho cốt truyện một cách cứng nhắc, khuôn mẫu. Không kéo dài hoặc rút ngắn câu chuyện một cách quá đáng, cần dài thì viết dài, cần ngắn thì viết ngắn.

7. Đừng dồn cục thông tin rồi đập vào mặt độc giả trong một lúc, chia nhỏ nó ra, khéo léo gửi thông tin vào những đoạn miêu tả người, tả cảnh hay lời thoại của các nhân vật

8. Luôn dùng ngôi thứ 3 để miêu tả câu chuyện, dùng góc nhìn của "chúa trời"

“Nhà tiểu thuyết chính thức tạo nhân vật của mình bằng những sự chi phối vô cùng, vô hạn của đời mình; nhà tiểu thuyết giả tạo thì tạo nhân vật riêng bằng những sự chi phối chật hẹp của đời mình mà thôi. Một tác giả đem mình giãi bày ra trong tiểu thuyết ít khi làm mình thành được một nhân vật thực khả dĩ làm cho người ta tin là thực."

9. Xin dùng một trích dẫn của nhà văn Hemingway thay lời nói

There isn't any symbolism. The sea is the sea. The old man is an old man. The boy is a boy and the fish is a fish. The shark are all sharks no better and no worse. All the symbolism that people say is shit. What goes beyond is what you see beyond when you know.
 
Hiệu chỉnh:
Một phương pháp viết tiểu thuyết mới : Phương pháp viết ngược

Nếu bạn cảm thấy phương pháp viết truyện bình thường của bạn không có hiệu quả, hãy thử phương pháp mới này xem


Bước đầu tiên : Xây dựng nhân vật.
Chủ yếu là xây dựng nhân vật cho thành công. Cốt truyện sẽ tự xảy ra sau khi xây dựng nhiều nhân vật với cá tính, mục đích mâu thuẫn với nhau.
Ta phải đặt mình vào vị trí của nhân vật, suy nghĩ thật kỹ về cuộc đời, kế hoạch cho tương lai trong tư cách của nhân vật thì nhân vật mới sâu sắc được. Nhân vật của ta phải mưu mô xảo quyệt, nhìn xa trông rộng, tính toán kế hoạch dự phòng cho 30-40 năm.

Bước thứ hai : Xây dựng hội thoại
Xây dựng các đoạn độc thoại và hội thoại. Xây dựng cảnh đối thoại, chạm trán giữa 2 nhân vật sao cho kịch tính, đầy chất thơ, rồi nghĩ ra tình huống cụ thể dẫn đến các cuộc đối thoại, chạm trán ấy sau. Làm cho nó phức tạp và tinh vi lên.

Bước thứ ba : Tạo điều kiện để nảy sinh cốt truyện
Khi ta đã có những nhân vật mà định mệnh của chúng là phải mâu thuẫn với nhau, thì ta sẽ có mâu thuẫn. Lúc này ta mới bắt đầu đi vào chi tiết, mô tả cụ thể bối cảnh, lịch sử, môi trường. Nó phải thể hiện trí tưởng tượng phong phú cũng như sự chú ý đến chi tiết một cách kinh người. Xong xuôi rồi ta chọn một điểm nào đó trong cuộc đời nhân vật để bắt đầu kể chuyện.
Trong chữ mâu thuẫn còn hàm ẩn chữ bế tắc. Nhân vật càng bế tắc thì tính huống truyện càng xuất sắc. Sự bế tắc khiến cho nhân vật sùng gan sùng phổi, bứt rứt tóc tai, tức trào máu họng.
Tình huống truyện cần có không khí. Không khí có tính sử thi hay tính hiện thực, tính thơ mộng hay tính bi tráng, tính lịch sử hay tính yêu kì quỉ quái, tính bi kịch hay hài kịch hay cả hai. Không khí càng đa dạng và mạnh mẽ càng tốt. Điều này phụ thuộc vào cảm nhận tinh tế của người viết.

Bước thứ bốn : Tạo cốt truyện
Sau khi xây dựng các sự kiện riêng lẻ có tính độc đáo thì chú ý kết nối, xâu chuỗi các sự kiện để có được bức tranh toàn diện. Nó phải hợp lý, thống nhất, và nói lên cái gì đó về cuộc đời. Cuộc đời thật đau đớn, thật oan nghiệt, trái ngang, đến nỗi nó làm trái tim của độc giả chết nghẹn. Ôi hãy tưởng tượng? Đấy chẳng phải là tiếng kêu mới đứt ruột của Tố Như đó sao?
 
CẤU TRÚC TỔNG QUAN NHÂN VẬT

Khung này chỉ có giá trị tham khảo, giúp các bạn thiết kế nhân vật dễ dàng hơn, có thể tùy chỉnh thêm bớt các mục tùy ý thích các tác giả và tùy thể loại truyện

1. Đặc điểm định danh:
1.1. Tên
1.2. Biệt danh
1.3. Nguồn gốc, xuất xứ
1.4. Quá khứ
1.5. Quốc tịch (nếu là con người)
1.6. Chủng tộc (nếu không phải con người)

2.Đặc điểm diện mạo:
2.1. Khuôn mặt (mắt, mũi, miệng…)
2.2. Dáng người, vóc người
2.3. Những đặc điểm khác (màu da, màu mắt, kiểu tóc…)
2.4. Dị tật hoặc những đặc điểm diện mạo khác người
2.5. Trang phục, quần áo

3.Đặc điểm sinh lý:
3.1. Tuổi
3.2. Chiều cao
3.3. Cân nặng
3.4. Tình trạng sức khỏe, bệnh tật
3.5. Thể lực
3.6. Đặc điểm sinh lý đặc biệt (nếu không có thì ghi là "không có")

4.Đặc điểm tính cách: tùy ý sáng tạo, càng đặc biệt càng tốt.

5.Đặc điểm tinh thần:
5.1. Năng lực tư duy, phương pháp suy nghĩ, chỉ số IQ
5.2. Ý chí
5.3. Kiến thức, trình độ học vấn
5.4. Bệnh tâm thần (nếu có thì miêu tả, không có thì ghi "không có")
5.5. h.am m.uốn, chấp niệm, động lực lớn nhất
5.6. Nỗi sợ lớn nhất

6.Nhân sinh quan:
6.1. Quan điểm sống
6.2. Triết lý
6.3. Niềm tin
6.4. Tôn giáo


7.Sở thích, sở ghét:
7.1. Sở thích quan trọng : loại người yêu thích …
7.2. Sở thích vụn vặt : món ăn, màu sắc, vật nuôi…
7.3. Ghét

8.Năng lực:
8.1. Kỹ năng bình thường
8.2. Kỹ năng đặc biệt
8.3. Siêu năng lực
8.4. Năng lực ẩn
8.5. Sơ đồ phát triển năng lực theo thời gian diễn biến câu chuyện

9.Môi trường, hoàn cảnh

10.Số phận:

10.1. Thời điểm xuất hiện (tham gia cốt truyện)
10.2. Thời điểm tạm rời/trở lại cốt truyện
10.3. Thời điểm rời khỏi cốt truyện (chết/mất tích/bị quên lãng/ẩn dật/không được nhắc tới…)
10.4. Kết cục có hậu hay không có hậu

11.Mối liên hệ với các nhân vật khác:
11.1. Mối liên hệ với gia đình, người yêu, bạn bè, đồng đội…
11.2. Mối liên hệ với kẻ thù
11.3. Mối liên hệ có ảnh hưởng quan trọng đến cốt truyện

12.Phong cách:
12.1.Cách đi đứng, nói năng
12.2.Câu nói cửa miệng
12.3.Thói quen đặc biệt
12.4.Thần thái, khí chất

13.Phương pháp/cách thức chiến đấu: (lựa chọn một hoặc nhiều, có giải thích, miêu tả)
13.1. Thiên về tinh thần
13.2. Thiên về thể chất
13.3. Thiên về kỹ thuật
13.4. Thiên về vũ khí
13.5. Thiên về trí tuệ, mưu kế
13.6. Thiên về năng lực bẩm sinh hoặc sức mạnh cường hóa

14.Quá trình nhân vật thay đổi theo thời gian:
14.1. Thay đổi về diện mạo
14.2. Thay đổi về tính cách
14.3. Thay đổi về tình trạng sức khỏe
14.4. Thay đổi về năng lực (không cần trình bày lại nếu đã nêu ở phần 8.5)
14.5. Quá trình trưởng thành
14.6. Quá trình tha hóa
14.7. Thay đổi về vai trò (từ quan trọng trở thành không quan trọng hoặc ngược lại, nếu không thay đổi ghi "không đổi")
14.8. Thay đổi chính-phản (từ chính diện trở thành phản diện hoặc ngược lại, nếu không thay đổi ghi "không đổi")

15.Thang chính-phản: (tính theo thang điểm 20 trong đó có 3 mốc quan trọng : 0 điểm là hoàn toàn chính diện, 20 điểm là hoàn toàn phản diện, 10 điểm là cân bằng giữa chính diện và phản diện) Nên lựa chọn 1 số khác với 3 mốc quan trọng

16.Thang thiện ác: từ 0 đến 5 điểm
0 điểm : Cực kỳ lương thiện
1 điểm : Lương thiện : hầu như không làm hại ai
2 điểm : Người bình thường : thiện ác tùy lúc, tùy đối tượng, tùy hoàn cảnh
3 điểm : Kẻ xấu : sẵn sàng làm hại người vô tội để đạt mục đích nhưng không làm hại người có ơn với mình
4 điểm : Kẻ ác : sẵn sàng cắt cổ người có ơn với mình
5 điểm : Cực kỳ tàn ác : Không việc ác nào không dám làm
Không thể xác định điểm : Người không có khái niệm thiện ác

17.Phần ẩn của nhân vật: (về tính cách, nhân cách ẩn, bí mật, âm mưu, thân thế, năng lực được che giấu…)

18.Những vấn đề khác mà bạn muốn nói thêm về nhân vật

19.Dự đoán xem độc giả sẽ thích hay ghét nhân vật đó và vì sao lại thích hay ghét
 
Kỹ thuật viết cốt truyện, tình tiết tiểu thuyết

(Kỹ thuật cá nhân, có thể không phù hợp với các tác giả khác)

1. Kể và tả : Phân phối giữa hình thức kể và tả với một tỷ lệ thích hợp với nội dung cốt truyện và thể loại truyện. Kể quá nhiều sẽ khiến truyện trở nên sơ sài như một bản tóm tắt nội dung. Tả nhiều quá lại khiến truyện lan man, nhàm chán.

2. Cắt bỏ những tình tiết không cần thiết : những tình tiết mà độc giả dễ dàng đoán ra thì không cần trình bày kỹ, thậm chí trong những truyện diễn biến nhanh có thể cắt bỏ luôn những tình tiết thừa để tăng nhịp điệu cho câu truyện.

3. Chuyển cảnh ngay tại thời điểm gay cấn nhất : Khi một tình tiết được đẩy lên đến cao trào, độc giả đang mong chờ tình tiết được giải quyết thì tác giả đột ngột chuyển cảnh khiến độc giả mang tâm lý thấp thỏm lo lắng hoặc tò mò không biết tình huống đó sẽ xảy ra theo hướng nào. Sau khi chuyển cảnh một lúc, tác giả sẽ quay lại với tình tiết đang dang dở đó và cho độc giả một kết cục bất ngờ.

4. Hiển nhiên nhưng không phải vậy : Tạo ra những tình tiết hiển nhiên khiến độc giả phải suy nghĩ theo một hướng nào đó, nhưng sự thực thì câu chuyện lại đi theo một hướng khác hoàn toàn, đến lúc mở thắt nút sẽ khiến độc giả bất ngờ. Sự thực ngược lại hoàn toàn với những gì độc giả tin tưởng.

5. Độc giả biết nhiều thông tin hơn nhân vật : Cho độc giả biết nhiều hơn nhân vật nhằm cố ý cho độc giả lợi thế về thông tin khiến độc giả lo lắng(hoặc thích thú) về những nguy hiểm mà nhân vật không biết, sau đó nhân vật mặc dù thiếu thông tin cần thiết nhưng vẫn tìm ra cách giải quyết tốt vấn đề làm cho độc giả khâm phục.

6. Độc giả biết ít thông tin hơn nhân vật : Khiến cho độc giả cảm thấy thắc mắc về những hành động kỳ quặc của nhân vật, đến lúc biết đầy đủ thông tin và phát hiện ra nguyên nhân dẫn tới những hành động đó của nhân vật thì độc giả mới gật gù trầm trồ. Không nên lạm dụng kỹ thuật này vì có thể sẽ khiến độc giả bực mình.

7. Tạo những gợi ý lờ mờ : nhắm khiến độc giả phải suy đoán, nhưng những gợi ý đừng bao giờ quá rõ ràng khiến độc giả đoán ra quá sớm.

8. Bí ẩn : tạo ra những bí ẩn xuyên suốt câu truyện, có thể một lúc nào đó bí ẩn sẽ được tiết lộ, cũng có thể bí ẩn này dẫn tới hay mở ra một bí ẩn khác lớn hơn.

9. Tính tự nhiên của nhân vật : muốn nhân vật tự nhiên, không gượng ép thì tác giả đừng bao giờ coi nhân vật như những quân cờ để phục vụ cho cái cốt truyện hoặc tư tưởng của mình.

10. Luôn tạo công việc cho tất cả các nhân vật, ngay cả đối với những nhân vật ít khi xuất hiện. Nếu một nhân vật không xuất hiện trong phần được miêu tả của câu chuyện thì không có nghĩa anh ta không hành động, những hành động "ẩn" của anh ta sẽ tương tác tới các nhân vật khác hoặc được tóm tắt lại thông qua các lời kể.

11. Các vấn đề nên đan xen với nhau : không cần chờ cho đến khi vấn đề được giải quyết xong mới nảy sinh vấn đề mới. Vấn đề mới có thể xuất hiện lúc vấn đề cũ sắp kết thúc, đang diễn tiến hoặc thậm chí là đang cao trào.

12. Sức sống của nhân vật : Một nhân vật có sức sống là một nhân vật luôn thay đổi, không bị giới hạn bởi những mẫu tính cách, không bị đóng chặt vào trong những cái khung chính diện hay phản diện. Tuy nhiên, những sự thay đổi phải diễn ra một cách HỢP LÝ.

13. Tác giả không bao giờ "đọc" suy nghĩ của nhân vật : Tập trung miêu tả hành động, lời nói, cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt... của nhân vật nhưng không bao giờ được miêu tả TRỰC TIẾP những âm mưu, kế hoạch, tính toán, nỗi e ngại, sự vui mừng, lòng căm thù... hay bất cứ thứ gì ẩn sâu bên trong nhân vật; những thứ đó phải được thể hiện thông qua lời nói, cử chỉ, thái độ của nhân vật và độc giả có thể ĐOÁN chúng.

14. Muốn đưa triết lý vào tiểu thuyết, ta nên lồng ghép chúng hợp lý vào lời thoại của nhân vật, hay tốt hơn nữa là ẩn dụ chúng một cách khéo léo trong những đoạn tả cảnh, những tình tiết, những hoạt động, những xung đột, những cao trào. Độc giả tìm đến tiểu thuyết để cảm nhận hơi thở của cuộc sống thông qua vẻ đẹp của ngôn từ, chứ không phải để đọc một mớ sáo ngữ của những "triết gia" nửa mùa.
 
LỰA CHỌN MỘT CÂU CHUYỆN ĐỂ VIẾT NHƯ THẾ NÀO ?

Tác giả : James Scott Bell
Lược dịch : Diệt Ái Vô Tâm Miêu


Câu đầu tiên mà bạn phải tự hỏi là : Tôi phải lựa chọn câu chuyện nào để phát triển thành một cuốn tiểu thuyết, để viết từ đầu tới cuối ?

Bạn sẽ tiêu tốn một khoảng thời gian dài với cuốn tiểu thuyết của bạn. Hàng tháng, hàng năm hoặc thậm chí lâu hơn nữa. Tôi không muốn bạn thức dậy vào một buổi sáng nào đó của 12 tuần sau và vứt bỏ tất cả công việc viết lách dang dở.

Vì vậy, dưới đây có một vài bí quyết dành cho bạn nhằm điều chỉnh quá trình lựa chọn câu chuyện để viết một cuốn tiểu thuyết :

1. Thu thập thật nhiều ý tưởng : Chìa khoá để sáng tạo là thu thập thật nhiều và thật nhiều ý tưởng, không chỉnh sửa, và vứt bỏ hết những ý tưởng mà bạn không thích.

Cách này giống như những luật sư lựa chọn bồi thẩm đoàn. Trong thực tế, họ không chọn bồi thẩm đoàn, mà là loại bỏ. Hội thẩm tiềm năng là những người đang ngồi trong hộp được rút ra một cách ngẫu nhiên. Sau đó, thông qua một quá trình tự hỏi, các luật sư thăm dò và suy ngẫm. Họ cố gắng tránh khỏi những viên bồi thẩm đoàn mà họ tin rằng sẽ không phù hợp khi xử lý trường hợp của họ.

Tương tự, bạn là một nhà văn phải đối mặt với một mớ những ý tưởng và thông qua việc khảo sát, cân nhắc, bạn sẽ loại bỏ những ý tưởng mà bạn không dùng tới.

Nhưng trong khi bạn thu thập ý tưởng, hãy để trí tưởng tượng của bạn hoạt động tự do.


2. Hãy tìm những ý tưởng lớn : Một cuốn tiểu thuyết dài phải có một câu chuyện tầm cỡ tương xứng với nó. Không phải độ dài của ngôn từ, mà là tiềm năng cho một bức tranh lớn về tình tiết, sự kiện, cảm xúc.

Hãy suy nghĩ về những cuốn tiểu thuyết tác động tới bạn nhiều nhất. Yếu tố nào khiến bạn ấn tượng ? Nếu đó là một nhân vật khó quên, điều gì đã giúp tạo nên hình tượng nhân vật như vậy ? Nếu đó là một cốt truyện với những tình tiết và diễn biến thú vị, điều gì đã làm nên sự thú vị đó ?


3. Viết đoạn giới thiệu trích dẫn ở bìa sau cuốn sách(BACK COVER COPY) : Bạn phải tự hỏi về những ý tưởng của mình liệu chúng có thể liên kết với nhau, tạo ra một cái gì đó gây cuốn hút cho nhà xuất bản và độc giả.

Khi làm điều này, bạn cần tập trung vào khung cảnh toàn diện. Có thể bạn sẽ phải viết đi viết lại nhiều lần, nhưng làm như vậy sẽ phục vụ rất tốt cho quá trình viết của bạn.
 
ĐỘ DÀI CỦA ĐOẠN MỞ ĐẦU TRUYỆN LÀ BAO NHIÊU THÌ HỢP LÝ ?

Tác giả : Les Edgarton

Lược dịch : Diệt Ái Vô Tâm Miêu


Yêu cầu cơ bản nhất của việc mở đầu truyện là dòng đầu tiên phải đưa độc giả vào câu chuyện ngay lập tức. Một đoạn khởi đầu chậm rãi là điều không thể chấp nhận được với độc giả ngày nay, trừ khi bạn là một tác giả nổi tiếng và thương hiệu của bạn đã được khẳng định trong lòng người hâm mộ, hoặc trừ khi cuốn sách của bạn không phải là cuốn đầu tiên trong một seri truyện dài tập. Ngoài hai trường hợp đó, độc giả sẽ không có đủ kiên nhẫn để đọc hết đoạn mở đầu dông dài của bạn. Và trong khi một khởi đầu chậm đôi khi có thể được chấp nhận trong một cuốn tiểu thuyết, sẽ hiếm khi một khởi đầu như vậy được dung thứ trong một câu chuyện ngắn.

Vì vậy, độ dài thích hợp cho một mở đầu câu chuyện là gì? Câu trả lời là: Ngắn gọn hết sức có thể!

Mở đầu câu chuyện, cho độc giả nhận ra vấn đề thông qua một cảnh, và ngay sau đó các nhân vật của bạn sẽ bắt đầu giải quyết các vấn đề đó.

Bí quyết chỉ có thế
Ngắn gọn và ngọt ngào mang lại hiệu quả tốt nhất.
 
KÍCH THÍCH TÂM TRÍ VỚI NHỮNG BÀI TẬP VIẾT

Tác giả : Ann Rittenberg và Laura Whitcomb.
Lược dịch : Diệt Ái Vô Tâm Miêu


Dòng đầu tiên. Hãy vơ lấy một đống tiểu thuyết (tốt nhất vào thư viện hoặc đọc ebook nếu bạn không có tủ sách ở nhà) và chỉ đọc duy nhất câu đầu tiên của mỗi quyển.

Tất nhiên bạn cũng có thể lật ngẫu nhiên một cuốn tiểu thuyết và lựa chọn bất kỳ một dòng nào trong đó cũng được, nhưng điều kỳ diệu của dòng đầu tiên là tác giả đã mở ra một sân khấu cho bạn và cố gắng để thu hút bạn nhập tâm vào đó. Khi bạn chuẩn bị viết, hãy nghĩ về: "Những điều gì trong câu chuyện của tôi sẽ thu hút người đọc? "

Khởi đầu với dòng đầu tiên của câu chuyện. Lần này chọn một cuốn tiểu thuyết, sao chép lại dòng đầu tiên, và tiếp tục viết phiên bản riêng của bạn về những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Viết trong năm phút. Tất nhiên sẽ chẳng ai biết bạn viết gì, vì vậy hãy để trí tưởng tượng của bạn chạy rông như một con thú hoang.

Liên kết các từ. Viết ra một từ và sau đó viết tiếp một từ khác-từ đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn, cứ tiếp tục như thế và tạo ra một chuỗi các từ đơn hay cụm từ theo cách này. Ví dụ:
cuốn tiểu thuyết, cuốn sách, kệ, tủ, nơi cất giấu, xêp, tàu cao, cơn bão, cơn bão, ảo thuật, lời nguyền, bí mật, đầu mối, mã, câu đố, trò đùa, cái chai ...

Thông thường quá trình này dẫn đến một ý tưởng cho một cảnh, như danh sách này dẫn đến cuốn tiểu thuyết "A Christmas Carol" của Charles Dickens :

Tuyết, mùa đông, Giáng sinh, tinh thần, bóng ma, quá khứ, bóng ma của quá khứ, con ma đã đưa Scrooge về thời thơ ấu của mình, Scrooge trông thấy bạn cùng lớp của mình nhưng họ không thể nhìn thấy hoặc nghe thấy anh, anh thấy mình như một đứa trẻ đang ngồi một mình, không mong muốn, ngôi trường không vắng vẻ lắm, một đứa trẻ cô độc, bị bỏ quên bởi những người bạn.

Đọc lại. Đọc lại những gì bạn đã viết. Hemingway thường đọc lại tất cả những gì ông đã viết ngày hôm trước trước khi bắt đầu viết một điều gì mới.
 
7 sai lầm cơ bản khi viết văn

Tác giả : Mary Jaksch
Lược dịch và chỉnh sửa : DAVTM


1. Thiếu tự nhiên : khi miêu tả một căn phòng đột nhiên bị cúp điện, có người viết rằng "Một vực thẳm tối đen xuất hiện và bao trùm khắp căn phòng". Cái thứ lố bịch gì thế ? Thử tưởng tượng bạn nói câu đó ngoài đời thực khi phòng bạn bị cúp điện. Chỉ cần viết "Căn phòng chìm vào bóng tối" là đủ.

2. Quá rõ ràng, quá tất yếu : "Ánh trăng chiếu xuống từ bầu trời đầy sao." Tất nhiên mặt trăng phải nằm trên trời, ai cũng biết, còn cần phải miêu tả nữa sao.

3. Quá nhiều thông tin trong 1 câu : "Ron, chàng trai đang đứng bên cạnh chiếc xe sáng bóng đậu phía trước khách sạn kia là một kẻ hư hỏng, là đứa con ăn chơi trác táng của một tỷ phú người Mỹ gốc Anh chuyên về kinh doanh bất động sản và đang kinh doanh rất thành công, người sở hữu một chuỗi cửa hàng ăn nhanh tại vùng này." Dưới đây là thông tin mà nó muốn truyền đạt :
- Ron đang đứng cạnh một chiếc xe sáng bóng
- Chiếc xe đậu trước khách sạn
- Ron là một kẻ hư hỏng
- Ron ăn chơi trác táng
- Anh ta là con của một tỉ phú
- Tỷ phú đó người Mỹ gốc Anh và chuyên kinh doanh bất động sản
- Công việc kinh doanh của ông ta rất thành công
- Ông ta có một chuỗi cửa hàng ăn nhanh ở vùng này
Nên chia nhỏ thông tin ra thành nhiều câu.

4. Có những câu sáo rỗng : " Các ngón tay hồng hào của bình minh chạm vào những ngọn đồi xa xôi. " Hãy xoá bỏ hết những câu sáo rỗng.

5. Liệt kê màu sắc : "Dòng sông như một tấm gương màu lục bảo uốn lượn qua ngọn đồi đất nâu phủ đầy những tán cây xanh mướt, phản chiếu những áng mây trắng phơn phơt hồng trên nền trời xanh lục." Quá nhiều màu sắc trong câu trên, nên giảm bớt đi.

6. Dư thừa : "Nắng chiều xuyên qua ban công phía trước toà nhà, chiếu từ cửa sổ xuống sàn nhà." Vế trước đã dự báo vế sau, không có gì đáng đọc. Nên lọc bỏ bớt những chi tiết thừa.

7. Câu quá lằng nhằng : "Luật sư, bây giờ khi mà khách hàng của ông đã nhận tội, đã phải đối mặt với vấn đề rằng ông đã che giấu một phần hành vi phạm tội của anh ta, một sai lầm trong phán đoán mà đã được thực hiện với một mục đích, và dù sao một hành vi vi phạm lời thề của mình như một luật sư, một hành vi mà hậu quả có thể được hình dung trong bản cáo trạng của ông ta, thậm chí có thể bị đi tù không nên xuất phát từ một vị luật sư đáng kính và có thâm niên trong nghề như ông." Có quá nhiều ý tưởng trong câu này khiến độc giả rất khó theo dõi.
 
XÂY DỰNG NHÂN VẬT VỚI NHÂN CÁCH ĐẶC TRƯNG (CÁ TÍNH) BẰNG CÁCH SỬ DỤNG NHỮNG CÔNG CỤ HỮU ÍCH

Tác giả : DAVTM


Xây dựng một (và nhiều) nhân vật có cá tính đặc trưng cho tiểu thuyết thường là một công việc khó nhọc đối với các tác giả nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp. Vì vậy bài viết này được viết ra với mục đích giúp cho công việc sáng tạo nhân vật của các bạn diễn ra một cách thoải mái, dễ dàng và thú vị hơn.

1. Sử dụng cung hoàng đạo làm công cụ sáng tạo nhân vật :

Cung hoàng đạo có thể là một thứ gì đó mang màu sắc huyền bí thậm chí là mê tín dị đoan đối với quan điểm của nhiều người. Không vấn đề gì cả. Với tư cách là một tác giả viết tiểu thuyết, bạn có thể sử dung nó như một công cụ mà không cần tin vào nó.

Cung hoàng đạo dựa trên ngày sinh của con người. Có tất cả 12 cung, mỗi cung có một đặc điểm tính cách khác nhau.

12 cung được chia thành 4 yếu tố, 3 đặc tính và 2 nguyên tắc.

Các yếu tố bao gồm: lửa (nồng nhiệt), đất (thực tế), không khí (trí thức) và nước (tình cảm).
Lửa: Bạch Dương, Sư Tử và Nhân Mã.
Đất : Kim Ngưu, Xử Nữ và Ma Kết.
Không khí : Song Sinh, Thiên Bình và Bảo Bình.
Nước : Cự Giải, Hổ Cáp và Song Ngư.

Các cung lại được chia thành 3 đặc tính: thống lĩnh (tham vọng nhưng hách dịch), ổn định (quả quyết nhưng ương bướng) và biến đổi (thích nghi nhưng dễ thay đổi).
Thống lĩnh: Bạch Dương, Cự giải, Thiên bình và Ma Kết.
Ổn định : Kim ngưu, Sư tử, Hổ cáp và Bảo bình.
Biến đổi : Song sinh, Xử nữ, Nhân mã và Song ngư.

Các cung cũng lại được chia thành 2 loại: chủ động và bị động (hướng ngoại và hướng nội). Lửa và không khí thường mang tính tích cực và chủ động, trong khi đất và nước lại tiêu cực hoặc bị động.
Chủ động: Bạch Dương, Song sinh, Sư tử, Thiên bình, Nhân mã và Bảo bình – thường hoà đồng và cởi mở.
Bị động: Kim ngưu, Cự giải, Xử nữ, Hổ cáp, Ma Kết và Song ngư – thường thu mình và khiêm nhường.

Trên đây chỉ là những thông tin cơ bản nhất. Bài viết này không cần nói nhiều về các cung hoàng đạo vì bạn có thể tìm thấy hàng núi thông tin về nó trên Facebook, các diễn đàn, các trang web (cả bằng tiếng Việt và tiếng Anh).

Nếu cảm thấy 12 cung là quá ít, bạn có thể tìm hiểu tính cách đặc trưng cho từng ngày sinh trên các trang web sau (hy vọng 365 tính cách đặc trưng là đủ dùng cho tiểu thuyết của bạn) :

https://birthdaypersonality.tumblr.com/

https://www.famousbirthdays.com/horoscope/

https://www.cafeastrology.com/birthday/


2. Sử dụng MBTI làm công cụ sáng tạo nhân vật :

Khác với cung hoàng đạo mang ít nhiều tính huyền bí, MBTI có thể được coi là một môn khoa học phát triển trên nền tảng tâm lý học và thực nghiệm. Bài kiểm tra phân loại tính cách MBTI (Myers-Briggs Type Indicator) được phát triển gần 60 năm trước đây bởi Katharine Cook Briggs và con gái của bà – Isabel Briggs Myers. Cùng với sự hợp tác đắc lực của nhà tâm lý học nổi tiếng người Thuỵ Sỹ, Carl G. Jung, MBTI ban đầu được tạo dựng để mọi người có thể đưa ra những quyết định lựa chọn nghề nghiệp thông minh và giúp đỡ mọi người hiểu được sự khác biệt của các dạng tính cách thông thường.Việc hiểu được sự đa dạng của các dạng tính cách cá nhân khác nhau sẽ giúp mọi người nhận ra và đánh giá đúng các điểm mạnh, điểm yếu của từng người, nhờ đó trả lời được câu hỏi tại sao tất cả mọi người không ai giống ai. MBTI hiện nay được nhiều công ty lớn trên thế giới sử dụng cho công tác phỏng vấn và tuyển chọn nhân viên.


MBTI là phương pháp dùng để phân loại tính cách con người với 4 tiêu chí:

XU HƯỚNG TỰ NHIÊN: Extraversion (Hướng ngoại) / Introversion (Hướng nội)
Đây là 2 xu hướng đối lập thể hiện xu hướng ứng xử với thế giới bên ngoài.
Hướng ngoại – hướng về thế giới bên ngoài gồm các hoạt động, con người, đồ vật.
Hướng nội - hướng vào nội tâm, bao gồm ý nghĩ, tư tưởng, trí tưởng tượng
Đây là 2 mặt đối lập nhưng bổ sung lẫn nhau. Tuy nhiên, một mặt sẽ chiếm ưu thế trong việc phát triển tính cách và ảnh hưởng đển cách ứng xử.

TÌM HIỂU VÀ NHẬN THỨC THẾ GIỚI: Sensing (Giác quan) / iNtuition (Trực giác)
Đây là 2 xu hướng đối lập nhau về cách chúng ta tiếp nhận thông tin từ thế giới bên ngoài.
Trung tâm “Giác quan” trong não bộ chú ý đến các chi tiết liên quan đến hình ảnh, âm thanh, mùi vị… của hiện tại được đưa đến từ 5 giác quan của cơ thể. Nó phân loại, sắp xếp và ghi nhận những chi tiết của các sự kiện thực tế đang diễn ra. Nó cũng cung cấp các thông tin chi tiết của các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ.
Trung tâm “Trực giác” của não bộ chịu trách nhiệm tìm hiểu, diễn dịch, và hình thành các mô hình từ thông tin thu thập được; sắp xếp các mô hình và liên hệ chúng với nhau. Nó giúp cho não bộ suy đoán các khả năng và tiên đoán tương lai.

QUYẾT ĐỊNH VÀ CHỌN LỰA: Thinking (Lý trí) / Feeling (Tình cảm)
Đây là 2 xu hướng đối lập về cách chúng ta đưa ra quyết định và lựa chọn của mình.
Phần lý trí trong não bộ con người phân tích thông tin một cách khách quan, làm việc dựa trên đúng/sai, suy luận và đưa ra kết luận một cách có hệ thống. Nó là bản chất logic của con người.
Phần cảm giác của não bộ đưa ra quyết định dựa trên xem xét tổng thể; yêu/ghét; tác động qua lại lẫn nhau; và các giá trị nhân đạo hay thẩm mỹ. Đó là bản chất chủ quan của con người.

CÁCH THỨC HÀNH ĐỘNG: Judging (Nguyên tắc) / Perceiving (Linh hoạt)
Đây là cách thức mà mỗi người lựa chọn để tác động tới thế giới bên ngoài.
Nguyên tắc: tiếp cận thế giới một cách có kế hoạch, có tổ chức, có chuẩn bị, quyết định và đạt đến một kết cục rõ ràng.
Linh hoạt: tiếp cận thế giới một cách tự nhiên, tìm cách thích nghi với hoàn cảnh, thích một kết cục bỏ ngỏ, chấp nhận những cơ hội mới, và chấp nhận thay đổi kế hoạch.



ĐẶC ĐIỂM CHUNG

I – Introverted – (HƯỚNG NỘI)
Suy nghĩ và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi hành động
Cần có một khoảng thời gian riêng tư đáng kể để nạp năng lượng
Hứng thú với đời sống nội tâm, đôi khi tự cô lập với thế giới bên ngoài
Thích nói chuyện riêng tư 2 người.
Hiếm khi chủ động xin ý kiến của người khác

E – Extraverted – (HƯỚNG NGOẠI)
Hành động trước hết, suy nghĩ và cân nhắc sau
Cảm thấy khổ sở nếu bị cách ly với thế giới bên ngoài
Hứng thú với con người và sự việc xung quanh
Quảng giao, thích tiếp xúc với nhiều người
Dễ bắt chuyện

S – Sensation (CẢM GIÁC)
Sống với hiện tại
Thích các giải pháp đơn giản và thực tế
Có trí nhớ tốt về các chi tiết của những sự kiện trong quá khứ
Giỏi áp dụng kinh nghiệm
Cảm thấy thoải mái với những thông tin rõ ràng và chắc chắn

N – iNtuition (TRỰC GIÁC)
Hay nghĩ đến tương lai
Sử dụng trí tưởng tượng, hay sáng tạo ra những khả năng mới
Thường chỉ nhớ đến ý chính và các mối liên hệ
Giỏi vận dụng lý thuyết
Cảm thấy thoải mái với sự nhập nhằng, hay những thông tin không rõ ràng

T - Thinking (LÝ TRÍ)
Luôn tìm kiếm sự kiện và tính logic để đưa ra kết luận
Có xu hướng để tâm đến các nhiệm vụ, công việc cần phải hoàn thành
Dễ dàng đưa ra những phân tích thấu đáo và khách quan
Chấp nhận xung đột là một phần tự nhiên trong mối quan hệ giữa người với người.

F - Feeling (TÌNH CẢM)
Xem xét cảm xúc cá nhân và ảnh hưởng của một quyết định lên người khác trước khi đưa ra quyết định đó.
Nhạy cảm với những nhu cầu và phản ứng của người khác.
Tìm kiếm sự nhất trí và ý kiến của số đông.
Khó xử khi có xung đột; hoặc có phản ứng tiêu cực khi xảy ra bất hòa.

J - Judging (NGUYÊN TẮC)
Có kế hoạch chu đáo trước khi hành động
Tập trung vào các hoạt động có tính nhiệm vụ, hoàn tất các công đoạn quan trọng trước khi tiếp tục
Làm việc hiệu quả nhất và sẽ cảm thấy không bị stress khi hoàn thành công việc trước thời hạn
Tự đặt ra mục tiêu, thời hạn, và các chuẩn mực để quản lý cuộc sống

P - Perceiving (LINH HOẠT)
Có thể hành động mà không cần lập kế hoạch; lập kế hoạch tùy theo tình hình
Thích làm nhiều việc cùng lúc, thích sự đa dạng, có thể vừa làm vừa chơi
Chịu sức ép tốt, làm việc hiệu quả nhất khi công việc gần hết hạn
Tìm cách tránh né cam kết nếu nó ảnh hưởng đến sự linh động, sự tự do và da đạng của bản thân

Có tất cả 16 loại tính cách theo phân loại MBTI bao gồm :

972016_1396333123913932_1259798906_n.jpg


Tìm hiểu cụ thể đặc trưng của mỗi loại trong 16 loại tính cách tại đây :

https://www.personalitypage.com/high-level.html

https://www.myersbriggs.org/my-mbti-p...mbti-types.asp

https://www.socionics.com/prof/prof.htm

https://www.truity.com/view/types

https://www.keirsey.com/personalityzone/index.asp

16 types được tạo ra trên nền tảng 8 fuctions : Ni, Ne, Ti, Te, Fi, Fe, Si, Se

Cách ghi nhớ dễ dàng 8 functions của tất cả 16 types MBTI :

Mỗi loại tính cách được ký hiệu bằng 4 ký tự nhưng về bản chất thì nó bao gồm 8 chức năng ( trong đó có 4 chức năng chính và 4 chức năng bóng shadow functions )

4 chức năng chính bao gồm : chức năng chi phối - Dominant (mạnh nhất), chức năng bổ trợ - Auxiliary , chức năng thứ 3 - Tertiary và chức năng yếu kém - Inferior

Ví dụ : đối với INTJ thì chức năng chi phối (1) là Ni, chức năng bổ trợ (2) là Te, chức năng thứ 3 (3) là Fi, chức năng yếu kém (4) là Se

Cách ghi nhớ :
Ký hiệu mỗi chức năng gồm 2 phần : đầu N/T/F/S và đuôi e/i
Đuôi : Đuôi của chức năng (1) và (3) luôn là ký tự đầu tiên của tính cách , đuôi của chức năng (2) và (4) thì đảo ngược lại . Ví dụ : ESTP có (1) và (3) là Se và Fe, còn (2) và (4) là Ti và Ni
Đầu :
- Đối với IJ và EP thì đầu của (1) luôn là ký tự thứ 2, đầu của (2) luôn là ký tự thứ 3
- Đối với IP và EJ thì ngượi lại , đầu của (1) luôn là ký tự thứ 3, đầu của (2) luôn là ký tự thứ 2
(tất nhiên type của bạn phải nằm ở 1 trong 2 trường hợp trên nên ghi nhớ cái này không có gì là khó khăn)
Ví dụ :
INFJ là IJ, vì vậy có (1) là Ni và (2) là Fe
ESTP là EP, vì vậy có (1) là Se và (2) là Ti
INTP là IP, vì vậy có (1) là Ti và (2) là Ne

Từ (1) và (2) ta dễ dàng xác định (3) và (4) :
(3) ngược lại với (2) và (4) ngược lại với (1) cả đầu và đuôi
Ví dụ : ESFP có (1) là Se suy ra (4) là Ni, đồng thời có (2) là Fi suy ra (3) là Te
như vậy ta được 4 chức năng chính của ESFP là Se > Fi > Te > Ni

Xác định 4 chức năng Shadow từ 4 chức năng chính bằng cách lặp lại đầu và đảo đuôi
Ví dụ : ISTJ có 4 chức năng chính là : Si > Te > Fi > Ne suy ra 4 chức năng shadow là Se > Ti > Fe > Ni


Nắm được các quy tắc đơn giản này thì chỉ cần nhìn vào 1 type MBTI bất kỳ bạn có thể nói ra ngay 8 chức năng của nó mà không cần phải ghi nhớ hay học thuộc

Định nghĩa đơn giản về 8 chức năng nhận thức :

Ni : Cố gắng nhận thức tương lai, khả năng xảy ra và ý nghĩa nằm ẩn bên trong sự vật mà không cần dữ liệu bên ngoài, hình dung sự biến đổi của sự vật theo thời gian. Ni tập trung vào "những gì sẽ là"

Ne : Hình dung ra tất cả các khả năng ( cho dù nó vô lý hay có khả năng trở thành hiện thực), các mối quan hệ giữa sự vật hiện tượng (thường là bất động trong thời gian) . Ne tập trung vào "những gì có thể là"

Si : Sử dụng kinh nghiệm quá khứ để giải quyết các tình huống cụ thể trong hiện tại, tìm kiếm thông tin chi tiết và liên kết chúng với những gì đã được biết. Si liên quan đến trí nhớ dài hạn và tập trung vào "những gì đã là"

Se : Sử dụng 5 giác quan để ngay lập tức nhận thức bối cảnh và môi trường xung quanh và phản ứng với chúng, nhìn thấy những thay đổi và cơ hội cho hành động. Se tập trung vào "những gì đang là"

Ti : Tìm kiếm, phân tích, phân loại, đánh giá các nguyên tắc, tư duy dựa trên các khuôn khổ và mô hình đồng thời kiểm tra sự không thống nhất, không phù hợp

Te: Có thứ tự, áp dụng logic, hệ thống, cơ cấu để đạt hiệu quả, giám sát sự phù hợp giữa các thông số và tiêu chuẩn, thiết lập các ranh giới, hướng dẫn, quyết định một cái gì đó có làm việc hay không

Fi : Xem xét tầm quan trọng và giá trị, căn cứ vào giá trị cá nhân mạnh mẽ và quyết định liệu một điều gì đó có ý nghĩa hay không

Fe : Tìm kiếm sự hòa hợp và tuân thủ cấu trúc xã hội, đáp ứng nhu cầu và tôn vinh các giá trị của người khác, của nhóm, tổ chức


Ví dụ sinh động về 8 chức năng qua việc "Xây dựng hàng rào" :
Ne - Tôi muốn thiết kế hàng rào.

Ni - Tại sao họ muốn làm hàng rào này ? Đây có phải là việc cần thiết??

Se - Tôi muốn trang trí hàng rào và chắc chắn rằng nó trông phong cách và hấp dẫn

Si - Tôi sẽ quan tâm xem xét các hướng dẫn và đảm bảo rằng chúng tôi thực hiện theo hướng dẫn

Te - Làm điều này có hiệu quả không ? Liệu hàng rào này có thể sử dụng được ?

Ti - Tôi muốn phân tích cấu trúc và vị trí của hàng rào.

Fe - Nó ảnh hưởng đến các khu phố như thế nào, và những người hàng xóm sẽ nghĩ gì?

Fi - Tôi muốn nó trở thành hàng rào đặc biệt của tôi mà tôi có thể chia sẻ và khoe nó với những người khác hàng ngày

Những cái nhất của mỗi loại tính cách :

ESTJ : Độc đoán nhất, cứng đầu nhất
ISTJ : Thực tế nhất, có trách nhiệm nhất
ESFJ : Có ý thức xã hội nhất, cư xử tốt nhất
ISFJ : Trung thành nhất


ESTP : Hoạt động thể chất tốt nhất, cảnh giác nhất
ISTP : Sống sót sau thiên tai tốt nhất, sửa chữa tốt nhất
ESFP : Thư giãn nhất, vui vẻ nhất
ISFP : Tử tế nhất, nghệ thuật nhất


ENFJ : Ngoại giao tốt nhất, lôi cuốn nhất
INFJ : Đạo đức nhất, tâm linh nhất
ENFP : Nhiệt tình nhất
INFP : Lý tưởng nhất


ENTJ : Lãnh đạo tốt nhất, kiếm tiền tốt nhất
INTJ : Thông minh tổng thể nhất, chung thủy nhất
ENTP : Sáng tạo nhất
INTP : Hợp lý nhất

Nếu bạn muốn kiểm tra MBTI của bản thân mình, sau đây là một số trang web để làm test miễn phí :

https://similarminds.com/indirect.html (60 questions)

hoặc : https://similarminds.com/pref_jung.html (144 questions)

hoặc : https://www.humanmetrics.com/cgi-win/JTypes2.asp (72 questions)


3. Sử dụng bệnh tâm thần làm công cụ sáng tạo nhân vật :

Bệnh tâm thần ? Đúng vậy! Tôi không đùa giỡn và bạn cũng không nhìn lầm. Thật ra tất cả những người bình thường chúng ta đều ít hay nhiều bị bệnh tâm thần ở một mức độ nào đó, chỉ có điều chưa đến mức phải đi nhà thương điên.

Bạn chỉ cần tìm hiểu đặc tính của mỗi loại bệnh tâm thần, sau đó làm giảm nhẹ nó đi đến một mức độ mà bạn cảm thấy phù hợp (tất nhiên, mục đích của chúng ta là tạo ra một nhân vật có cá tính chứ không phải một nhân vật bị bệnh tâm thần, còn nếu muốn tạo nhân vật tâm thần thì đó là quyền tự do của bạn, vậy thì cứ để nguyên không cần phải làm giảm nhẹ)

Sau đây là một danh sách bài viết khá đầy đủ về các bệnh tâm thần, có hàng trăm loại để bạn có thể tự do mắc phải ..., à nhầm, để bạn có thể tự do lựa chọn sử dụng làm nguyên liệu sáng tạo nhân vật :

https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_mental_disorders

Còn bây giờ là một vài loại đặc trưng nhất :

Rối loạn lưỡng cực (Bipolar Disorder) :
Là một bệnh tâm lí được đặc trưng bởi sự luân phiên cực kì nhanh (trong một số trường hợp là chậm hoặc rất chậm) của 2 pha : hưng phấn và trầm cảm. Trầm cảm được đặc trưng bởi cảm giác: tuyệt vọng, lười, giảm quan tâm đến các hoạt động hàng ngày, buồn chán, có khuynh hướng tự sát. Hưng phấn được đặc trưng bởi: Hoạt động thái quá đến mức kiệt sức, lạc quan quá mức, nói nhiều, tâm trạng cực kỳ vui vẻ phấn khích, hay gây sự và có những hành vi bạo lực.

Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (OCPD)
Có đặc tính là sự quan tâm quá mức tới những chi tiết, quy tắc, sắp xếp trật tự và hoàn hảo. Mặt khác lại rất sợ phạm sai lầm, hay nghiền ngẫm và thích lý luận suông, hệ quả là không dám làm và hay lưỡng lự. Về cảm xúc thường đè nén, trở ngại trong giao tiếp, thiếu khôi hài, cởi mở. Khi thương lượng với người khác thường cứng nhắc. Dễ trở nên cáu giận trong những tình huống vượt ngoài tầm kiểm soát.

Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD)
Khó kiểm soát cảm xúc , mối quan hệ xã hội ở tình trạng không ổn định, tự huyễn hoặc bản thân, dễ rơi vào trạng thái cô đơn, tiêu cực hoặc trầm cảm, đôi khi có hành vi nguy hiểm hoặc làm tổn thương chính mình về thể xác và tâm lý. Bệnh khó xác định do đây là tập hợp nhiều trạng thái và hành vi của đối tượng có cách sống, cách cư xử và cách phản ứng hoàn toàn khác biệt với người thường, nhưng lại không đủ các triệu chứng của một bệnh lý tâm thần đặc trưng.

Rối loạn nhân cách kịch tính (HPD)
Có xu hướng tìm kiếm sự chú ý, tự coi mình là cái rốn vũ trụ và muốn nổi tiếng. Biểu hiện bao gồm trạng thái cảm xúc quá khích, muốn được người khác chú ý và có các hành vi không phù hợp quyến rũ người khác dù vô tình hay có chủ đích. Người mắc chứng bệnh này thường hoạt bát, tính cách hơi kịch, hay tán tỉnh và nhanh nhẩu. Tỉ lệ mắc là nữ cao hơn nam.

Rối loạn đa nhân cách (DID)
Có quá nhiều nhân cách được sinh ra trong một cơ thể nhằm bảo vệ bản thân khỏi bị tổn thương; có hai hoặc nhiều hơn nhân cách nổi bật, dễ mắc chứng mất trí nhớ ở mức nghiêm trọng hơn là sự đãng trí thông thường. Đây được coi là sự phân ly hoặc tách biệt nhân cách nhằm đối phó với căng thẳng tâm lý và cảm xúc cực độ.

Rối loạn nhân cách yêu mình thái quá (NPD)
Trạng thái không bình thường ở nhân cách, có biểu hiện qua ảo tưởng và hành vi tự cao tự đại, khát vọng được người khác ngưỡng mộ, tham vọng thành công chói sáng trong mọi lãnh vực và thiếu sự đồng cảm với người khác, đồng thời cũng dễ sinh ghen tị với người xung quanh mình. Rối loạn nhân cách này gắn liền với tính vị kỷ, coi trọng cái tôi cá nhân.

Rối loạn tăng động giảm tập trung (ADHD)
Bệnh thường gặp ở trẻ em và là một trong những rối loạn phát triển thường thấy. Những hành vi hiếu động quá mức đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý. Gây ảnh hưởng tới khả năng học tập và gây khó khăn trong quan hệ với mọi người. Đãng trí, dễ bị phân tâm, không chú ý nhiều vào các chi tiết hoặc phạm lỗi do bất cẩn. Đi kèm là chứng tăng động, nói quá nhiều, luôn di chuyển và không thể ngồi yên cùng sự bồng bột trong lời nói và hành động.

Rối loạn nhân cách hoang tưởng (PPD)
Không có sự tin cậy và nghi ngờ mọi người xung quanh, đa nghi tới mức nghĩ mọi người xung quanh đang có mưu tính gì và thậm chí là mờ ám với mình. Tính cách cứng nhắc độc đoán và không thể tự đánh giá bản thân, phát triển cái tôi một cách quá mức, không có lòng khoan dung và coi thường người khác.

Rối loạn nhân cách tránh né (AvPD)
Có đặc điểm chung là sự ức chế về mặt xã hội, tự đánh giá thấp bản thân và rất nhạy cảm đối với phán xét không thuận lợi của người khác đối với mình. Người bệnh nghèo nàn trong các mối quan hệ, họ thường chỉ có vài người bạn, ít tham gia vào các hoạt động chung. Ngần ngại trong bộc lộ cảm xúc và tình cảm với người khác, dè dặt trong mọi vấn đề và tránh mọi giao tiếp trong quan hệ cá nhân và tránh né các hoạt động mới vì sợ rơi vào tình trạng lúng túng.

Rối loạn tâm thần chống đối xã hội (Antisocial Disorder)
Thường có xu hướng phá hoại, không tuân thủ luật lệ và pháp luật hay các quy tắc đạo đức xã hôi, hay phớt lờ quyền, nguyện vọng và cảm xúc của người khác, có xu hướng bạo lực. Những người mắc bệnh này không bao giờ cảm thấy hối hận hay có cảm giác tội lỗi về bất cứ hành động nào của mình.


4. Sử dụng nguyên mẫu người thật làm công cụ sáng tạo nhân vật :

Không có gì thực tế bằng những người sống xung quanh bạn. Thay vì cố vắt óc tưởng tưởng ra một nhân vật nào đó, bạn có thể sử dụng đặc tính nhân cách của những người thân trong gia đình (cha mẹ, anh chị em, vợ chồng, con cái ...), những người bạn thân thiết của bạn, đồng nghiệp hay thậm chí là kẻ thù truyền kiếp để xây dựng nhân vật.

Tốt nhất không nên lấy hình mẫu từ các nhân vật phim ảnh, tiểu thuyết khác hoặc từ những người nổi tiếng vì các lý do sau :
- Bạn không thể hiểu rõ những người đó bằng những con người cụ thể xung quanh bạn.
- Những mẫu tính cách đó quá nổi tiếng, do đó ai cũng biết và vì vậy nó trở thành phổ biến trong tâm trí độc giả, nếu bạn viết ra nhân vật của mình dựa trên những hình mẫu đó thì sẽ mất đi sự bất ngờ và thú vị.
 
20 nguyên tắc khi viết truyện trinh thám - Van Dine

1. Độc giả và thám tử cần có cơ hôi ngang nhau trong việc giải quyết bí ẩn. Tất cả các manh mối phải được tuyên bố và miêu tả rõ ràng.

2. Tác giả không có quyền sử dụng những mánh khóe và những mưu mô đối với độc giả khác hơn với những gì mà chính thủ phạm sử dụng đối với thám tử.

3. Tiểu thuyết trinh thám thực sự cần phải được miễn mọi tình tiết về yêu đương. Đưa tình yêu vào đó, thực tế, sẽ làm xáo trộn cơ chế của vấn đề mang tính trí tuệ thuần túy.

4. Bản thân thám tử, hoặc một trong số các điều tra viên chính thức, không bao giờ lại biến thành kẻ tội phạm. Đây là một trò lừa đảo lộ liễu rẻ tiền ngang với việc đề nghị một ai đó đổi một xu rách lấy một đồng năm đô la bằng vàng. Đó là những trò giả vờ vô giá trị.

5. Thủ phạm cần phải được xác định thông qua hàng loạt những suy luận lôgic chứ không phải thông qua sự tình cờ, sự ngẫu nhiên hoặc qua sự thú tội tự phát.

6. Tiêu thuyết trinh thám bắt buộc phải có một thám tử. Và một thám tử sẽ không phải là một thám tử nếu anh ta không phá án. Nhiệm vụ của anh ta là tập hợp các manh mối cuối cùng sẽ dẫn tới người đã tham gia vào hoạt động mờ ám trong chương đầu tiên của cuốn sách.

7. Phải xuất hiện một thi thể trong một tiểu thuyết trinh thám, và thi thể đó là xác chết đã lâu [không còn manh mối] thì càng tốt. Bắt phải đọc đến ba trăm trang tiểu thuyết trinh thám mà không đưa ra một kẻ giết người nào là một đòi hỏi quá đáng đối với độc giả tiểu thuyết trinh thám. Dẫu sao, sự tiêu hao năng lượng của độc giả cũng cần phải được đền đáp.

8. Vấn đề trinh thám lại phải được giải quyết với sự trợ giúp của các phương tiện hiện thực một cách nghiêm ngặt.

9. Trong một cuốn tiểu thuyết trinh thám xứng đáng với cái tên gọi của nó, chỉ cần có duy nhất một viên thám tử. Tập hợp trí thông minh của ba hay bốn, hoặc đôi khi là một nhóm các thám tử để giải quyết một vấn đề, không chỉ làm phân tán mối quan tâm và phá vỡ sợi dây suy luận logic trực tiếp, mà còn là một sự lợi dụng độc giả. Nếu có hơn một thám tử, độc giả sẽ không biết ai là người cùng suy luận với anh ta. Điều đó giống như là việc bắt độc giả phải tham gia chạy một cuộc đua với một đội hình chạy tiếp sức.

10. Kẻ phạm tội bao giờ cũng phải là một người đóng một vai trò ít hay nhiều quan trọng trong câu chuyện, nghĩa là một người nào đó mà độc giả đã biết và gây hứng thú cho họ. Nếu đó là một nhân vật mới được đưa vào hoặc đã đóng một vai trò trong câu chuyện song lại hoàn toàn mờ nhạt, thì về phía tác giả, ở vào chương cuối, anh ta bắt buộc phải thừa nhận sự thiếu năng lực của mình trong việc đọ sức với độc giả.

11. Tác giả không bao giờ được chọn kẻ thủ ác trong những người giúp việc, như thằng hầu, đứa đầy tớ, người đầu bếp hoặc đại loại thế. Có một lí lẽ bác bỏ ở đó về nguồn gốc, bởi đây là một giải pháp quá ư dễ dãi. Kẻ phạm tội cần phải là một ai đó đáng tầm.

12. Chỉ cần có một kẻ phạm tội duy nhất trong đó thôi. Bất kể là có nhiều hung thủ tham gia tội ác. Dĩ nhiên, thủ phạm có thể có một sự giúp đỡ phụ trợ hoặc kẻ đồng loã nào đó; nhưng toàn bộ trách nhiệm phải được đặt lên một đôi vai: toàn bộ sự căm phẫn của độc giả phải được tập trung vào một tâm hồn đen tối duy nhất.

13. Giới xã hội đen, giới mafia chẳng hạn, không có chỗ trong tiểu thuyết trinh thám. Tác giả động đến đó là sẽ rơi vào lĩnh vực của tiểu thuyết phiêu lưu hoặc tiểu thuyết phản gián.

14. Phương thức mà tội ác được thực hiện và các phương tiện dẫn dắt tới việc khám phá ra kẻ phạm tội phải có tính chất suy lí và khoa học. Điều đó có nghĩa là, giả khoa học và những thủ pháp có tính chất tư biện và tưởng tượng thuần tuý không được dung chứa trong tiểu thuyết trinh thám (roman policier).

15. Sự thật của vụ việc phải luôn luôn rõ ràng, miễn là độc giả đủ khôn ngoan để nhìn thấy nó. Qua đó tôi muốn nói rằng nếu độc giả, sau khi biết được điều giải thích về tội ác, hẳn sẽ đọc lại cuốn sách, anh ta sẽ thấy rằng theo một nghĩa nào đó, giải pháp sờ sờ ra trước mặt anh ta, rằng tất cả các manh mối đều thực sự nhằm hướng tới tên tội phạm; và rằng, nếu anh ta thông minh như thám tử, bản thân anh ta sẽ có thể giải quyết được được bí ẩn mà chẳng cần phải đi tới tận chương cuối. Chính điều đó khiến độc giả thông minh do vậy thương giải quyết vấn đề mà chẳng cần nói lên lời nào

Qua đó tôi muốn nói rằng nếu độc giả đọc lại cuốn sách mà sự bí ẩn đã một lần được khám phá, thì anh ta sẽ thấy rằng, việc giải quyết ngay từ đầu đã quá rõ ràng, mọi dấu hiệu cho phép kết luận về nhân dạng của kẻ phạm tội và, nếu anh ta cũng tinh tế như chính thám tử, anh ta đã có thể nhìn thấu bí mật ngay mà không cần phải đọc đến tận chương cuối cùng. Sẽ không cần phải nói rằng điều đó xảy ra rất thường xuyên và tôi sẽ khẳng định rằng không thể giữ bí mật đến tận cùng và trước mọi độc giả giải pháp của một cuốn tiểu thuyết trinh thám hấp dẫn và trung thực đã được xây dựng. Sẽ luôn luôn có một số lượng nào đó độc giả cũng tỏ ra minh mẫn như nhà văn.... Chính ở đó, một cách rõ ràng, mà giá trị của Trò chơi tồn tại.

16. Trong một cuốn tiểu thuyết trinh thám, không cần thiết phải có những trường đoạn miêu tả dài, Cũng như không cần phải có những sự vẽ vời những chi tiết phụ, chẳng cần những phân tích nhân vật được thực hiện một cách tinh tế, chẳng cần những bận tâm về “bầu khí quyển” cho câu chuyện. Những phương thức như vậy chẳng có vị trí đáng kể trong một bản ghi chép về tội ác và sư suy luận. Chúng sẽ làm chậm lại hành động và làm loãng sự chú ý, rẽ hướng độc giả khỏi mục đích chính gồm việc đặt ra một vấn đề, phân tích nó, tìm ra giải pháp thỏa mãn cho anh ta.

17. Một tên tội phạm chuyên nghiệp không nên gánh tội ác trong một truyện trinh thám. Những tội ác được thực hiện bởi những tên trộm hoặc bọn cướp là nơi giải quyết của các sở cảnh sát, không phải là nhiệm vụ của các tác giả và các thám tử nghiệp dư thông minh. Một tội ác thực sự hấp dẫn là một tội ác được thực hiện bởi một nhân vật cột trụ của một nhà thờ, hoặc một cô phụ được biết đến bởi các hoạt động từ thiện của bà ta. Những hành động xấu của bọn trộm cướp và của các băng đảng thuộc phạm vi của cảnh sát mà không phải là phạm vi của các tác giả và ít nhiều của các thám tử nghiệp dư tài ba. Những tội ác tương tự tạo ra sự vô vị thuộc đường phố của các sở cảnh sát, trong khi mà một tội ác đã phạm bởi một kẻ hay la cà ở nhà thờ hoặc bởi một bà già đã được biết đến vì lòng kính Chúa thương người, thì lại thực sự quyến rũ.

18. Những gì được trình bày như một tội ác thì không thể, vào cuối cuốn tiểu thuyết, lại được phát lộ ra như một ngẫu nhiên hay một vụ tự tử. Kết thúc một cuộc điều tra dài bằng một cảm giác hụt hẫng là sự lừa bịp đối với độc giả trung thành và tốt bụng không thể tha thứ được.

19. Nguyên nhân của tội ác cần phải luôn luôn tuyệt đối thuộc về cá nhân. Những âm mưu mang tính chất quốc tế và những mưu mô của nền chính trị lớn phải dành cho loại tiểu thuyết phản gián. Ngược lại, tiểu thuyết trinh thám cần phải được dẫn dắt bởi một phong cách, có thể nói là “thoải mái”( ). Cần phải phản ánh những kinh nghiệm và những mối bận tâm hằng ngày của độc giả, tất cả cho việc cống hiến một lối thoát nào đó cho những cảm hứng hoặc cho những mối xúc cảm bị dồn nén của họ.

20. Cuối cùng (để cấp cho cái tín điều của tôi một con số chẵn hai mươi mục) tôi liệt kê ra đây bản danh sách các mẹo / thủ pháp mà các nhà văn viết truyện trinh thám tự trọng không nên vận dụng. Các thủ pháp này đã được sử dụng quá thường xuyên, và quá quen thuộc với những độc giả ưa thích thể loại truyện tội ác. Sử dụng chúng là thú nhận về sự thiếu khả năng và thiếu tính sáng tạo của nhà văn.

a. Sự phát hiện ra nhân dạng của kẻ phạm tội trong việc so sánh đầu mẩu thuốc lá đã tìm thấy ở nơi xảy ra tội ác với đầu mẩu thuốc mà kẻ khả nghi hút.

b. Tấn kịch mang tính chất thông linh giả trá mà theo đó, kẻ phạm tội, bị xâm chiếm bởi nỗi khiếp sợ, đã bị tố giác.

c. Những dấu vân tay giả.

d. Sự ngoại phạm được tạo ra theo cung cách của một kẻ nhu nhược.

e. Chó không sủa, cũng chỉ ra rằng kẻ vào đó là một người thân quen.

f. Kẻ phạm tội là anh em sinh đôi với kẻ bị tình nghi hoặc một người bà con giống với hắn khiến cho ở đây bị hiểu lầm.

g. Chiếc xơ ranh tiêm và những giọt thuốc giết người.

h. Món tiền hoa hồng trong vụ án mạng được đặt trong một căn phòng khoá kín, mà cảnh sát đã khám phá ra khi họ phá cửa được để vào bên trong.

i. Sự liên tưởng về mặt từ ngữ liên hệ tới tội ác.

j. Mật mã, hay là con chữ được mã hoá, cái cuối cùng sẽ được nhà thám tử khám phá.
 
Kinh nghiệm viết - Bài viết của Shevaanh

Điều đầu tiên.: Khi trong óc nảy ra một ý tưởng, sẽ thật tốt nếu bạn chủ động ghi nhớ hay sắp xếp chúng lại, tốt nhất là ghi vào một cuốn sổ nhỏ, biết đâu sau này dùng tới thì sao? Ghi ngay lại kẻo quên.

Nếu bạn không kìm được mà “ hiện thực hóa” cái ý tưởng đó trên world/trang giấy, thì tốt nhất là nên cất chúng vào ngăn kéo, chờ đến ngày mai, ngày kia, thậm chí là tháng sau, năm sau, khi tâm trạng bình ổn lôi ra đọc thì tốt hơn. Những khi cảm xúc lấn át lý trí bạn sẽ chẳng bao giờ phát hiện ra cái sai của mình đâu. Làm vậy để không ngượng ngùng khi đọc những thứ do chính mình viết ra.

Thậm chí, nếu mục tiêu đặt ra là cao, tốt nhất là bạn nên viết hoàn bộ truyện trước khi mang nó đi “ chào hàng”.

Điều thứ hai:

Trong một tác phẩm, mình đặt nặng giá trị nội dung và thông điệp truyền tải lên trên hết. Một tác phẩm dù chải chuốt kỹ thế nào, văn phong hoa mỹ uyển chuyển đến mấy mà nội dung không có điểm nhấn hoặc chẳng để lại gì trong óc người đọc thì cũng là một thất bại. Tất nhiên, cho dù nội dung và thông điệp mà bạn muốn truyền tải có hay đến mấy mà văn phong lủng củng, thô kệch thì cũng chẳng làm nên trò trống gì, bởi có mấy ai buồn đọc tới chương thứ hai đâu? Tất nhiên là ngoài bạn ra.

Điều thứ ba : đôi điều về hành văn.

Mình không lạm bàn về cái này nhiều( biết gì đâu mà nói, hehe)

-Có những đoạn hội thoại cần viết theo văn nói, song nhiều đoạn ta nên “ gọt” để nó có chất thơ hơn.(Mặc dù những thứ này đúng là chỉ thấy trên phim ảnh vs truyện.)Điều này tùy cách nhìn và phong cách mỗi người.

-Bỏ những đoạn văn rườm rà đúng lúc, đúng chỗ. Đơn cử như không nhất thiết phải thêm một câu tả ngay sau câu hội thoại, trừ phi cần miêu tả tâm lý nhân vật hoặc sự biến đổi/ góc ngoặt trong hội thoại/truyện. Bởi nếu lạm dụng nó thì chẳng khác nào câu chữ.

Ví dụ: - Cậu vừa đi đâu về đấy? Tom nhìn Hanks hỏi.( bỏ)

Tóm lại, theo mình, hành văn hay văn phong mặc dù cần thiết nhưng cũng chỉ là thứ yếu. Thứ này có thể trui rèn theo thời gian, khi ta đọc nhiều hơn, “ gõ chữ” nhiều hơn. Tất nhiên, muốn phá cách, nổi bật hơn hẳn như nhạc Trịnh giữa muôn loại nhạc thì lại là chuyện khác.

Điều thứ bốn: Tư liệu là vấn đề sống còn. Nếu bạn đi nhiều, hiểu biết rộng thì không nói, còn với những người trẻ tuổi, chưa từng trải hoặc hạn chế về mặt này như mình thì tư liệu chính là cứu cánh. Tất nhiên, cái này chẳng thể nào so sánh với vốn sống của một người từng trải, đi nhiều, hiểu rộng.

Nhưng về già thì chắc gì đã… muốn “ gõ chữ” nữa? Thôi thì đến đâu hay đến đấy vậy.

Không đi nhiều thì đọc nhiều, học nhiều vậy. Vốn sống là số một. Nội dung/ý tưởng đứng thứ hai. Văn phong là thứ yếu.

Điều thứ năm: viết ngắn thôi, giờ chẳng ai có time mà đọc hết cả bài loằng ngoằng đâu
100.gif
.
 
3 khía cạnh của nhân vật : tâm tư, hành vi, ẩn hành

Bài viết rất ngắn, sẽ phát triển sau.

Tâm tư : bao gồm suy nghĩ, cảm xúc, mưu toan, kế hoạch và trạng thái tinh thần thật sự của nhân vật.

Hành vi : những hành động cố ý thể hiện ra cho người khác thấy, thường không tạo nên kết quả gì quan trọng.

Ẩn hành : những hành động thật sự hướng tới mục tiêu và tạo ra kết quả quan trọng, được che giấu cẩn thận.

Ví dụ :
Nhân vật 1 : Tâm tư hung hãn, hành vi ôn hòa, ẩn hành quyết đoán.

Nhân vật 2 : Tâm tư lạnh băng, hành vi nồng ấm, ẩn hành dứt khoát.

Không phải nhân vật nào cũng có đầy đủ 3 khía cạnh này, có những nhân vật tính cách đơn giản thì tâm tư, hành vi và ân hành gần như trùng khít lên nhau, với một số nhân vật thì ẩn hành chính là hành vi do đó hành vi là thể hiện thực tâm chứ không phải cố ý thể hiện ra và ẩn hành đã trở thành hành vi(thể hiện ra) nên coi như không còn ẩn hành(ẩn) nữa.
 
NHỮNG Ý TƯỞNG VÀ CỐT TRUYỆN QUÁ NHÀM (QUÁ THƯỜNG)

Nguồn : strangehorizons.com
Dịch : Diệt Ái Vô Tâm Miêu


Đây không phải là một danh sách kinh điển của những câu chuyện tệ hại hay sáo rỗng. Đây là một danh sách những cốt truyện và ý tưởng mà chúng ta đã thấy quá thường xuyên.

Những câu chuyện như vậy gần như giống hệt với những câu chuyện khác mà chúng tôi đã nhìn thấy. Nếu câu chuyện của bạn bao gồm một hoặc nhiều mục trong danh sách này, có lẽ bạn nên suy nghĩ lại về những cốt truyện và ý tưởng đó.

Và sau đây là danh sách :

1.Một người đang (nghĩa bóng) ở điểm A, muốn tới điểm B. Anh ta nhìn vào điểm B, nói: "Tôi muốn ở điểm B." Nhân vật đi đến điểm B, gặp phải những trở ngại và khó khăn chẳng mấy ý nghĩa. Và kết thúc. (Còn gọi là cốt truyện tuyến tính.)

2.Người sáng tạo đang gặp khó khăn với vấn đề sáng tạo.
a.Nhà văn đang bí ý tưởng.
b.Họa sĩ dường như không thể vẽ ra bất cứ thứ gì hay ho.
c.Nhà điêu khắc dường như không thể tạc ra bất cứ thứ gì tốt.
d.Công việc sáng tạo của người sáng tạo bị phỉ báng bởi những nhà phê bình.

3.Nhân vật du hành tới 1 hành tinh xa lạ nhưng lại không tuân thủ các quy tắc, truyền thống, luật lệ ở đây và kết quả là anh ta bị trừng phạt.

4.Những điều kỳ lạ xảy ra, nhưng hóa ra chúng không phải thực tế.
a.Cuối cùng, hóa ra nó là một giấc mơ.
b.Cuối cùng, hóa ra nó chỉ đang ở trong thực tế ảo.
c.Cuối cùng, hóa ra nhân vật chính bị điên.
d.Cuối cùng, hóa ra nhân vật chính đang viết một cuốn tiểu thuyết và những sự kiện chúng ta đã nhìn thấy thực ra là một phần của cuốn tiểu thuyết.

5.Công nghệ và/hoặc cuộc sống hiện đại thì vô hồn. [Lời người dịch : cái nhảm nhí tào lao gì thế này?]
a.Cuộc sống văn phòng thì vô hồn, theo nghĩa đen hay nghĩa bóng.
b.Tất cả các công nghệ được chứng minh là vô hồn, ngược lại, bất cứ điều gì "tự nhiên" được định nghĩa là tốt. Ví dụ, sống trong một môi trường kiểm soát thời tiết là xấu, bởi vì đó là nhân tạo, trong khi chết vì viêm phổi là tốt, bởi vì đó là tự nhiên.
c.Tương lai được coi là hoàn hảo, nhưng sự hoàn hảo hóa ra là nhàm chán và trì trệ và vô hồn, hóa ra sự không hoàn hảo và đau khổ mới thực sự là tốt.
d.Trong tương lai, tất cả quá trình học tập đều vô hồn, cho đến khi đứa trẻ được tiếp xúc với trí tuệ cổ xưa trong hình thức của một cuốn sách.

6.Nhân vật chính là một người xấu. [Chúng tôi không phản đối việc này trong một câu chuyện, chúng tôi chỉ phản đối nó là điểm chính của cốt truyện.]
a.Người xấu tuyên bố rằng họ đáng nhận được thứ mà họ "xứng đáng", và kết thúc là một cái gì đó tồi tệ.
b.Kẻ khủng bố (đặc biệt là Osama bin Laden) phát hiện ra rằng những điều khủng khiếp xảy ra với họ trong thế giới bên kia (hoặc chẳng có gì xấu xảy ra).
c.Nhân vật chính được miêu tả như một thứ thực sự khủng khiếp, nhưng vai diễn này chỉ đơn thuần là một thiết lập cho đoạn kết, trong đó họ nhìn thấy sai lầm của mình và hối cải. (Nhưng chẳng ai đủ kiên nhẫn để đọc tới đoạn kết để xem nhân vật cải tà quy chính như thế nào)

7.Một nơi nào đó được mô tả, không có cốt truyện hay nhân vật.

8.Một kết thúc bất ngờ một cách vô lý hoặc nhảm nhí
a.Hành động của các nhân vật được mô tả nhằm đánh lừa người đọc rằng họ là con người, nhưng cuối cùng hóa ra họ không phải là con người.
b.Sinh vật được mô tả là "sâu bọ" hay "quái vật", nhưng cuối cùng hóa ra họ là con người.
c.Tác giả che giấu một số phần thiết yếu của thông tin mà nó sẽ rõ ràng nếu người đọc đã có mặt tại hiện trường, và sau đó đột nhiên tiết lộ thông tin đó vào phần cuối của câu chuyện. [Điều này có thể tạo ra hiệu ứng tốt, nhưng rất hiếm]
d.Một người đang trôi nổi trong một khoảng trống vô hình, cuối cùng, anh ta được sinh ra.
e.Nhân vật sử dụng du hành thời gian nhằm đạt được một số kết quả cụ thể, nhưng cuối cùng một cái gì đó bất ngờ xảy ra và cản trở kế hoạch của anh ta.
f.Mục đích chính của câu chuyện là để tác giả nói với người đọc một cách ẩn dụ : "Ha ha, tao lừa mày đấy! Mày nghĩ một điều nào đó sẽ xảy ra, nhưng nó thực ra lại là một cái khác! Mày ngu quá!"
g.Một sự kiện với một cái tên bí ẩn sắp xảy ra, nhưng bản chất của các sự kiện không được tiết lộ cho đến khi kết thúc câu chuyện, hóa ra nó liên quan đến cái chết hay một thứ khó chịu nào đó. [Chúng tôi đã quá nhàm chán với những thứ nhảm nhí như thế này]
h.Nhân vật suy đoán (thường là nói đùa): "Nếu X là bản chất thật của vũ trụ?" (Ví dụ: "Nếu vũ trụ chỉ là một sự mô phỏng"). Cuối cùng, một cái gì đó xảy ra mà ngụ ý/chứng minh rằng X là sự thật.
Các nhân vật trong câu chuyện (thường là trong tương lai xa và/hoặc trên một hành tinh xa lạ) sử dụng cụm từ được phát âm chệch đi hoặc các biến thể của các từ hoặc cụm từ tiếng Anh hiện đại, chẳng hạn như "Hyoo Manz" hoặc "Pleja Legions",cuối cùng, một kết thúc bất ngờ tiết lộ rằng có một kết nối với những người nói tiếng Anh ở thế kỷ 20 hay 21

9.Ai đó gọi hỗ trợ kỹ thuật; một thứ lập dị xảy ra.
a.Ai đó gọi hỗ trợ kỹ thuật cho một món đồ ma thuật.
b.Ai đó gọi hỗ trợ kỹ thuật cho một phần của công nghệ tiên tiến.

10.Nhà khoa học sử dụng bản thân mình như vật thí nghiệm.

11.Bác sĩ tàn ác thí nghiệm trên bệnh nhân

12.Trong tương lai, tội phạm bị trừng phạt nghiêm khắc hơn nhiều so với hiện nay.
a.Trong tương lai, hình phạt luôn luôn phù hợp với tội phạm.
b.Tác giả dường như không biết gì về việc sửa đổi hiến pháp Mỹ cấm hình phạt dã man và khác thường, và vì vậy mặc nhiên cho rằng trong tương lai, sự trừng phạt của Mỹ sẽ tàn nhẫn hơn trong một số cách khác thường.

13.Nhân vật chính nhận được lời khuyên khôn ngoan và thần bí từ một thổ dân bản địa.

14.Câu chuyện dựa vào toàn bộ hoặc một phần trò chơi D & D và thế giới D & D.

15.Người ngoài trái đất hoặc AI(trí tuệ nhân tạo) thông thạo tiếng Anh và hoàn toàn quen thuộc với các thành ngữ tiếng Anh khác nhau, nhưng lại hoàn toàn xa lạ với con người sinh học và/hoặc với các khái niệm như quan hệ t.ình d.ục hoặc bạo lực và/hoặc với một số từ tiếng Anh rất phổ biến cụ thể (chẳng hạn như "mèo").

16.Du lịch không gian là tuyệt vời và sẽ giải quyết tất cả các vấn đề của chúng tôi. [Chúng tôi đồng ý rằng du lịch không gian thì khá ngầu, nhưng chúng tôi thà rằng không có những điều như thế trong câu chuyện.]

17.Người đàn ông có một cô vợ khủng khiếp và tàn ác, cuối cùng thì anh ta giết chết (hoặc bỏ rơi) cô ta. Người đàn ông hoàn toàn vô tội, hiền lành, hòa nhã, và không đáng trách, và hắn giết vợ chỉ do một tai nạn, và thế là ổn.

18.Một nhân vật có một ý tưởng, trong khi đó những người khác chống lại nó bởi vì nó không tự nhiên, họ dành phần lớn thời gian của câu chuyện xào xáo lại lập luận chung của cả hai bên. [Tiết lộ: một trong những biên tập viên của chúng tôi đã từng viết một câu chuyện như thế này. Và không nhà xuất bản nào muốn in câu chuyện đó.]

19.Một người A kể một câu chuyện cho người B (hoặc một căn phòng đầy người) về người C.
a.Cuối cùng, hóa ra người B thực sự là người C (hoặc từ cùng một tổ chức).
b.Cuối cùng, hóa ra người A thực sự là người C (hoặc có mục tiêu tương tự).

20.Tác giả miêu tả những nhà chính trị như những kẻ ngu ngốc, điên, hay tàn ác, thường là thông qua châm biếm, mỉa mai, rập khuôn, và cường điệu.

21.Câu chuyện về các siêu anh hùng không bao giờ giải quyết được các vấn đề trần tục khi họ chạy vào trong thế giới thực.

22.Một công chúa đã bị h.ãm hiếp hoặc lạm dụng t.ình d.ục bởi cha cô (hoặc cha dượng), cũng tức là nhà vua.

23.Một người nào đó phát minh ra một bước đột phá y tế, công nghệ tuyệt vời, nhưng lại phát hiện ra rằng nó có những hậu quả không lường trước được. [Một lần nữa, đây là một yếu tố cốt truyện hoàn toàn tốt, nhưng chúng tôi không vui mừng khi đó là toàn bộ chủ điểm của câu chuyện.]

24.Nhân vật chính bị sỉ nhục, và kết thúc khi anh ta/cô ta giết một ai đó.

25.Những điều kỳ lạ và bí ẩn đang xảy ra. Và tiếp tục xảy ra. Và tiếp tục xảy ra. Hơn một nửa câu chuyện. Không ngừng. Thậm chí không cần một lời giải thích.
a.Nhân vật chính được bao quanh bởi những người có thể giải thích nhưng từ chối cung cấp câu trả lời.
b.Câu chuyện bao gồm chủ yếu là những yếu tố ngẫu nhiên mơ mộng siêu thực.

26.Tác giả giới thiệu tiền đề của họ về thế giới bên kia trông như thế nào; có rất ít hoặc không có câu chuyện nào được kể, trừ việc chứng minh tiền đề đó.
a.Địa ngục và thiên đàng hoạt động như các doanh nghiệp.
b.Thế giới bên kia là thực sự đơn điệu và buồn tẻ.
c.Thế giới bên kia là một bộ máy quan liêu.
d.Thế giới bên kia là hư vô.
e.Thế giới bên kia là nơi bạn gặp lại những người thân yêu của bạn.

27.Người đàn ông bị buộc bởi hoàn cảnh hay ma thuật để h.ãm hiếp một phụ nữ mặc dù anh thực sự không muốn.
Lý do chính để nhân vật nữ chính xuất hiện trong câu chuyện, và là phụ nữ, là để cô có thể bị h.ãm hiếp.

28.Nhân vật phản diện khiến nhân vật chính nghiện ngập và sau đó bắt đầu tăng giá chất gây nghiện, hủy hoại cuộc đời của nhân vật chính.

29.Những người mập được sử dụng như một dấu hiệu của cái ác, vô đạo đức, thường là với giả định bất thành văn là nó hoàn toàn rõ ràng rằng những người béo là vô đạo đức và kinh tởm. [Chú ý: Điều này không có nghĩa là tất cả các nhân vật béo trong câu chuyện phải là người tốt. Chúng tôi chỉ cảm thấy mệt mỏi khi nhìn thấy người béo được sử dụng như một cách viết tắt rẻ tiền của cái ác.]
a.Ai đó muốn giết người khác, và đó là hoàn toàn hợp lý bởi vì, sau khi tất cả, nạn nhân là một người béo mập.
b.Những câu chuyện dành rất nhiều thời gian mô tả rất kỹ lưỡng rằng nhân vật béo như thế nào, và điều đó khủng khiếp như thế nào
c.Tiếp xúc vật lý với một người béo được mặc định rõ ràng là ghê tởm.

30.Nhân vật chính đồng ý tham gia một kế hoạch hay hành động mặc dù không có đủ thông tin về nó, và mặc dù có những lo ngại rằng điều đó là xấu. Và cuối cùng, sau tất cả, đúng là điều đó xấu thật.

31.Gia đình những thiếu niên không hiểu chúng.

32.Những sinh vật đồ chơi, giống như những nhân vật trong Toy Story , tương tác với nhau.

33.Trong một câu chuyện hài hước/châm biếm, ma cà rồng và/hoặc những sinh vật siêu nhiên khác xuất hiện công khai và đòi hỏi được bỏ phiếu và các quyền khác, nhưng những người có thành kiến chống lại họ.

34.Vào cuối câu chuyện, một trong những nhân vật bắt đầu viết câu chuyện mà chúng ta đang đọc. (Thông thường, một số hoặc tất cả các đoạn mở đầu được lặp lại ở cuối)

35.Một nhân vật được giấu tên và, cuối cùng... là Đức Chúa Trời. Oh my god, bất ngờ quá!

36.Các đồ chơi mà nhân vật đang chơi với (hoặc các dự án mà họ đang làm việc với) hóa ra là trái đất hay vũ trụ.

37.Có một máy tính hoạt động theo một cơ chế khó hiểu có thể dự đoán cách thức của cái chết của một người bằng cách in nó trên một tờ giấy, máy tính không bao giờ sai, nhưng thường nó thực hiện trong cách đáng ngạc nhiên hoặc mỉa mai. [Không có gì sai với máy dự đoán cái chết, nhưng chúng tôi đã nhìn thấy một số lượng lớn các kịch bản bị từ chối.]

38.Câu chuyện được đặt trong một thế giới mà một số cơ cấu quyền lực phương Tây hiện đại bị đảo ngược, và chúng ta cảm thông với những người bị áp bức trong thế giới của những câu chuyện.
a.Phụ nữ có nhiều quyền lực hơn so với nam giới, và những người đàn ông bị áp bức thậm tệ.
b.Tất cả mọi người trong xã hội là gay và les, và những người bình thường được coi là hư hỏng.
c.Người da trắng bị áp bức bởi những người da màu.

39.Trẻ em có khả năng đặc biệt đang bị bắt cóc bởi các chính phủ và bị giam cầm và thử nghiệm trong phòng thí nghiệm.

40.Tiêu đề bao gồm toàn bộ một chuỗi các chữ số.

41.Em bé được đặt trong nguy hiểm, trong một cách giả tạo, để tăng cường nhân tạo sư căng thẳng của câu chuyện.

42.Một người nào đó gặp một số hiện tượng kỳ diệu hoặc dường như không thể. Cuối cùng, hóa ra nó là sự thật

43.Một nhân vật nói những điều mà các nhân vật khác cho là không hợp lý, hoang tưởng, hoặc rõ ràng là không thể, nhưng cuối cùng hóa ra nhân vật đó đã đúng!

44.Tác giả cố gắng để dẫn người đọc phải suy nghĩ một nhân vật sẽ chết, nhưng thay vào đó, nhân vật này được lưu trữ ký ức hoặc trải qua một số biến đổi khác nhưng không chết.

45.Người chết và sau đó đi lang thang xung quanh như một con ma.
a.Họ gặp những con ma khác, và những con ma này giúp họ đối diện với cái chết.
Họ đang bị mắc kẹt ở nơi mà họ chết hoặc trong cơ thể của họ. Trong một số trường hợp, cuối cùng họ tìm ra cách để đi lang thang trên thế giới.

46.Nhân vật nữ chính không được miêu tả trực tiếp mà chỉ thể hiện qua con mắt lý tưởng hóa của nhân vật nam chính.

47.Vấn đề của nhân loại (như chiến tranh, các vấn đề sức khỏe tâm thần, bệnh tật, hoặc các nhà lãnh đạo tha hóa) hóa ra được gây ra bởi người ngoài hành tinh, ma quỷ hay những sinh vật không phải là người.
 
Các bài viết trước giờ đều tập trung vào dòng văn học chính thống. Hôm nay nổi hứng viết một bài về dòng văn học mạng, tức là các thể loại truyện phổ biến hiện nay ở TTV. Vì vậy khi nhắc tới "truyện" trong bài này thì nên hiểu rằng chỉ đề cập tới các thể loại truyện mạng (kiếm hiệp, tiên hiệp, khoa huyễn, dị giới, huyền huyễn, vô hạn lưu, mạt thế lưu, đô thị...). Còn ai muốn xem về các phương pháp viết liên quan tới dòng văn học chính thống, xin xem các bài viết trước đây.

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÌNH TIẾT, NỘI DUNG TẠO NÊN MỘT TRUYỆN HAY

Bài viết này chỉ tập trung phân tích vào phần nội dung, còn các vấn đề khác như văn phong, ngữ pháp, cách dùng từ, cách bố cục... thì không bàn tới.

1.Cốt lõi xuyên suốt nội dung truyện :

Nếu để ý một chút sẽ dễ dàng nhận thấy cái cốt lõi xuyên suốt nội dung của hầu hết mọi truyện chính là anh chàng/cô nàng nhân vật chính và quá trình phát triển từ mạnh đến yếu của nhân vật này (ngoại lệ ở một số truyện, nhân vật chính đã vô đối ngay từ đầu nên cũng không cần quá trình phát triển, thay vào đó là quá trình nhân vật chính đi rong chơi phá phách bối cảnh truyện)

2.Sức mạnh tổng thể của nhân vật chính : tạm chia làm 5 yếu tố chính :

Yếu tố 1 : Trí tuệ và sức mạnh tinh thần : bao gồm trí thông minh, kiến thức, năng lực xử lý vấn đề, khả năng giao tiếp, khả năng thuyết phục, khả năng lãnh đạo, phản xạ tinh thần, ý chí...

Yếu tố 2 : sức mạnh thể chất và các yếu tố phù trợ : bao gồm sức mạnh cơ bắp, tùy thể loại truyện sẽ có thêm siêu năng lực, võ công, công pháp, phép thuật, ma pháp, kỹ năng...

Yếu tố 3 : Thế lực bảo vệ và thế lực chống lưng : có thể là một tổ chức hoặc một cá nhân. Nếu là tổ chức thì tùy thể loại truyện có thể là chính phủ, quân đội, triều đình, môn phái, giáo phái, gia tộc, gia đình, công ty, tập đoàn, tổ chức tôn giáo, tổ chức chính trị... nhưng đôi khi nó chỉ đơn giản là một băng cướp hoặc một băng nhóm côn đồ. Nếu là cá nhân thì thường là một người có quyền lực hoặc có sức mạnh siêu phàm, nói chung là khiến người khác phải nể phục hoặc e dè.

Yếu tố 4 : Lực lượng hỗ trợ : bao gồm đồng đội, bạn bè, đồng minh... và đàn em, học trò, cấp dưới, binh lính... tức là bao gồm những thế lực ngang hàng hoặc dưới cấp nhân vật chính có nhiệm vụ giúp đỡ, hỗ trợ nhân vật chính.

Yếu tố 5 : Công cụ hõ trợ : bao gồm vũ khí, pháp bảo, đồ nghề, công nghệ khoa học... tùy bối cảnh và tùy thể loại truyện.

Lưu ý : tất cả các nhân vật phụ và nhân vật phản diện đều có đủ 5 yếu tố trên như nhân vật chính, chỉ có điều ít được mô tả tỉ mỉ như nhân vật chính.

Các tác giả trước khi bắt tay vào viết nên dành chút thời gian để xây dựng trước 5 yếu tố này cho nhân vật chính và nhân vật phản diện chính, nếu rảnh xây dựng luôn cho các nhân vật phụ thì càng tốt. Chú ý mối liên hệ giữa các yếu tố tại mỗi thời điểm và giai đoạn của truyện. Ví dụ : giai đoạn khởi đầu truyện, nhân vật chính chỉ dựa vào yếu tố 1 và một chút lợi thế của yếu tố 5, yếu tố 3 và 4 hầu như không có. Đến giai đoạn giữa truyện, nhân vật chính đã xây dựng được thế lực cho bản thân, yếu tố 4 lại đóng vai trò chủ đạo...

Chú ý : các viết nhàm chán nhất là ngay từ đầu đã cho nhân vật chính yếu tố số 3 quá mạnh. Cách viết hay nhất là từ đầu đến cuối nhân vật chính có yếu tố số 3 rất yếu, còn nhân vật phụ và nhân vật phản diện có yếu tố số 3 mạnh. Như vậy nhân vật chính dùng yếu tố 1 và 2 để chống lại yếu tố 3 của kẻ thù sẽ thú vị và gay cấn hơn nhiều, tuy nhiên cách viết này rất khó, đòi hỏi tác giả phải có trí tuệ và kiến thức nhất định.

3. Xây dựng nhân vật có tính cách độc đáo, tưởng khó hóa ra lại dễ :
Bí quyết quan trọng nhất ở đây chỉ có một : KHÔNG ĐI VÀO LỐI MÒN.

Cái gì lặp lại quá nhiều sẽ trở nên sáo rỗng. Loại nhân vật sáo rỗng và khiến độc giả nhàm chán nhất chính là loại nhân vật nam chính lạnh lùng hoặc ngoài lạnh trong nóng. Ngoài lạnh trong nóng thực chất là từ để mô tả một thằng nhân vật có tâm hồn đàn bà ẻo lả yếu đuối nhưng bề ngoài lại tỏ ra mặt ngầu, tóm lại là một thằng đàn bà mặt ngầu. Các tác giả nên tránh xa loại nhân vật chính này ra, nhưng nếu cho nó làm nhân vật phụ hoặc nhân vật phản diện phụ để troll thì cũng khá hấp dẫn đấy
045.gif


Loại nhân vật nhàm chán thứ hai là loại nhân vật lưu manh. Loại nhân vật này hồi mới xuất hiện(Lộc Đỉnh Ký) hoặc vào thời hoàng kinh của nó (Cực Phẩm Gia Đinh...) cũng khá hot, nhưng bây giờ thì quá lỗi mốt rồi.

Để tạo ra được một kiểu nhân vật độc đáo, đặc sắc, thú vị, có chiều sâu thì tác giả hãy chịu khó suy ngẫm, sáng tạo, để trí tưởng tượng bay xa. Nếu không được ta vẫn còn một thứ công cụ đơn giản nhưng cực kỳ hữu dụng, đó là những tấm thẻ tính cách.
Cắt ra một số mảnh bìa hoặc mảnh giấy nhỏ gọi là những tấm thẻ dùng để ghi chữ, chia các tấm thẻ này thành các nhóm khác nhau. (tùy nhu cầu của tác giả cần mô tả nhân vật tỉ mỉ đến đâu mà chia thành số lượng nhóm nhiều hay ít)
Lấy ví dụ đơn giản sau :
Nhóm 1 (nhóm tuổi) gồm 5 thẻ trên đó ghi những số tuổi khác nhau : 12, 17, 22, 25, 30 (muốn dùng bao nhiêu thẻ trong nhóm này và muốn ghi những số nào thì tùy tác giả, 5 số ở đây chỉ mang ý nghĩa minh họa)
Nhóm 2 (quốc tịch) gồm 5 thẻ : Hoa Kỳ, Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Irắc
Nhóm 3 (nghề nghiệp) gồm 5 thẻ : giáo viên, học sinh, bác sĩ, nhà khoa học, lính đánh thuê
Nhóm 4 (tính cách) gồm ...
Nhóm 5 (giới tính) gồm 2 thẻ : nam, nữ
Nhóm 6 ....
...

Giả sử ta ghép thành nhân vật sau : nam 30 tuổi, quốc tịnh Irắc, lính đánh thuê. Dễ dàng nhận thấy nhân vật này rất bình thường, không có gì đặc sắc.

Nhưng ghép qua ghép lại 1 lúc ta lại ra được nhân vật như sau : nữ 12 tuổi, quốc tịch Việt Nam, lính đánh thuê... Rõ ràng nhân vật này thú vị và ấn tượng hơn nhân vật trên nhiều. Vần đề bây giờ chỉ là hợp lý hóa nhân vật này (tại sao một cô bé 12 tuổi lại trở thành lính đánh thuê? ...) rồi tìm cách đưa nó vào cốt truyện.

Giả sử bạn có 10 nhóm, mỗi nhóm 7 thẻ thì đã có thể tạo ra 7 lũy thừa 10 bằng 282 475 249 (gần 300 triệu) loại nhân vật khác nhau, tha hồ mà lựa chọn
thoimien.gif



Nếu không thích công cụ thẻ tích cách, vẫn còn 1 cách vô cùng đơn giản : chỉ cần đi ngược lại những mẫu nhân vật nhàm chán, bạn sẽ tạo ra những mẫu nhân vật đầy cá tính và độc đáo.

Ví dụ : nhân vật nhàm chán ngoài lạnh trong nóng. Ta đảo ngược nó lại thành nhân vật ngoài nóng trong lạnh, một nhân vật bề ngoài tỏ ra nồng nhiệt, tình cảm, ôn hòa, hiền lành nhưng bên trong lại là một con người vô cảm máu lạnh, sẵn sàng giết tất cả bạn bè, đồng đội, người yêu... để đạt được mục đích. Khá thú vị đấy chứ.
foyourinfo.gif

Ví dụ 2 : nhân vật không thích phụ nữ dễ tạo ra cảm giác rằng anh ta là gay và thích đàn ông. Vậy thì ta tạo ra một nhân vật ghét cả gay lẫn phụ nữ cho độc giả shock chơi
10.gif


Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số bài viết trước đây chuyên về vấn đề tạo nhân vật tại đây :

https://www.tangthuvien.vn/forum/show...3&postcount=25

https://www.tangthuvien.vn/forum/show...0&postcount=38

https://www.tangthuvien.vn/forum/show...02&postcount=6

4. Nhân vật ngu và yếu có được phép sống dai hay không ?

Trở lại vấn đề 5 yếu tố tạo nên sức mạnh tổng thể của nhân vật ở trên, giả sử nhân vật mà cả 5 yếu tố đều chẳng có yếu tố nào ra hồn thì có thể để nó sống dai một chút hay cho chết quách đi cho hợp lý?
foyourinfo.gif


Thực ra vấn đề này còn tùy thuộc vào môi trường và bối cảnh của truyện có khắc nghiêt hay không.

Nếu môi trường quá dễ dàng thì một nhân vật vừa ngu vừa dốt, tư chất cực kém, không có thế lực chống lưng, không kỹ năng, không đồng đội, không vũ khí ... cũng có thể sống sót dễ dàng từ đầu đến cuối truyện.

Nếu môi trường quá khắc nghiệt thì thậm chí những nhân vật được coi là thiên tài, thông minh tuyệt đỉnh, sức mạnh tràn trề cũng chết như ngã rạ.
034.gif


Tất nhiên yếu tố may mắn cũng phải được kể tới. Đôi khi một thằng ngu kém cỏi sống trong môi trường khắc nghiệt nhưng gặp may mắn liên tục thì nó cũng phất lên được. Nhưng làm ơn đừng cho thằng ngu đó làm nhân vật chính nha
11.gif


Lẽ dĩ nhiên cái gì dễ dãi quá thì không có kịch tính, không có cao trào, nhân vật cũng trở nên lười biếng, ỷ lại, tha hóa. Truyện phải có đủ độ khắc nghiệt thì mới hay, nhưng môi trường của truyện càng khắc nghiệt lại càng đòi hỏi tác giả phải có tay nghề cao.

Như vậy trong môi trường khắc nghiệt, đối với những nhân vật ngu thì tác giả cứ cho nó chết mẹ nó đi càng nhanh càng tốt.

Triệt để thi hành tiêu chí "Mỗi một hành động sai lầm đều phải trả giá cực đắt, đặc biệt là nhân vật chính."
045.gif
Làm được như vậy thì độc giả mới thích, chứ cứ để thằng nhân vật chính vừa ngu vừa gặp may thì chỉ làm độc giả bực mình bỏ truyện mà thôi.

Không phải cứ Vô hạn lưu hoặc Mạt thế lưu thì mới có môi trường khắc nghiệt, bất cứ thể loại nào cũng có thể tạo ra môi trường khắc nghiệt nếu tác giả biết cách sáng tạo và bố cục hợp lý.

5. YY như thế nào mới hay :

Đỉnh cao của YY chính là biết cách tự ngược.

Mục đích của YY là làm cho độc giả thấy sướng, thấy thích thú chứ không phải để phô trương cái ngu xuẩn và cái chảnh chó của nhân vật chính ra.

Hầu như ai cũng ghét nhân vật chảnh chó. Một tác giả khôn ngoan sẽ không tạo ra một nhân vật chính chảnh chó, cũng không tạo ra một nhân vật phản diện chính chảnh chó.

Muốn biết thứ gì làm độc giả thấy sướng thì tác giả phải tự đặt mình vào vai trò của độc giả để cảm nhận và suy ngẫm.

Tác giả hãy thử tưởng tượng đang chơi game RPG mà đi tới đâu vung tay một cái là quái chết tới đó, đồ xịn rải đầy đất không thèm nhặt, level tăng vùn vụt, đập boss cuối như đập chó... chơi như vậy có thích không, hay chỉ chơi được 10 phút là muốn đập máy ?
011.gif
Hoàn toàn nhàm chán, không hề có tính thử thách.

Tác giả hãy thử tưởng tượng đang chơi game RTS hay TBS mà giữa các phe thiếu tính cân bằng, hoặc Artificial intelligence (AI) quá ngu hoặc bug game quá nhiều, chỉ cần lợi dụng bug cũng đủ thắng thì có muốn chơi nữa không ?

2 yếu tố cực kỳ quan trọng của game cũng như truyện là : tính hợp lý và tính thử thách.


6. Các đại thần của truyện mạng Trung Quốc không có người nào là trẻ trâu :

Các tác giả đại thần không chỉ viết nhiều và còn đọc và học rất nhiều.

Một tác giả muốn viết về thể loại đấu trí tâm lý học ít nhất cũng phải đọc qua một vài quyển sách về tâm lý, thậm chí là nghiên cứu tỉ mỉ bài bản. Ví dụ như tác giả Vân Tỏa Tiêu Tương với truyện "Em gái ta là chủ thần"(我的主神妹妹)

Một tác giả viết về chiến tranh, đánh trận thời xưa ít nhất cũng phải nghiên cứu Binh Pháp Tôn Ngô (Binh Pháp Tôn Tử + Binh Pháp Ngô Khởi), phải đọc qua Đông Chu Liệt Quốc hay Tam Quốc Chí hay các sách lịch sử, muốn viết về chiến tranh hiện đại cũng phải có kiến thức về các loại máy bay, xe tăng, tàu chiến, súng ống ...

Một tác giả muốn viết thể loại khoa học viễn tưởng một cách hợp lý ít nhất cũng phải có kiến thức sơ đẳng về vật lý, cơ học cổ điển... rồi sau đó mới là những hiểu biết về các lĩnh vực sâu xa hơn như vật lý lượng tử, các giả thuyết về vũ trụ, không thời gian...

Một tác giả muốn viết thể loại Tây phương huyền huyễn cho dù có muốn phá cách hay không thì trước hết phải có kiến thức cơ sở về Dungeons & Dragons, rồi sau đó mới phát triển sáng tạo thêm.

Một tác giả muốn viết về làm ăn kinh doanh cũng phải có những hiểu biết đúng đắn về các quy luật kinh tế vi mô và vĩ mô.

Các tác giả Việt Nam thay vì cóp nhặt ý tưởng từ các truyện Trung Quốc rồi chắp ghép vào truyện của mình thì tốt hơn hết hãy nghiên cứu kiến thức cho bài bản rồi mới bắt tay vào viết, như vậy tác phẩm mới hợp lý và có chiều sâu trí tuệ.

Nguồn
 
Hiệu chỉnh:
×
Quay lại
Top