Nghiên cứu của tạp chí Kinh doanh Harvard: Càng chơi Facebook nhiều, bạn càng cảm thấy tồi tệ

Yannie chan

Hamano Michio
Thành viên thân thiết
Tham gia
23/6/2017
Bài viết
521
Ăn Facebook, ngủ Facebook, làm việc cũng Facebook… chúng ta đang dành cho mạng xã hội này quá nhiều thời gian của bản thân. Để đổi lại? Là cảm giác tồi tệ hơn.
Theo dữ liệu được Facebook công bố năm ngoái, hàng ngày trung bình mỗi người dành một giờ để truy cập mạng xã hội này. Một khảo sát khác của Deloitte thì chỉ ra rằng hành động lướt qua mạng xã hội là việc đầu tiên mọi người làm mỗi sáng, thậm chí trước cả khi ra khỏi gi.ường.

Chúng ta đều được biết tương tác xã hội là thứ cốt lõi và cần thiết cho cuộc sống con người. Nhiều nghiên cứu xác nhận rằng hầu hết mọi người phát triển nhờ có mối quan hệ khăng khít và lành mạnh với người khác. Các nghiên cứu trên được tiến hành trong thế giới thực, tương tác mặt đối mặt.

Vậy điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta tương tác qua màn hình điện tử? Khi mà suy nghĩ đầu tiên khi thức dậy là với lấy điện thoại, con người liệu có chịu những tác động lâu dài nào không?

q1-1-1502787757499.jpg

Những nghiên cứu trước đây cho thấy việc sử dụng mạng xã hội có thể làm giảm các mối quan hệ tương tác trực tiếp ngoài đời thực, giảm chú tâm vào các hoạt động ý nghĩa, gia tăng tính chây ì, dẫn đến nghiện Internet; và điều quan trọng là càng dùng Facebook nhiều, chúng ta càng cảm thấy tự ti vì nhận thấy mình thua kém mọi người. Trên mạng xã hội mọi người chỉ thể hiện những khía cạnh tích cực nhất của họ, kết quả khiến mọi người lao vào so sánh để thấy mình không bằng người khác.

Sự thật có phải như vậy không?

Một số người hoài nghi lập luận rằng những người có cuộc sống tồi tệ thường có xu hướng dùng mạng xã hội nhiều, chứ không phải mạng xã hội làm cho cuộc sống họ tồi tệ. Một số khác lại nói rằng mạng xã hội có tác động tích cực trong việc tăng cường kết nối xã hội và củng cố các mối quan hệ sẵn có.

q2-1-1502787757503.jpg

Tạp chí Kinh doanh Harvard đã thực hiện một nghiên cứu nhằm làm rõ hơn mối quan hệ giữa việc sử dụng mạng xã hội và mức độ hạnh phúc. Trong bảng nghiên cứu, họ sử dụng ba đường đồ thị tương ứng với 3 năm 2013, 2014 và 2015 của hơn 5 nghìn người trưởng thành (chính xác là 5208 người) đến từ khắp nước Mỹ, kết hợp với các thống kê của Facebook. Mục tiêu là đo đếm mức độ hạnh phúc thay đổi như thế nào trong thời gian sử dụng Facebook.

Thử nghiệm này nghiên cứu tác động của các hoạt động trên Facebook và các hoạt động ngoài đời thực tới sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tinh thần và độ thoả mãn cuộc sống, cũng như chỉ số sức khoẻ tổng thể (BMI). Biện pháp đo lường của Facebook bao gồm lượt thích bài người khác, số lần tạo bài đăng của mình, và số lần truy cập link. Sau đó sẽ đối chiếu với cuộc sống thực của các tình nguyện viên.

Tổng kết lại, nghiên cứu cho thấy trong khi cuộc sống thực mang lại tác động tích cực cho mức độ hạnh phúc, thì Facebook đem đến tác động ngược lại. Kết quả cho ra mối liên kết chặt chẽ với sức khỏe tinh thần, đa số các biện pháp đo của Facebook đều tiên lượng trước sự suy nhược tâm lý của tình nguyện viên trong vòng một năm sau đó.

q3-1-1502787757505.jpg

Họ nhận thấy "việc thích bài chia sẻ của bạn bè lẫn truy cập link đều dẫn tới sự suy nhược sức khỏe thế chất, sức khỏe tinh thần, và mức độ hài lòng cuộc sống."

Các nhà nghiên cứu Harvard tin rằng kết quả của họ có thể áp dụng với các loại hình truyền thông xã hội khác.

Họ kết luận:

"Tiếp xúc nhiều với hình ảnh trau chuốt của người khác dễ dẫn đến việc so sánh không lành mạnh, và tương tác thái quá qua mạng xã hội có thể làm giảm kinh nghiệm thực tế. Rõ ràng là tương tác trực tuyến không thể thay thế cho việc gặp gỡ ngoài đời."

Giờ thì bạn biết sáng mai thức dậy, việc đầu tiên mình cần làm là gì rồi đấy. Ok, thực ra có thể bạn chưa biết, nhưng hãy chắc chắn rằng việc đó không phải là cầm điện thoại lướt Facebook.
 
Đúng, mình rất ghét Facebook, nhưng mình chỉ lướt Ksv mà thôi :p
 
×
Quay lại
Top