Nghẽn tắc động mạch phổi

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
NGHẼN TẮC ĐỘNG MẠCH PHỔI
PGS. TS. Chu Hoàng Vân
I. ĐẠI CƯƠNG

1. Nghẽn tắc động mạch phổi (nhồi máu phổi) là một bệnh lý nặng nề là nguyên nhân quan trọng của tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở bệnh nhân đang điều trị, có ý nghĩa lớn trong lâm sàng.

- Tắc động mạch phổi (TĐMF) có thể xảy ra ở ĐMF chính, một nhánh lớn hoặc nhiều nhánh do các vật ngoại lai gây ra từ các tĩnh mạch sâu (cục máu, hạt mỡ, khí…) trong các điều kiện thuận sau phẫu thuật hoặc các bệnh nội khoa mãn tính bất động lâu…

- Tiên lượng bệnh tùy theo các loại rối loạn huyết động, phương tiện biện pháp chẩn đoán và can thiệp điều trị sớm hay muộn.

2. Sinh lý bệnh:

Tắc đột ngột động mạch phổi (hoặc một nhánh) sẽ dẫn đến 2 bệnh lý là rối loạn chức năng thất phải và rối loạn trao đổi khí (hoặc tử vong nhanh chóng).

- TĐMF làm tăng sức cản mạch phổi, tăng hậu gánh thất phải, tăng áp lực buồng thất phải, tăng nhu cầu ô xy và thiếu máu cơ tim giảm chức năng và tống máu thất phải, giãn thất phải gây giảm đổ đầy và tiền gánh thất trái. Gây ra cung lượng tim giảm huyết áp giảm, nhịp tim nhanh, tưới máu vành giảm làm nặng thêm chức năng ở thất, tạo ra vòng xoắn bệnh lý gây sốc tim.

- Rối loạn trao đổi khí ở bệnh nhân TĐMF phức tạp, liên quan đến kích thước, tính chất của nghẽn, mức độ tổn thương, thời gian tắc và tình trạng bệnh tim, phổi trước đó. Biểu hiện của những hiện tượng này thường gặp là giảm ô xy máu, bất tương hợp giữa thông khí và tưới máu (V/Q), V/Q giảm, PaO2 giảm.

Tắc mạch phổi nhỏ khi diện tắc mạch £ 20% và tắc mạch phổi diện rộng khi diện tắc ³ 50% hoặc tắc ³ 2 động mạch của hai thùy phổi.

3. Nguyên nhân tắc động mạch: Tắc động mạch phổi có thể xảy ra ở ĐMF chính, một nhánh lớn hoặc nhiều nhánh do các vật ngoại lai gây ra từ các tĩnh mạch sâu (cục máu, hạt mỡ, khí…) trong các điều kiện thuận sau phẫu thuật hoặc các bệnh nội khoa mãn tính bất động lâu…

3.1. Từ các tĩnh mạch sâu:

- Cục máu đông tách ra từ huyết khối tĩnh mạch ở chi dưới, ở nhĩ phải, thất gặp 90% các trường hợp.

- Hạt mỡ từ hệ TM lên phổi, qua mao mạch phổi vào đai tuần hoàn.

- Khí từ hệ TM vào thất phải cản trở máu tống lên phổi, hoặc gây nghẽn tắc tiểu động mạch phổi (thường phải có ³ 100ml khí mới gây tắc nghẽn).

3.2. Những yếu tố thuận lợi gây TĐMF:

- Ngoại khoa: Sau chấn thương, sau phẫu thuật vùng bụng, vùng chậu, sau mổ tiết niệu, sản khoa và sau đẻ…

- Nội khoa: Các bệnh tim phổi mạn tính nằm bất động lâu. Bệnh nhân thiếu hụt kháng Thrombin III protein C hoặc dùng nhiều thuốc tránh thai có Oestrogen, progesterol…

II. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:
III. CẬN LÂM SÀNG:
IV. CHẨN ĐOÁN:
V. ĐIỀU TRỊ:
......
Các bạn có thể xem chi tiết bên dưới
ST
 

Đính kèm

  • NGHẼN TẮC ĐỘNG MẠCH PHỔI.docx
    21,2 KB · Lượt xem: 160
×
Quay lại
Top