nghề thủ công mỹ nghệ lại gắn liền với làng ve chai ?

phelieusatthep

Thu mua sắt phế liệu giá cao Thành Minh
Tham gia
27/10/2016
Bài viết
0
nghề thủ công mỹ nghệ lại gắn liền với làng ve chai ?
Từ một địa danh nức tiếng trong vùng về sự tài hoa khéo léo đan lát mây tre, nay vì sao tổ dân phố Thọ Đơn (P.Quảng Thọ, TX.Ba Đồn, Quảng Bình) lại gắn liền với nghiệp ve chai?
Ve chai, đồng nát hay nhôm nhựa đều mang nghĩa như nhau, là nói về những người đi thu mua nhôm phế liệu, đồ đạc hư hỏng thải loại về nhập bán tái chế. Nhưng người Thọ Đơn quen gọi là nhôm nhựa.
Xế chiều, sau một ngày rong ruổi “ăn hàng” tứ xứ, mọi nhôm nhựa cùng trở về Thọ Đơn trên con đường nhựa nhấp nhô ổ gà. Đàn ông có, đàn bà cũng có. Họ như những con ong quay về tổ trên những chiếc xe máy cà tàng rách nát, dĩ nhiên chất chồng đầy bao bì, đồ đạc cũ. Có người may mắn kiếm được nhiều nên dùng xe ba gác chở. Có xe về nhà tích trữ, xe khác tấp vào đại lý thu mua nhập hàng lấy tiền tươi luôn. Tiếng xáo trộn, cân đong, bốc vác loảng xoảng khắp nơi.


nhng-thung-phi-chua-chat-thai-cua-cac-tiem-phe-lieu.jpg


Đợi người đàn ông mặc bộ đồ màu xanh chạy chiếc xe máy không đuôi, không biển số nhập hàng xong, tôi vẫy tay xin ông theo về nhà. Phập phồng sợ ông không đồng ý thì ông nở nụ cười hiền lành rồi gật đầu nhanh gọn. Ông là Đoàn Văn Biểu, nhà ở gần cuối rìa làng. Không phải mái cao cửa rộng nhưng cũng đủ thoáng mát, kiên cố cho vợ chồng ông và con cháu sinh sống. Ông dấn thân vào nghề nhôm nhựa đã 10 năm; nay ở tuổi 52 nhưng ngày nào ông Biểu cũng cưỡi con xe gần như chỉ có khung và bộ giá sắt đèo hàng vượt hơn 70 cây số đến H.Tuyên Hóa săn nhôm nhựa. Hỏi sao không đi mua chỗ khác, ông bảo: “Trước kia cũng có ra tận ngoài Hà Tĩnh nhưng mình làm đâu quen đó, quen đường sá, quen người dân rồi”.

Tổ trưởng tổ dân phố Thọ Đơn Đoàn Xuân Vương chở tôi bằng xe máy lòng vòng qua những con đường làng đổ bê tông, hai bên nhà cửa san sát và đầy ve chai. Ông bảo, ở Thọ Đơn giờ có hơn 500 hộ làm nghề thu mua đồng phế liệu, ve chai. Tôi tỏ ra hoài nghi thì tổ trưởng Vương nhẩm tính cho nghe: cả làng có 827 hộ với 24.000 khẩu, trừ khoảng 200 hộ ở xóm ngoài không làm, còn lại hơn 500 hộ đều làm.
Làng Thọ Đơn “lên đời” tổ dân phố đã hơn 5 năm kể từ ngày chia tách H.Quảng Trạch và lập TX.Ba Đồn nhưng dáng dấp làng vẫn còn đó; có chăng là sự thay đổi tên gọi hành chính và những con đường được gắn bảng tên. Nơi đây đất chật người đông, dân số còn đông hơn nhiều xã khác. Nghèo đói là câu chuyện ám ảnh người làng từ thuở xa xưa đến tận bây giờ. Làng nông nghiệp nhưng đất sản xuất quá ít khiến bà con loay hoay tìm kế sinh nhai.
Mới đây thôi, trẻ con làng đua nhau bỏ học, từng đoàn nhảy xe đò vào TP.Đồng Hới làm nghề đánh giày. Sáng đi tối về. Nhiều nhóm lang thang đến vài ba ngày không chịu về, tối lại ngủ trong các điểm rút tiền ATM hoặc dưới các mái hiên. Đứa nào chịu khó cũng kiếm được vài ba trăm nghìn mỗi ngày, số tiền bố mẹ ở nhà chẳng dám mơ đến. Từ đó, số lượng trẻ đánh giày ngày một tăng, có gia đình đi cả 3 anh em. Ngoài vấn nạn bỏ học còn phát sinh nhiều hệ lụy như tiềm ẩn tai nạn giao thông, trộm vặt, ăn xin, gây lộn khiến xã và thôn phải tốn không biết bao nhiêu công sức, giấy mực.
 
×
Quay lại
Top